29-07-2009
Bị cầm tù vì luyện tập Pháp Luân Công, phải đóng gói 8.000 đôi đũa mỗi ngày.
Hùng Vệ (Xiong Wei) đã trải qua hai năm trong một trại lao động ở Trung Quốc. Tội của cô là tham gia vào hoạt động tinh thần Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc.
Trong triển lãm ngày 20 tháng 7 tại Praha và lễ thắp nến tưởng niệm 10 năm Chính quyền Trung Quốc cấm Pháp Luân Công, cô Hùng đã kể lại những gì cô đã trải qua, chớp nhoáng tách cô khỏi công việc ở Đức và bị bắt cóc giữa ban ngày trên đường phố Bắc Kinh.
Thực tế, phong trào Pháp Luân Công, bắt nguồn từ Phật gia và Đạo gia, gồm các bài luyện tập động tác và tinh thần. Được ông Lý Hồng Chí sáng lập vào năm 1992, Pháp Luân Công dựa theo nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn.” Hoạt động này trông giống với hình thức tôn giáo xét về một khía cạnh nào đó, nhưng không có hình thức thờ cúng. Tuy nhiên, trên 114 quốc gia nơi Pháp Luân Công được phổ biến, Trung Quốc là đất nước duy nhất bức hại các học viên. Có hơn 100 triệu người theo môn này nhưng Chính phủ Trung Quốc chỉ tính là 70 triệu người. Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, hai phần ba số trường hợp bị tra tấn ở Trung Quốc là nhằm vào những người theo tập Pháp Luân Công.
Đức tin của bản thân đã khiến cô Hùng bị tống giam tại một trại lao động ở Trung Quốc. Nhờ có sự quan tâm sâu sắc của dư luận và chiến dịch đòi thả tự do cho cô do cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroder đứng đầu, cô đã được ra khỏi trại vào tháng 1 năm 2004, sau hai năm bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì phân phát tài liệu tuyên truyền. Cô Hùng đã sống ở Đức 10 năm, theo học tại Đại học Kỹ thuật Berlin, và sau đó làm việc cho Công ty năng lượng Buderus của Đức, chính công ty sau này cử cô qua Bắc Kinh. Trong năm cuối cô ở Đức, cô biết về Pháp Luân Công và thấy rằng môn này đã giúp cô giải quyết được các vấn đề ốm đau, sự thất vọng và rất nhiều những vấn đề về sức khỏe.
“Da dẻ của tôi thực sự rất tệ, và tôi rất lo lắng, và chỉ sau vài tuần tập Pháp Luân Công, tôi bắt đầu thấy tốt hơn rất nhiều. Tôi không thể tin được điều đó.” cô ấy nói.
Trở lại Bắc Kinh, cô Hùng phấn khởi về những hiệu quả này đến nỗi cô thấy rằng mình nhất định phải nói cho mọi người biết. Cô đặt một máy in và phần mềm cho phép truy cập vào các trang web của Pháp Luân Công đang bị cấm ở Trung Quốc, và bắt đầu in các tờ rơi; Chính vì điều này khiến mà sau này cô bị bắt giam.
Ngày cô bị bắt, ba người đàn ông có vẻ như là cảnh sát chìm đã bắt cô giữa ban ngày và tống cô vào thùng xe ô tô.
“Họ thậm chí còn chẳng nói cho tôi biết họ là cảnh sát chìm” cô cho biết thêm, cảnh sát Trung Quốc được thưởng tiền nếu họ bắt được những người tập Pháp Luân Công.
Sau 8 giờ đồng hồ ở trong một căn phòng mà chỉ có thể đứng dựa vào tường, cô Hùng bị chuyển tới một trại lao động nữ ở Đại Hưng, ngoại ô Bắc Kinh, nơi cô bị bắt phải đóng gói 6.000 đến 8.000 đôi đũa mỗi ngày. Mức độ hình phạt nếu không hoàn thành công việc tăng lên khủng khiếp trong hai năm cô ở đó, từ việc cấm không cho ngủ, cho đến bị ép phải ở tư thế thu mình lại trong 18 tiếng đồng hồ và không được dùng nhà vệ sinh. Quốc hội Hoa Kỳ ước tính có khoảng một nửa số người trong trại lao động Trung Quốc có liên quan tới Pháp Luân Công. Cô Hùng đã tự tránh được các hình thức tra tấn dã man nhất bởi ngay từ đầu, cô là một trường hợp đặc biệt, tạo ra một làn sóng thư và ủng hộ từ Hội Nhân quyền Quốc tế.
“Các lính gác biết rằng chúng không thể để lại những vết đòn tra tấn trên người tôi được, vì có thể sau đó, nó sẽ thu hút dư luận quốc tế.” cô nói.
Tuy nhiên, những năm trong trại lao động đã gây ra nhiều hậu quả. “Tôi bị sụt 14 cân [31 pounds]. Khi anh trai nhìn thấy tôi, anh hỏi có phải tôi đã phẫu thuật mặt không.” cô Hùng kể lại.
Năm năm sau khi được thả, cô Hùng hiện đang sống sống ở Frankfurt, và nói rằng Trung Quốc giống “như một nhà tù lớn.” Cô nói về hiểu biết của bản thân về Cộng hòa Séc và Đông Đức cũ, bởi vì, theo cô, chế độ độc tài trong quá khứ khiến con người ta có cùng trải nghiệm và theo dõi câu chuyện của cô trong bối cảnh như vậy.
Nguồn: https://www.praguepost.com/tempo/1868-woman-tells-of-life-in-chinese-labor-camp.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/1/109672.html
Đăng ngày 02-08-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.