Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-4-2017] Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung kháng nghị ôn hòa trên đường phố Bắc Kinh, sau khi gần 50 học viên ở thành phố phụ cận Thiên Tân bị bắt giữ vô cớ. Ba tháng sau đó, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động bức hại Pháp Luân Công, và chiến dịch này vẫn còn tiếp diện cho đến ngày nay.
Nhân 18 năm sự kiện kháng nghị ôn hòa Ngày 25-4 này, nhiều học viên ở Trung Quốc đã treo và dán biểu ngữ ở nhiều nơi để kỷ niệm ngày đặc biệt này và nâng cao nhận thức công chúng về cuộc bức hại.
Thông điệp viết trên các tấm áp phích nói về bản chất ôn hòa của pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân này, kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý, và hối thúc lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Dưới đây là các tấm áp phích và biểu ngữ xuất hiện trên các con phố ở năm tỉnh Trung Quốc.
Thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh
Thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm
Huyện Công An, tỉnh Hồ Bắc
Tỉnh Hà Bắc
Huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam
Bối cảnh
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung kháng nghị ôn hòa trên đường phố ở Bắc Kinh, sau khi gần 50 học viên ở thành phố phụ cận Thiên Tân bị bắt giữ vô cớ. Điểm diễn ra cuộc kháng nghị ở ngay sát cạnh Văn phòng Kháng cáo Trung Ương, nơi họ hy vọng được trình bày về vụ việc của mình. Cảnh sát đã hướng dẫn họ xếp hàng trên mấy con phố trong khu vực, cũng là Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở chính quyền Trung ương Đảng.
Chiều cùng ngày, cả 10.000 người đã lặng lẽ rời đi sau khi gặp mặt Thủ tướng Chu Dung Cơ và được hứa hẹn sẽ thả những học viên bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân.
Tuy nhiên, Tổng bí thư Đảng, bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã lệnh cho bộ máy tuyên truyền đưa tin sai lệch rằng cuộc tụ họp đó không phải là cuộc kháng nghị ôn hòa, mà là vụ “bao vây Trung Nam Hải”, khu phức hợp của chính quyền trung ương. Chiến dịch tuyên truyền tệ hại này được sử dụng để khiến dư luận quay lưng với Pháp Luân Công, và là cái cớ để phát động cuộc bức hại tàn bạo mấy tháng sau đó. Từ đó đến nay, cuộc bức hại này đã diễn ra gần 18 năm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/26/345598.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/27/162990.html
Đăng ngày 30-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.