Bài viết của các Phóng viên Minh Huệ tại California, Illinois và Washington, D.C.
[MINH HUỆ 24-4-2017] Ngày 25 tháng 4 là một ngày đặc biệt ý nghĩa đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đúng 18 năm về trước, khoảng 10.000 học viên đã tự nguyện tập trung ở Bắc Kinh và thỉnh nguyện một cách ôn hòa nhằm yêu cầu thả hàng chục học viên bị bắt giữ phi pháp ở Thành phố Thiên Tân gần đó.
Cuộc thỉnh nguyện đã nhanh chóng được giải quyết và sau đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đảm bảo rằng các học viên sẽ được thả. Tin tức trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước Trung Quốc đã ca ngợi sự kiện này là một trong những cuộc tụ tập lớn nhất và ôn hòa nhất trong lịch sử cận đại của Trung Quốc. Tuy nhiên, ba tháng sau đó, lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó là Giang Trạch Dân lại tuyên bố lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp và phát động cuộc bức hại trên toàn quốc đối với các học viên vì đức tin của họ vào các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn.
Nhân 18 năm sự kiện Ngày 25-4 này, các học viên trên toàn thế giới đã tổ chức kỷ niệm sự kiện này và nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc đàn áp dai dẳng, tàn bạo trên diện rộng này.
San Francisco
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công tập thể tại San Francisco ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2017
Cô Linda Campbell, một nhà vật lý trị liệu đã chia sẻ về cơ duyên bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của mình cách đây 8 năm. Cô nói: “Thời điểm đó, tôi bị ung thư tử cung. Sau ba lần phẫu thuật và thử áp dụng mọi phương pháp điều trị tìm được, tôi vẫn không khá hơn.” Một hôm, tôi thấy một thông báo tại một trung tâm cộng đồng về khóa học Pháp Luân Đại Pháp miễn phí và quyết định thử xem sao.
Linda Campbell, một nhà vật lý trị liệu trò chuyện với người qua đường về Pháp Luân Đại Pháp.
Cô kể lại: “Sức khỏe của tôi tốt hơn và căn bệnh ung thư cũng biến mất. Tôi đã rất, rất hạnh phúc”. Với những hiểu biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc hơn một thập kỷ qua, cô nói cô tham gia sự kiện ngày hôm nay với hy vọng nhiều hơn hơn nữa sẽ tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp và được hưởng lợi từ pháp môn này giống như tôi.”
Matthew Kang là người dân vùng North Bay đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp từ một người bạn vào năm 2012. “Chúng tôi đã nói rất nhiều về môn này. Anh ấy nói với tôi về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và việc các nguyên lý này đã cải biển một người trở nên tốt hơn như thế nào. Thật là hấp dẫn”. Nghe theo lời khuyên của người bạn, ông Kang đã bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Không lâu sau đó, các vấn đề về dạ dày của ông đã biến mất và ông trở nên hạnh phúc, cởi mở hơn bao giờ hết.
Người qua đường cùng tham gia luyện các bài công pháp nhẹ nhàng.
Tom, một người qua đường làm việc trong ngành công nghệ thông tin nói rằng anh đã biết việc ĐCSTQ đàn áp nền văn hóa Trung Hoa truyền thống trong các chiến dịch như cuộc Đại cách mạng văn hóa. Anh đọc thông tin trên các tấm áp phích về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và rất kinh ngạc trước sự tàn bạo của nó. Anh nói: “Cảm ơn các bạn đã chia sẻ những thông tin này ra công chúng. Tôi có thể khẳng định rằng các bạn là những người tốt và các bạn sẽ được ban phước lành.”
Chicago
Các học viên ở khu vực Chicago đã tới Lãnh sự quán Trung Quốc vào chiều ngày 23 tháng 4 và luyện công tập thể tại đó. Phía sau họ là những tấm biểu ngữ với các tựa đề có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp”.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago ngày 23 tháng 4.
Bà Thôi trước đây là cán bộ của Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh đã tham gia Cuộc thỉnh nguyện ngày 25-4 năm 1999 cho biết: “Tôi đã đến Văn phòng Kháng cáo của Quốc Vụ Viện sáng hôm đó và đứng cách lối vào không xa. Sau đó có thêm nhiều các học viên tham gia cùng chúng tôi và đứng xếp hàng nối tiếp nhau dọc trên đường. Nhưng chúng tôi đã không gây ách tắc giao thông và cũng không có một khẩu hiệu nào.”
Cũng như các học viên khác, cô biết Pháp Luân Đại Pháp bị vu oan và cô chỉ muốn các quan chức Chính phủ biết được chân tướng thay vì ngược đãi những người dân vô tội. “Đến cuối ngày, chúng tôi được thông báo rằng các học viên bị bắt giữ đã được thả. Vì vậy, chúng tôi đã dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ xung quanh, nhặt rác xung quanh chúng tôi kể cả các mẩu thuốc lá mà các cảnh sát vứt ra rồi yên lặng rời đi trong vòng 20 phút. Cuộc thỉnh nguyện chỉ đơn giản như vậy thôi.”
Một người đi bộ trò chuyện với học viên để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Đại, làm việc trong lĩnh vực tài chính nói rằng thời điểm đó ở Chicago chưa có nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp. “Chúng tôi rất vui khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp và trở thành những người tu luyện, việc tu luyện đã đem lại cho chúng tôi sức khỏe và hạnh phúc.” Sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999, nhiều người, kể cả các nhà báo đã liên lạc với các học viên để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.
“Sau đó, vào ngày 25 tháng 6, chúng tôi đã nhận được tuyên của thống đốc bang Illinois, giám đốc ngân khố tiểu bang và Thị trưởng thành phố Chicago vinh danh Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Qua những trải nghiệm đó, chúng tôi hiểu rằng một khi mọi người hiểu được chân tướng, lương tâm họ sẽ mách bảo họ ủng hộ công lý.” Kể từ đó, ông và các học viên khác đã gặp nhiều người Trung Quốc và người Mỹ hơn nữa để nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp.
Daniel Kim làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và yêu thích nhiếp ảnh. Ấn tượng trước cảnh luyện công tập thể và diễu hành của cá học viên, anh đã dừng chân, đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu. Anh nói anh thấy đau lòng về cuộc đàn áp tại Trung Quốc và suýt khóc khi biết việc các học viên tại Trung Quốc bị giết hại để lấy nội tạng. Anh đã nói trước khi rời đi: “Tôi đã chụp nhiều bức ảnh luyện công tập thể ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ những bức ảnh này với bạn bè mình. Và có thể một ngày nào đó, tôi cũng sẽ bắt đầu tập luyện.”
Washington, D.C.
Lễ thắp nến tưởng niệm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C ngày 23 tháng 4 năm 2017.
Lễ thắp nến tưởng niệm được tổ chức bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C vào tối ngày 23 tháng 4. Với cây nến trong tay, cả cô Trì Lệ Hoa và con gái mắt ngân ngấn. Phía trước họ là bức ảnh một người đàn ông – người chồng và người cha – đã qua đời vào năm 2009 do bị bức hại.
Cô Trì Lệ Hoa cố kìm nén nước mắt, sụt sùi nói: “Chồng tôi là một người tốt. Anh ấy bị tù giam trong 8 năm vì in ấn các tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Khi trở về nhà vào năm 2009, anh đã rơi vào trạng thái đờ đẫn, tiều tụy với vết thâm tím khắp người. Chỉ 9 ngày sau đó, anh ấy đã qua đời.”
Cô Trì Lệ Hoa đã trốn khỏi Trung Quốc cùng con gái sau khi người chồng qua đời vì bị tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tuy nhiên, những khổ nạn của gia đình cô vẫn chưa hết. Bố, mẹ và anh trai cô liên tục bị chính quyền sách nhiễu và ngược đãi. Sau khi họ lần lượt qua đời, cô và con gái đã trốn sang Hoa Kỳ vào năm 2013.
Theo thông tin tổng hợp từ trang Minghui.org, đã có ít nhất 4.080 học viên mất mạng do bị bức hại. Ông Gemin, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C cho biết hàng năm các học viên Pháp Luân Đại Pháp đều tổ chức sự kiện tại đây. Ông nói: “Mặc dù ở hai bên bờ đại dương, nhưng chúng tôi và các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác tại Trung Quốc vẫn kiên định tu luyện bởi vì tất cả chúng tôi đều muốn khỏe mạnh hơn và trở thành những công dân tốt hơn. Cuộc bức hại này là sai trái và cần phải chấm dứt”.
Anh Rajwev Kumar và vợ đều tán thành phát biểu của ông Gemin. Hầu hết thời gian họ sống ở Ấn Độ, anh Kumar đã nghe nói về Pháp Luân Công cách đây 16 năm qua một cuốn tạp chí ở Mumbai. Anh nói: “Đối với tôi, Pháp Luân Đại Pháp là tốt nhất. Cuộc sống của tôi đã trở nên tốt hơn và tôi không hề bị ốm trong suốt 16 năm qua.”
Chứng kiến những thay đổi ở chồng, vợ anh cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hai năm sau đó. Chị nói: “Ở Ấn Độ có rất nhiều tín ngưỡng, những không môn nào có thể so sánh được với Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ Lý đã giải đáp những thắc mắc của tôi về cuộc sống và rất nhiều điều khác nữa. Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp là kim chỉ nam cho tôi và các học viên khác trên toàn thế giới.”
Anh Thạch Thanh Vân, 25 tuổi có bằng thạc sỹ tại Đại học Georgetown nói rằng khi cuộc thỉnh nguyện ngày 25-4 diễn ra tại Bắc Kinh năm 1999, anh mới lên 7. Anh nói: “Cuộc bức hại này kéo dài đã quá lâu đối với tất cả chúng ta, dù là đang sống ở Mỹ hay ở Trung Quốc.”
“Sự thực là, Pháp Luân Đại Pháp đã dạy chúng tôi phải luôn hướng nội tìm ở bản thân và cải thiện bản thân để trở thành người tốt hơn. Điều này sẽ giúp thay đổi căn bản một người để có thể trở nên tốt hơn và tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao mọi người muốn tu luyện”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/24/346098.html;https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/25/346153.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/26/162982.html
Đăng ngày 30-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản