Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-6-2017] Sủy Phú Lâm, 18 tuổi đã xin nghỉ học vài ngày để cùng với cha lên tàu đi Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc để thăm mẹ mình đang bị giam tại Nhà tù Nữ Hà Bắc.

Mẹ của Phú Lâm, bà Sài Quân Hiệp hiện đang phải chịu án bốn năm tù giam vì đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Đây là lần hai, bà Sài Quân Hiệp bị kết án bốn năm tù vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công (xem thêm).

Gia đình bà đã bị từ chối cho vào thăm hỏi kể từ khi bà bị bắt giam vào ngày 16 tháng 1 năm 2017, và gia đình bà không nhận được thông tin gì về tình hình của bà.

Nhớ lại việc mẹ mình đã từng bị tra tấn tàn bạo như nào trong lần bị giam giữ đầu tiên (xem thêm) , Phú Lâm và cha cậu rất lo lắng cho tình trạng của bà

Kể từ tháng Giêng, cha của Sủy Phú Lâm là ông Sủy Chí Cương đã liên tục yêu cầu nhà tù cho gặp vợ mình, và cuối cùng lính canh cũng đã đồng ý cho phép họ gặp nhau vào ngày 11 tháng 5 năm 2017.

Cha bị từ chối, con vào gặp mẹ một mình

333ec7b92af71b6d189a91b378ace3ba.jpg

Sủy Phú Lâm khi còn nhỏ cùng với mẹ, bà Sài Quân Hiệp

Vào sáng sớm ngày 11 tháng 5, Sủy Phú Lâm và cha mình đã tới được nhà tù. Mặc dù, ông Sủy Chí Cương trước đó đã gọi cho lính canh để xác nhận về cuộc đến thăm của mình trước khi hai cha con ông đến nhà tù. Nhưng khi họ tới nơi, các lính canh đã thay đổi ý định.

Chỉ có Sủy Phú Lâm, 18 tuổi là được phép vào gặp mẹ. Phú Lâm chỉ nói chuyện được với mẹ mình một lát, trước khi lính gác ra lệnh kết thúc cuộc gặp và buộc cậu phải ra về.

Ông Sủy Chí Cương đã phản đối việc này với trưởng trại giam, người phụ trách giải quyết các việc vào ngày hôm đó. Người trưởng trại giam đề nghị ông Cương tới gặp nhân viên cảnh sát tên Cao và nói rằng cảnh sát Cao sẽ giải quyết việc này.

Ông Cương đã nói chuyện với cảnh sát Cao, tuy nhiên Cao vẫn khăng khăng nói rằng có những quy định bắt buộc khiến cho việc thăm hỏi của ông là không thể thực hiện được, nhưng Cao lại từ chối cho ông Cương xem những quy định đó.

Tám năm trước: Một cậu bé 10 tuổi không được phép vào thăm mẹ

Lần đầu tiên khi Sủy Phú Lâm tới nhà tù thăm mẹ mình đó là vào một mùa đông tám năm về trước. Kể từ lần đó đến nay, đã hơn một năm cậu không được gặp mẹ, và cậu rất nhớ mẹ.

Ngay trước dịp Tết Nguyên Đán năm 2009. Mẹ cậu đã phải ở tù và không thể về nhà để đón năm mới cùng với gia đình, vì thế Phú Lâm muốn mang vào cho mẹ một ít đồ ăn.

Vào chiều ngày 12 tháng 1 năm 2009, hai cha con Sủy Phú Lâm đã đi xe buýt tới Hắc Long Giang.

Buổi chiều hôm đó, xe buýt của họ đã đâm phải một chiếc xe hơi. Sỹ Lâm đã bị ném văng xuống dưới gầm ghế và cả hai chiếc xe đều bị bốc cháy. Cha cậu đã phá cửa kính và cả hai đã thoát được ra ngoài. Họ đã phải đứng chân trần, chờ đợi trong bóng tối trong khoảng hơn 2 giờ trước khi các nhân viên cấp cứu tới nơi và đưa họ tới một khách sạn.

Bất chấp vụ tai nạn, vào sáng ngày hôm sau hai cha con đã đến được Nhà tù Nữ Hà Bắc. Nhưng tại đây, họ được các nhân viên của nhà tù thông báo rằng bà Sài đã bị biệt giam vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Công và mọi người không được phép vào thăm hỏi. Lính gác cũng từ chối cho họ biết rằng bà sẽ bị giam giữ trong bao lâu.

Ông Cương đã kể cho lính gác nghe về vụ tai nạn và việc Sỹ Lâm rất nhớ mẹ. Lúc đó, Sỹ Lâm đã khóc vì lo lắng cho mẹ. Ông Cương cũng đề nghị với lính gác liệu có thể để cho Sỹ Lâm một mình vào gặp mẹ được không. Tuy nhiên, bất kể ông Cương nói thế nào đi nữa, lính gác vẫn từ chối cho Sỹ Lâm được vào gặp mẹ.

Họ không biết được rằng, vào thời điểm đó, bà Sài Quân Hiệp đang bị tra tấn tàn bạo vì không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Một tuổi thơ bất hạnh

Kể từ khi Sỹ Lâm còn là một cậu bé, cảnh sát đã thường xuyên sách nhiễu mẹ cậu và lục soát nhà họ. Cậu không thể nhớ được đã bao lần, mẹ cậu đã bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt giữ. Cậu thường xuyên phải sống trong nỗi sợ hãi bị mất mẹ.

Đôi khi đang chơi ở ngoài với những đứa trẻ khác, cậu sẽ chạy vội về nhà khi nghe thấy tiếng còi xe cảnh sát và giữ chặt mẹ mình, vì sợ rằng cảnh sát có thể tới để bắt bà đi.

Share