Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-3-2017] Gần đây một số học viên địa phương chúng tôi ở Trùng Khánh đã thu thập chữ ký thỉnh nguyện trong các học viên. Đầu tiên họ chuẩn bị một số tài liệu, bao gồm một bức thư ngỏ gửi tới ông Tập Cận Bình, và các tài liệu nhắm đến ông Chu Cường, chánh án tòa án tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), liên quan đến việc ông ta đã bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã đưa các tài liệu này ra cho các học viên địa phương và xin chữ ký, trước khi gửi tới Tòa án Nhân dân tối cao và bốn cơ quan khác của ĐCSTQ.

Các văn bản pháp luật được Tòa án Nhân dân tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao công bố gần đây đã khiến nhiều người thêm hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp và khiến cho việc giảng chân tướng về Đại Pháp của chúng ta cho các quan chức ngành tư pháp trở nên khó khăn hơn.

Gửi các tài liệu giảng chân tướng là một điều tốt, nhưng việc kêu gọi các học viên ký thỉnh nguyện có thể là một vấn đề.

Xu hướng mới do các điều phối viên phát động

Một số điều phối viên chỉ giải thích vắn tắt về thư ngỏ gửi ông Tập và các tài liệu khi họ tiến hành thu thập chữ ký trong học viên. Hầu hết các học viên mà họ tiếp xúc đã ngay lập tức đồng ý ký tên thỉnh nguyện.

Một số học viên xem việc này là một sự kiện quan trọng nên được quảng bá trong học viên địa phương.

Khi các học viên do dự ký thỉnh nguyện, một số điều phối viên thuyết phục họ bằng cách trích dẫn Pháp của Sư phụ trong “Nhổ tận gốc” và “Phơi bày rõ” trong Tinh tấn yếu chỉ, và cho rằng đó là một cơ hội tốt để phá bỏ lớp vỏ con người.

Thể ngộ về việc này rất đa dạng, một số học viên nói rằng Sư phụ sẽ không có ý kiến về xu hướng mới này, trong khi những người khác không bình luận gì cả.

Tôi tin rằng sẽ là không đúng nếu phát động xin chữ ký như vậy trong các học viên trên quy mô lớn. Mọi người nên tiếp tục làm những gì mà họ có thể làm tốt nhất, và không phải là làm những gì do một số ít học viên khác thúc đẩy.

Tâm lý của một người sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định

Mỗi học viên có cách riêng để chứng thực Pháp, dựa trên tầng thứ, thể ngộ về Pháp, những chấp trước, khả năng và hoàn cảnh cá nhân của chính họ.

Nếu một học viên tin rằng việc gửi các lá thư khiếu nại tới các cơ quan pháp luật là điều tốt, người đó có thể đề nghị các đồng tu làm việc đó. Nhưng trong trường hợp này, một số học viên chỉ ký vào lá thư mà không đọc nó, liệu tư tưởng của họ có thuần tịnh và họ có đặt tâm vào việc duy hộ Pháp không? Hay đó chỉ nhằm để thể hiện rằng họ không sợ hãi, hoặc chỉ mù quáng tin theo những gì mà điều phối viên nói?

Khi đang cố gắng thuyết phục các học viên, một số điều phối viên nói rằng có một học viên, trải qua nghiệp bệnh, đã nhanh chóng hồi phục sau khi ký thỉnh nguyện.

Kết quả khó đoán

Việc thảo luận về nội dung của các tài liệu cũng là điều cần thiết. Chẳng hạn, nó liệt kê ra tám công lao của ông Tập Cận Bình. Điều này đi ngược với yêu cầu trong Pháp lý của Sư phụ. Sư phụ giảng:

“‘Không khen không chê’ đối với chính quyền hiện nay [ở Trung Quốc], đây là nguyên tắc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Nếu các tài liệu này đi ngược với yêu cầu của Sư phụ mà được gửi đi, với chữ ký của nhiều học viên trong đó, chẳng phải cựu thế lực sẽ can nhiễu và lợi dụng con người để bức hại các học viên Đại Pháp sao?

Nhiều học viên ở quận Sa Bình Bá và quận Giang Bắc đã tham gia ký thỉnh nguyện và hai học viên đã bị công an quấy nhiễu.

Một số điều phối viên ký vào thư khiếu nại là “Toàn thể học viên Đại Pháp quận Giang Bắc.” Liệu một người hay một nhóm học viên có thể đại diện cho tất cả học viên của một quận trong một vấn đề như vậy không?

Nói chung, kết quả của việc hành động như vậy là khó đoán. Vì thế, điều quan trọng là mỗi học viên nên hiểu vấn đề một cách tường tận trước khi tham gia.

Đề xuất với với các điều phối viên

Tôi có một vài đề nghị với các điều phối viên đang quảng bá cho đơn thỉnh nguyện.

1. Bạn có tham vọng đạt được thành tựu lớn hay không?

2. Bạn có truy cầu kết quả nào đó không?

3. Thời gian và công sức dành cho việc này có cản trở bạn và các đồng tu làm tốt ba việc không?

4. Khi thuyết phục các học viên tham gia vào việc này, bạn có xét đến trạng thái tu luyện của các học viên không?

Những học viên mà đang tham gia việc này, xin hãy hướng nội để xem tâm thái mình có phù hợp với Pháp trong khi làm việc này không?

Sư phụ giảng:

“Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay, người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc ấy là trách nhiệm của tự mình.” (“Kiên định”trong Tinh tấn yếu chỉ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/6/343883.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/23/162593.html
Đăng ngày 20-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share