[MINH HUỆ 04-06-2009] Đã 20 năm trôi qua kể từ cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, và chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn không ‘động đậy’ đến một centimet.

Chính quyền không có lý do gì để ân hận về những cuộc đàn áp mang tính giết chóc trong “những cơn bão chính trị vào cuối những năm 1980,” một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh đã trả lời phóng viên vào tháng trước. “Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội. Sự thật đã chứng minh rằng con đường ‘chủ nghĩa xã hội’ mang đặc tính Trung Quốc mà chúng tôi theo đuổi chính là lợi ích cơ bản của nhân dân chúng tôi.”

Như một cách nói lái của ‘độc tài’‘bạo lực’, “con đường chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Quốc” có thể không tới mức khi nói đến “Đại nhảy vọt” hay “Đại Cách mạng Văn hóa” Và chắc chắn rằng sự sung túc về mặt vật chất và sự hối hả của chủ nghĩa tư bản mà đại diện nhiều hơn cho Trung Quốc trong thế kỷ 21 là khác quá xa so với những nạn đói lớn và sự hỗn loạn không sao tả xiết đã tàn phá Trung Quốc trong thế kỷ 20. Nhưng không hề sai khi nói: Tập đoàn chính trị ở Bắc Kinh ngày nay không tốt bụng hay hiền lành hơn so với chính nó tại Thiên An Môn 20 năm trước đây, và không thiếu sự chuẩn bị hơn để đè bẹp bất cứ ai chống lại sự nắm giữ quyền lực của nó.

Có lẽ ngày nay không gì minh họa tốt hơn bản chất độc tài của các nhà cầm quyền Trung Quốc ngoài cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, một môn tập luyện thiền định với tín ngưỡng tinh thần, cộng thêm nguyên lý đạo đức về Chân Thiện Nhẫn. Nếu xét theo các tiêu chuẩn văn minh, thật không thể nào hiểu nổi một điều vô hại và yên hòa như vậy lại khơi dậy một cuộc đàn áp đẫm máu. Nhưng chính quyền man rợ tại Trung Quốc lo sợ bất cứ động thái nào nằm ngoài sự kiểm soát của nó, và Pháp Luân Công – với những giá trị tinh thần khác biệt hoàn toàn với nguyên tắc hành xử theo kiểu Stalin của chế độ – điều đã thu hút hàng chục triệu người ủng hộ, độc lập với Đảng Cộng sản.

Không có gì quỷ quyệt hơn chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công kéo dài khoảng một thập kỷ vừa qua của Bắc Kinh. Tại https://faluninfo.net/gallery/12 (Bản tiếng Việt), Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã miêu tả một vài thủ đoạn tra tấn mà chính quyền dùng để ‘bẻ gẫy’ các học viên Pháp Luân Công. Hãy lấy “đốt” làm ví dụ. Trong hàng trăm trường hợp được báo cáo, cảnh sát hay quản lý trại lao động đã sử dụng thuốc lá, bật lửa, hay thanh sắt nung nóng để đốt mặt, tay chân và cơ quan sinh dục của các học viên Pháp Luân Công.

Những nạn nhân khác có thể bị nhốt vào hầm nước – những chiếc lống khóa chặt nhúng trong nước dơ bẩn. “Một vài hầm nước…có đinh sắc nhô ra ở mặt trong của chiếc lồng chật hẹp,” Trung tâm báo cáo. “Bình thường, hầm nước là những căn phòng được giấu rất kỹ hay là các xà lim, nơi mà các học viên bị bắt phải ở đó trong nhiều ngày đêm trong bóng tối hoàn toàn. Nước thì thường là cực kỳ bẩn thỉu, chứa rác rưởi và nước cống và làm cho nạn nhân bị mưng mủ.” Những thủ đoạn tra tấn khác gồm có giật điện, “bức thực” tàn bạo bằng nước muối mặn hay nước hạt tiêu nóng, và tiêm những thuốc phá hủy hệ thần kinh, điều có thể gây ra “trạng thái đau đớn kinh khủng cả về thể xác và tinh thần.”

Các bên độc lập và bên thứ ba đã đưa ra nhiều cảnh báo về cuộc chiến vô nhân tính của chế độ của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề xét xử ngoại tụng đã trích dẫn báo cáo về “vở kịch đau lòng” của các tù nhân Pháp Luân Công đang chết dần chết mòn vì bị ngược đãi trong các nơi giam giữ, và lưu ý rằng “sự độc ác và tàn bạo của những hành động tra tấn bị cáo buộc này là ngoài sức mô tả.” Tổ chức Ân xá quốc tế và Tổ chức theo dõi nhân quyền đã liên tục nhấn mạnh về nỗi đau cưỡng chế lên các học viên Pháp Luân Công. Cũng như vậy là một nhóm các nhà luật sư dũng cảm tột bực, trong đó có Cao Trí Thịnh và Li Heping. Vào năm 2007, luật sư người Canada, ông David Kilgour, một cựu công tố viên và đại biểu Quốc hội, là đồng tác giả của bản báo cáo chi tiết về việc mổ cắp nội tạng có hệ thống từ tù nhân là các học viên Pháp Luân Công nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng siêu lợi nhuận tại Trung Quốc.

Tất cả những sự hung bạo này, tất nhiên, chỉ nhằm đi trên con đường chật hẹp“chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Quốc” mà Bắc Kinh cứng rắn bảo vệ. Chính quyền tại Trung Quốc cũng không ít dữ tợn hơn trong cuộc bức hại những người Công giáo mộ đạo, những phật tử Tây Tạng, những người bất đồng chính kiến đi tìm kiếm tự do, những nhà báo không theo đường lối của Đảng, vô số tù nhân trong các trại “cải tạo lao động”, hay là những phụ nữ muốn tự quyết định mình nên có bao nhiêu đứa con.

Hai mươi năm sau những tiếng gào thét, những vũng máu và cảnh giết chóc tại quảng trường Thiên An Môn, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn là một nhà ngục khổng lồ. “Trung Quốc là một chế độ đàn áp trước nhất và đứng đầu,” lời bình luận của học giả Ross Terrill. “Chìa khóa bất biến trong tất cả các chính sách của Bắc Kinh là quốc gia phải được cai trị bởi một nền độc tài theo kiểu Lê Nin và tiếp tục phải được giữ như vậy.” Đó là sự thật vào năm 1989. Nó vẫn còn đúng cho đến tận ngày nay.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/4/108008.html

Đăng ngày 08-06-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share