Bài của Zhongyan

[Minh Huệ] Vào ngày 28 tháng 6, 2004, vì không muốn bị kiện ra toà bởi các đệ tử Pháp Luân Công trong chuyến viếng thăm Nam Phi của Phó bí thư Trung quốc Zeng Qinghong, y đã thuê những tay thổ phỉ địa phương để ngăn chận các đệ tử Pháp Luân Công không cho họ tiến hành những dự định mà họ đã sắp đặt để kiện y ra toà. Việc bắn các đệ tử Pháp Luân Công này đã gây ra những mối quan tâm cho cộng đồng quốc tế, và sự vụ này làm biểu lộ rõ ràng tính chất tội ác của chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang và đám hầu đoàn của y.

Trong 5 năm qua tại Trung quốc, Giang đã ra lệnh cho đám hầu đoàn: “Bôi nhọ thanh danh, phá sản về tài chánh, và tận diệt thân thể” và “đánh chết bất cứ đệ tử Pháp Luân Công nào và báo là họ tự sát”. Bên ngoài Trung quốc, chính sách khủng bố Pháp Luân Công đã được thực hiện một cách bí mật, chu đáo hơn để che đậy hành vi của họ. Tuy nhiên việc bắn các đệ tử Pháp Luân Công đã xảy ra ngày hôm qua đã thể hiện quá rõ ràng hành vi bạo ngược cuả Giang và đám hầu đoàn của y.

Các đệ tử Pháp Luân Công tin tưởng vào chân lý “Chân Thiện Nhẫn” và không chấp nhận chính sách khủng bố, phỉ báng, bức hại đến chân lý này cũng như đến các đệ tử Pháp Luân Công; chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang và đám hầu đoàn không những bức hại cá nhân các đệ tử mà còn hủ hoại đạo đức của nhân loại. Từ sự việc bắn giết này, rõ ràng là mối đe doạ này không chỉ xảy ra tại Trung quốc mà còn lan rộng ra cả thế giới nữa.

Việc bắn giết thể hiện sự tuyệt vọng và sợ hãi của bọn tà ác.

Khi lãnh tụ mà đi thuê thổ phỉ để đe doạ, bịt miệng những tiếng nói của công lý, thì đó chính là biểu hiện của sự tuyệt vọng và sợ hãi của họ. Theo đài Tiếng nói Tự do Á châu, khi phái đoàn Trung quốc thăm viếng Đức quốc, họ đã dịch câu biểu ngữ “Đưa Giang ra trước công lý” là “kết án tử hình cho Giang”. Điều này đã gây ra nhiều sự hiểu lầm cho Bộ ngoại giao Đức và những người Hoa có mặt ở đó. Một bác sĩ tâm thần Đức tham gia trong buổi lễ đó giải thích rằng điều này phát sinh là do bởi trạng thái tâm lý của họ. Nó biểu lộ rõ ràng là những người trực tiếp khủng bố và những người tham gia khủng bố đều hiểu rõ hậu quả việc làm của họ về việc vi phạm công pháp quốc tế của họ.

Nỗi sợ hãi đã bắt Giang Trạch Dân đi vào một khách sạn lộng lẫy, sang trọng tại Chicago bằng của sau chỉ dùng để đổ rác, hầu tránh mặt với các đệ tử ôn hoà Pháp Luân Công; chính nỗi sợ này đã bắt tên đầu sỏ khủng bố phải dùng tât cả các phương tiện, miếng mồi kinh tế, ngoại giao để áp đặt các quốc gia khác không cho các đệ tử Pháp Luân Công biểu tình ôn hoà. Càng ngày càng nhiều người hiểu biết thêm về sự thật của chính sách khủng bố; chính sự sợ hãi đã bắt buộc các lãnh tụ phải thuê thổ phỉ để ám hại các đệ tử của Chân Thiện Nhẫn. Dường như càng nhiều người ủng hộ, tham gia việc đưa Giang và đám hầu đoàn ra trước công lý càng làm cho nỗi sợ hãi càng lớn hơn, và chúng càng hoảng sợ đến nỗi phải thuê thổ phỉ tấn công các đệ tử Pháp Luân Công tại hải ngoại.

Vì sự an bình và tốt lành cho mọi người trên thế giới, chúng ta phải chấm dứt chính sách khủng bố này.

Chúng tôi tin tưởng rằng việc cố tình bắn giết các đệ tử Pháp Luân Công sẽ làm cho các chính phủ, tổ chức và nhân loại trên toàn thế giới hiểu rõ hơn về tính chất, sự thật của chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang và đám hầu đoàn. Bị trực tiếp khủng bố bức hại bởi Giang và đám hầu đoàn, bất cứ sự chấp nhận nào cũng sẽ mang đến hậu quả trầm trọng và những khốn đốn không bao giờ dứt cho cả quốc gia. Vì hoà bình và tốt lành cho mọi người trên thế giới, tất cả chúng ta hãy vạch trần tội ác khủng bố do Giang và đám hầu đoàn chủ xướng cho toàn thế giới thấy rõ. Chúng ta phải chấm dứt chính sách khủng bố này.

Cảnh trên: Khi thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) thăm viếng Đức quốc vào đầu tháng 5, 2004, nhiều đệ tử Pháp Luân Công giăng biểu ngữ “Đón mừng Wen Jiabao” và “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý” trong buổi thỉnh nguyện ôn hoà để chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Trung quốc

29-6-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/29/78271.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/30/49688.html.

Dịch ngày 7-7-2004, đăng ngày 8-7-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.


Share