Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-5-2017] Bà Tiếu Tĩnh, một học viên Pháp Luân Công đã bị kết án 3 năm tù vào năm 2009 và 4 năm tù vào tháng 9 năm 2013 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Sau khi được thả vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, bà đã không thể tiếp tục ở thành phố Nghĩa Ô được nữa. Gia đình bà bị đe dọa phải rời khỏi thành phố nếu như bà Tiếu không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã phải rời đi để tránh bị bức hại thêm và cũng là để cho cuộc sống của chồng và con gái bà không bị uy hiếp. Kể từ đó, bà phải vật lộn với cuộc sống để sinh tồn.

Sau đây là lời bà Hạ thuật lại về việc bà bị bức hại.

Bị đe dọa khi được thả khỏi nơi giam giữ

Tôi sinh năm 1971 ở huyện Tu Thủy tỉnh Giang Tây. Năm 2003, tôi cùng với chồng là Khưu Chấn Hoa chuyển tới thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Giang Tây. Năm 2010, chồng tôi bắt đầu làm kinh doanh và chúng tôi thuê một ngôi nhà ở Nghĩa Ô.

Năm 2006, sức khỏe của tôi bị suy giảm và các bác sĩ cũng không giúp gì được. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của tôi đã được hồi phục.

Ngày 16 tháng 3 năm 2016, tôi đã bị cảnh sát bắt giữ khi vì đã viết thông điệp “Hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo, bạn sẽ được bình an khi thảm họa tới! Trời diệt Trung Cộng! Thoái đảng bảo bình an!”

Ngày 25 tháng 9 năm 2013, tôi bị kết án 4 năm tù và ngày 7 tháng 11 năm 2013, tôi bị chuyển tới Nhà tù Nữ Chiết Giang.

Sau khi được thả về vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, hai vợ chồng tôi quay trở lại thành phố Nghĩa Ô. Một buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 2017, người chủ nhà trọ tới gặp chúng tôi. Ông ấy thông báo rằng cảnh sát địa phương đã biết tôi là một học viên Pháp Luân Công và yêu cầu tôi ký vào một bản hợp đồng phụ, vốn không có liên quan gì tới việc thuê nhà.

“Nếu chị từ chối không ký, tôi e rằng tôi không thể tiếp tục cho chị thuê nhà được nữa. Nếu không, con trai tôi sẽ bị mất việc.”

Khi thấy tôi im lặng, ông nói tiếp: “Mà không chỉ có tôi, tất cả mọi người ở trong cái thành phố Nghĩa Ô này cũng không dám cho chị thuê nhà. Vì thế, hai vợ chồng chị không thể tiếp tục ở đây được nữa. Ngay cả khi chị có về lại tỉnh Giang Tây thì cũng vậy thôi. Chị thấy đấy, mọi người bây giờ phải lo cho mình trước đã, có ai vì người khác nữa đâu.”

Khi tôi từ chối ký, ông ấy nói rằng tôi đã làm hại con gái tôi và gia đình tôi cũng vì thế mà sẽ bị li tán.

Hậu quả của việc quay lại thành phố Nghĩa Ô

Hơn 7 năm qua, chồng tôi đã kinh doanh ở thành phố Nghĩa Ô và phải nuôi con nhỏ một mình khi tôi bị bức hại. Con gái tôi đã phải chứng kiến nhà cửa hai lần bị cảnh sát lục soát khi cháu ở nhà một mình vào năm 2008 và 2009, và đã gây cho cháu những chấn thương không thể hồi phục được. Vào thời điểm đó, cháu chỉ mới 11 tuổi. Năm 2015, cháu là sinh viên và đang học tại Học viện Kỹ thuật Hà Bắc. Công việc kinh doanh của chồng tôi cũng gặp thuận lợi và anh ấy không muốn từ bỏ nó.

Thông điệp đó là, nếu tôi không chịu ký vào bản hợp đồng, chồng tôi sẽ không thể tiếp tục được thuê nhà ở thành phố Nghĩa Ô.

Vì thế, vào ngày 21 tháng 3, tôi bắt tàu về thăm mẹ tôi ở tỉnh Giang Tây. Khi ở trên tàu, tôi đã gọi điện cho chồng tôi. Tuy nhiên, một người nào đó đã trả lời điện thoại và nói rằng chồng tôi đang ở đồn cảnh sát. Ông ta hỏi tôi có còn tin rằng Pháp Luân Công là tốt hay không. Tôi trả lời là có. Sau đó, ông ta nói rằng tôi không được quay lại Nghĩa Ô, nếu không họ sẽ đuổi chồng tôi ra khỏi thành phố và anh ấy sẽ mất việc làm ăn ở đó.

Cảnh sát đã trả lại điện thoại cho chồng tôi. Chồng tôi nói rằng họ đã yêu cầu chồng tôi phải tới đồn cảnh sát sau khi tôi rời đi. Các nhân viên của Phòng 610 và Bộ phận An ninh Nội địa đã có mặt ở đó. Họ đã nói với chồng tôi rằng anh ấy không thể ở lại hay làm ăn ở Nghĩa Ô được nữa.

Hai ngày sau, chồng tôi gọi cho tôi và nói rằng một học viên Pháp Luân Công khác đã bị kết án 10 năm tù vì phơi bày cuộc bức hại của chính quyền trên trang Minh Huệ, và nói rằng tôi không được làm như thế. Đến tháng 4, Cảnh sát địa phương đã lại hỏi chồng tôi về tình hình của tôi và yêu cầu tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Chồng tôi cho phép tôi tu luyện Pháp Luân Công và anh ấy đã phải cố gắng rất nhiều để nuôi gia đình và con gái đi học trong khi tôi bị giam giữ. Nhưng bây giờ do phải chịu áp lực và đe dọa liên tục từ các cảnh sát và Phòng 610. Anh ấy nói rằng tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công vì nó gây bất lợi cho gia đình và công việc kinh doanh.

Tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Công, bất chấp áp lực đó là như thế nào.

Bị sách nhiễu và mất quyền tự do cá nhân

Bây giờ tôi ở quê nhà ở huyện Tu Thủy và đang tìm việc làm. Em dâu tôi nói rằng, một người quản lý nhân sự ở một siêu thị thậm chí còn hỏi khi có người nộp đơn xin việc rằng họ có phải là học viên Pháp Luân Công không, một điều chưa từng xảy ra trước đây.

Sau khi tôi mua một máy tính vào tháng Tư, sáu nhân viên an ninh từ Bộ phận An ninh Nội địa huyện Tu Thủy đã tới nhà mẹ tôi. Tôi nhận ra rằng mình đã bị giám sát. Họ cảnh báo tôi rằng không được truy cập vào trang web Minh Huệ.

Tôi đã bị đi tù vài năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi tôi trở về nhà, tôi đã bị đe dọa ở cả hai tỉnh. Nhiều người xung quanh tôi đã bị liên lụy vào việc này, bao gồm cả mẹ tôi, chồng và con gái tôi và cả những người mà chồng tôi có quan hệ.

Chồng tôi giờ vẫn một mình kinh doanh ở Nghĩa Ô và tôi thì không thể chăm sóc hay giúp được gì cho anh.

Vào ngày 28 tháng 4, tôi mua vé tàu về Nghĩa Ô thăm anh. Chồng tôi đã được yêu cầu phải thông báo cho cảnh sát nếu tôi quay trở về Nghĩa Ô. Họ ra lệnh cho chồng tôi phải viết một tuyên bố bảo đảm rằng tôi sẽ không làm việc gì liên quan đến Pháp Luân Công nữa, bao gồm cả việc mang các sách của Pháp Luân Công. Nếu họ bắt được, anh ấy sẽ buộc phải rời khỏi Nghĩa Ô.

Kể từ khi ra tù về nhà, tôi đã gặp phải nhiều mối đe dọa cả trực tiếp lẫn ngấm ngầm. Cuộc sống của tôi, của mọi người trong gia đình tôi và công việc làm ăn của gia đình đều bị đe dọa. Không có nơi nào để khiếu nại cả!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/13/347872.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/29/164049.html

Đăng ngày 4-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share