[MINH HUỆ 21-07-2009]
Các học viên vẫn đang bị bắt giữ, bị ngược đãi và bị đưa đến các trại lao động với số lượng lớn.
Mười năm sau khi Trung Quốc thi hành chính sách bức hại Pháp Luân Công, nhiều học viên vẫn đang bị bắt giữ, bị ngược đãi và rất nhiều người đã bị đưa đến các trại lao động.
Do các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã tụ họp lại vào cuối tuần này để phản đối sự ngược đãi của chính phủ Trung Quốc, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đặc biệt nhấn mạnh trường hợp một đôi vợ chồng già có con gái sống ở Anh quốc đã bất ngờ bị bắt giữ bởi nhân viên đội an ninh quốc gia tại khu Nội Mông vào một đêm tháng trước.
Mặc dù những hình ảnh về vụ đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn một thập kỉ trước khi sự bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, đã trở thành tư tưởng chủ đạo của của phương Tây về sự áp bức của nhà nước Trung Quốc, sự đối xử với Pháp Luân Công – những người tu luyện tâm thân hiện đại được gọi là khí công- còn đi xa hơn.
Có khoảng từ 60 đến 100 triệu học viên được cho là đã bị tra tấn và bị chuyển đến các bệnh viện tâm thần và trại cải tạo, là nơi mà họ bị buộc phải từ bỏ niềm tin của họ và phải khai tên những học viên khác.
Theo tổ chức Ân Xá, có mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ một cách tùy tiện ở Trung Quốc từ khi môn tập đã bị cấm do là “ một mối nguy hại đến ổn định chính trị và xã hội” vào tháng 7 năm 1999. Những người bị buộc tội là cầm đầu và tổ chức đều đã bị bỏ tù. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều bị đưa đi cải tạo ở các trại lao động mà không qua xét xử và thường không có sự tham gia của luật sư.
Cô Natalie Kiều, sống tại Watford, Hertfordshire, là con gái của ông Kiều và bà Diễm, cả hai đã 60 tuổi và đã bị bắt tại thành phố Huhot thuộc khu Nội Mông vào tháng 6. Cô Kiều sẽ đưa đơn thỉnh nguyện cho họ và cho sự bức hại Pháp Luân Công tới phố Downing vào ngày mai.
“ Chúng tôi không được phép nói chuyện với họ. Khi chúng tôi gọi đến đội an ninh quốc gia, chúng nói rằng cha mẹ tôi đã không hợp tác” theo lời cô Kiều. “ Nghĩa là cha mẹ cô đã không chịu viết thư lăng mạ Pháp Luân Công hoặc không khai tên các học viên khác”
Kate Allen, giám đốc tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại Anh Quốc, đã nói rằng: “ Chuyện của Natalie Kiều là một câu chuyện đau buồn. Cha mẹ cô đã dự định đến Anh để thăm cháu ngoại vào cuối tháng. Và bây giờ thay vì chuẩn bị cho lần thăm cháu của cha mẹ cô, cô Kiều đang lo lắng về sự an toàn của cha mẹ cô tại một trại tạm giam ở Trung Quốc.
Nguồn: https://www.buzzle.com/articles/287625.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/21/109342.html
Đăng ngày 25-07-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản