Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-01-2017] Gần đây tôi đã đọc một bài viết trên trang Minh Huệ về việc giữ gìn cẩn thận các sách Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đồng ý với những luận điểm do tác giả đưa ra bởi vì tôi đã chứng kiến những tình huống tương tự. Đại Pháp là thần thánh và tất cả chúng ta đều được thụ ích rất nhiều. Nếu chúng ta có những sơ hở này, cựu thế lực có thể lợi dụng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Tôi muốn thảo luận về một tình huống liên quan đến việc này, đó là, chúng ta không thể đưa sách Đại Pháp cho ai đó giữ cho chúng ta và sau đó bỏ sách mà không cần suy nghĩ gì cả.

Mẹ tôi

Đầu năm nay, mẹ tôi, cũng là học viên, chuyển tới một căn nhà khác. Trong khi giúp bà sắp xếp đồ đạc, tôi đã thấy một số lượng lớn sách Pháp Luân Đại Pháp và các tài liệu in ra từ Minh Huệ. Hầu hết những cuốn sách và tài liệu này là của các học viên khác, những người đã nhờ bà cất giữ hộ trong một thời gian ngắn. Nhưng một thời gian dài trôi qua và họ đã không trở lại lấy sách và tài liệu, vì vậy mẹ tôi thậm chí còn không nhớ được kinh sách của những ai.

Nhìn thấy một số cuốn sách bám nhiều bụi và bị hư hỏng vì bị ẩm và thậm chí một số cuốn đã ố vàng, một người học viên khác đang giúp chúng tôi đã rất buồn: “Làm sao mà họ [học viên khác] có thể làm vậy nhỉ? Là học viên, ít nhất chúng ta nên tôn kính kinh sách Đại Pháp và Đại Pháp.“ Bà nói với mẹ tôi: “Sau này, chị bảo họ tự bảo quản sách của mình; nếu các cuốn sách không được giữ gìn cẩn thận, thì chị cũng có tạo nghiệp đó.”

Nhìn qua các cuốn sách, tôi thấy rằng nhiều cuốn đã được in từ nhiều năm trước. Tôi nghĩ rằng các học viên này hẳn đã mua các phiên bản mới hơn và đưa những phiên bản cũ cho mẹ tôi. Họ có thể bảo hoặc nghĩ là chỉ nhờ mẹ tôi tạm giữ hộ sách, nhưng những gì đã xảy ra với các cuốn sách lại không tốt chút nào.

Lý do cất giữ sách tại nhà của người khác

Một số học viên đã nói: “Nhà của chị rất rộng. Tôi có thể cất những cuốn sách Đại Pháp này ở đây một thời gian được không?” Có thể có nhiều lý do để nói điều đó. Nhà của những học viên này thực sự có thể chật, hoặc họ có thể sợ giữ nhiều sách Đại Pháp. Nhưng bất kể trong trường hợp nào, chúng ta không thể để những cuốn sách này tại một nơi nào đó mà không cần suy nghĩ gì thêm. Giả sử chúng ta để tiền hoặc vật phẩm có giá trị tại nhà của một ai đó. Liệu chúng ta có hỏi đến hay sẽ quên luôn chúng? Sách Đại Pháp đối với chúng ta còn quý hơn nhiều so với tiền, vậy tại sao các cuốn sách lại bị đối xử bất kính như thế?

Đúng là mẹ tôi phải chịu trách nhiệm một phần về những hư hại đối với những cuốn sách mà các học viên khác để lại ở nhà bà. Các học viên đã để gửi sách cho bà giữ cũng vậy. Nếu nhà của bạn không rộng, tại sao lại không cân nhắc đến việc sắp xếp lại những đồ đạc của mình và bỏ đi các vật dụng không cần thiết? Nếu chúng ta đưa sách cho một học viên khác để cất giữ vì tâm sợ hãi, chúng ta nên đợi bao lâu để tâm sợ hãi này biến mất?

Vì cuộc bức hại, một số học viên đã gửi sách Đại Pháp cho người thân hoặc bạn bè ở nông thôn. Những nơi mà những người thường phải cất giữ những cuốn sách, chẳng hạn như nhà kho, có thể bị ẩm ướt và mối mọt. Chúng ta biết sách Đại Pháp rất quan trọng với chúng ta. Làm sao chúng ta có thể làm vậy?

Cho rằng người thân hoặc bạn bè của chúng ta sẽ giữ gìn những cuốn sách đó cẩn thận như chúng ta hoặc có thể họ sẽ bảo quản những cuốn sách đó tốt hơn chúng ta thì đơn giản chỉ là tự lừa dối bản thân.

Kính Pháp và hành xử theo Pháp

Nhiều học viên ở Trung Quốc mong muốn có cơ hội được gặp Sư phụ tại Pháp hội giống như các học viên bên ngoài Trung Quốc. Chúng ta đều biết rằng chúng ta nên kính Sư kính Pháp. Nếu Sư phụ tới thăm chúng ta, mỗi người chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị sẵn sàng. Chẳng phải chúng ta nên có thái độ tương tự đối với sách Đại Pháp sao? Ngoài ra, Pháp thân của Sư phụ luôn ở bên cạnh chúng ta. Và mỗi từ trong sách Đại Pháp có thể là Pháp thân của Sư phụ. Chẳng phải chúng ta nên nghiêm túc về vấn đề này và có tâm thuần tịnh hay sao?

Trong Tây Du Ký, phải mất rất nhiều nỗ lực để có được chân kinh, nhưng sách Đại Pháp của chúng ta có hôm nay còn giá trị hơn nhiều. Nhiều học viên đã phải chịu đựng thống khổ hoặc thậm chí mất mạng để duy hộ Pháp. Xét đến những gì chúng ta đã phải trải qua, liệu chúng ta có nên có thái độ tốt hơn đối với các cuốn sách Đại Pháp hay không?

Trên đây là ý kiến của ​​cá nhân tôi. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể làm tốt hơn trong vấn đề này.


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/25/162610.html
Bản tiếng Trung:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/13/大法书对你来说贵重不贵重–340795.html
Đăng ngày 21-04-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share