Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan
[Minh Huệ 12-3-2017] Tâm an dật của tôi biểu hiện ra theo nhiều cách. Tôi chẳng thà bỏ lỡ xe bus còn hơn phải chạy một vài bước để kịp chuyến. Tôi chọn làm các công việc nhà nhẹ nhàng nhất nếu tôi làm việc nhà. Cửa sổ, sàn nhà và tủ đồ đạc ở ban công thì đầy bụi. Tôi thường bao biện rằng do tôi quá bận – và rằng tôi sẽ lau dọn khi tôi có thời gian. Mà dù sao cũng chẳng ai thấy nó bẩn.
Sự việc này làm tôi nhận ra tâm an dật của mình. Tôi tự hỏi rằng tại sao tôi không thể luyện các bài công Pháp mỗi ngày? Tại sao tôi luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và phàn nàn?
Tại sao tôi không thể luyện công
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công 16 năm trước với mục đích chữa bệnh. Thời gian đó, tôi đã bị ho 11 tháng và vừa sinh con trai. Tôi đã thử điều trị bằng cả Tây y và Đông y nhưng không mang lại kết quả. Cuối cùng, tôi quyết định thử tập Pháp Luân Công.
Mỗi ngày, tôi thức dậy lúc 4:30 sáng và đi đến điểm luyện công tập thể. Với tôi, việc này không quá khó vì tôi muốn hết bệnh càng nhanh càng tốt.
Sau khi tu luyện khoảng 1 tháng, chồng tôi nói: “Hình như mấy ngày nay em không còn ho nữa đấy!”
Tôi biết rõ rằng Pháp Luân Công thực sự có hiệu quả trị bệnh. Sau đó, Sư phụ đã thanh lọc cơ thể cho tôi nhiều hơn nữa. Tôi tích cực luyện công và không dám trễ nải.
Thời gian mới bắt đầu tu luyện, tôi đã trải qua nhiều khó khăn. Khi luyện tĩnh công, tôi bị muỗi đốt và rất đau chân. Tôi đặt con trai một tuổi trong cái nôi và mang từ tầng hai xuống cầu thang để đến điểm luyện công.
Mỗi ngày, tôi đều kiên trì tham gia luyện công tập thể ở công viên. Tôi vô cùng truy cầu việc có sức khỏe tốt để chăm sóc con trai nhỏ. Mẹ tôi đã mất vì bệnh tật khi tôi mới 3 tuổi. Tôi không muốn con trai mình có một tuổi thơ cô độc như tôi đã trải qua.
Sau khi con tôi vào mẫu giáo, rồi vào tiểu học, tôi bắt đầu buông lơi. Hai ngày cuối tuần, tôi và chồng tôi cùng vui chơi với con, và tôi đã chỉ luyện công năm lần một tuần thay vì bảy lần một tuần.
Sau đó, tôi phải đưa con đi học nên không thể tham gia vào nhóm luyện công buổi sáng. Tự tôi cũng không thể hoàn thành đầy đủ 5 bài công pháp. Thay vào đó, tôi luyện nhiều hay ít tùy thích.
Dần dần, tôi chỉ luyện công mỗi khi tôi ở trong trạng thái nghiệp bệnh.
Tôi biết tư tưởng này không đúng, nhưng tôi không muốn thay đổi. Gần đây, tôi suy nghĩ nhiều hơn về việc này và trăn trở về nó. Tôi tự đặt ra nhiều câu hỏi và cố gắng tìm ra giải đáp.
Tôi hỏi chính mình: Tại sao tôi tu luyện Pháp Luân Công?
Câu trả lời: Vì tôi muốn hết ho.
Tôi hỏi: Tôi đã hết ho chưa?
Câu trả lời: Đã hết.
Tôi hỏi: Tôi có chắc không? Có cần phải tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công không?
Câu trả lời: Tôi vẫn còn muốn tu luyện Pháp Luân Công bởi vì tôi muốn khỏe mạnh lâu dài. Tôi cũng muốn không bao giờ gặp rắc rối với người khác. Nếu mọi người luôn đối xử tốt với nhau thì thật là tuyệt quá!
Tôi hỏi: Có thể như thế chăng? Tôi biết rằng tôi có thể đã giết ai đó, nợ ai đó hoặc ức hiếp ai đó trong tiền kiếp của mình. Tôi nghĩ rằng tôi có thể trả những món nợ đó chỉ bằng việc luyện công sao?
Tôi tiếp tục tự vấn: Thậm chí nếu tôi muốn trả nợ bằng việc luyện công, thì cần luyện thời gian bao lâu và bao nhiêu lần mỗi tuần? Mỗi lần luyện tĩnh công, tôi có thể ngồi một giờ không? Tôi thường chỉ ngồi nửa giờ đúng không? Có phải tôi không chịu đựng được bất kỳ cơn đau nào không?
Dường như tôi đã xác định được vấn đề của mình. Tôi đã không thực sự nhận ra được tầm quan trọng của việc luyện công cũng như không đối đãi với việc này một cách nghiêm túc. Tận sâu trong tâm vẫn còn một cái tôi bướng bỉnh không chịu nghe theo lời Sư phụ giảng. Đó là lí do làm tôi bê trễ.
Tuy nhiên, điểm này vẫn chưa phải là điểm then chốt trong vấn đề của tôi. Mục đích ban đầu của việc tu luyện Pháp Luân Công của tôi là vị tư và rõ ràng là thuận theo an bài của Cựu thế lực. Những tư tưởng của sinh mệnh trong cựu vũ trụ là vị tư. Tôi đã truy cầu rằng nhục thân trong thế giới tạm bợ này được nhẹ nhàng và trẻ trung thanh xuân. Tôi cũng mong muốn những người chung quanh ngưỡng mộ và thán phục vì tôi trông trẻ hơn tuổi 50 của mình.
Bản thân tôi đã bị những quan niệm hậu thiên lừa dối. Tôi đã quên mất tại sao bản thân mình lại hạ thế từng tầng từng tầng xuống trái đất nguyên sơ này. Tôi đã quên mất lời hứa với chúng sinh của mình. Tôi đã quên mất thệ ước trợ Sư Chính Pháp.
Tại sao tôi luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và phiền não
Có thể bạn sẽ không tin nổi nếu tôi nói với bạn rằng tôi rất mệt mỏi và uể oải thậm chí trong cả việc gấp chăn. Đột nhiên tôi nhận ra được vấn đề này. Tôi đã luôn cảm thấy mệt mỏi khi làm bất kỳ công việc gì. Tại sao tôi lại có tâm an dật mạnh mẽ như thế? Thuở nhỏ sống với ba mẹ tôi đâu có lười biếng như thế? Cái chăn mà cũng nặng sao!
Tôi bình tĩnh và suy xét lại bản thân. Tôi đã nhận ra tâm an dật cũng là những chấp trước ẩn sâu khác – tâm tranh đấu, tâm tật đố và tính hiếu chiến. Chúng phản ánh cảm giác thấy bất công của tôi.
Tôi đã nghĩ rằng tôi bị đối xử một cách bất công ở nhà. Khi chồng tôi đi làm vào mỗi sáng, anh ấy để lại chăn màn bừa bộn. Những ngày trong tuần, sau khi ở điểm luyện công về, tôi làm các công việc nhà. Nhưng hai ngày cuối tuần không đi làm, anh ấy cũng để dành việc đó cho tôi. Điều này thật bất công!
Tôi đã nghĩ rằng đó không phải việc của tôi. Trong suốt kỳ nghỉ lễ và các ngày nghỉ cuối tuần, chồng tôi thì tự do thoải mái trong khi tôi bận rộn hơn ngày thường và còn phải nấu thêm bữa trưa cho anh ấy.
Sau bữa ăn, tôi càng bất bình hơn khi nhìn cảnh chồng tôi và con trai vừa xem DVD vừa ăn snack. Họ để lại một cái bàn ăn bừa bộn bắt tôi phải dọn dẹp.
Tôi thấy bất công mỗi khi nghĩ về việc anh ấy đối xử quá khác biệt với tôi như thế nào trước và sau khi kết hôn, nên tôi đã bỏ bê công việc nhà hết mức có thể. Tôi tìm lí do hợp lí để bao biện cho chính mình. Tôi từ chối dọn giường cho anh ấy và than phiền rằng anh ấy đã mua một tấm nệm rất nặng đến nỗi tôi không thể nhấc lên được. Tôi sẽ làm gì nếu nó làm tôi bị đau lưng? Tại sao tôi nên gấp chăn cho anh ấy trong khi anh ấy có thể tự làm việc đó rất dễ dàng?
Sư phụ đã điểm hóa cho tôi từ bỏ những niệm đầu bất hảo đó và ghi nhớ những lời sau trong tâm khi tôi học Pháp:
“ Pháp môn này của chúng tôi chính là trực chỉ nhân tâm; ở nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người, thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay không—đây là vấn đề then chốt.”
Tôi cũng xúc động khi đọc một lời giảng khác của Sư phụ:
“Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt,” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
(Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
Tôi tự hỏi tôi có tâm gì không tốt? Tôi nhận ra rằng đó chính là cái tâm muốn tranh đấu với chồng tôi. Dường như là tôi chỉ lười biếng, có tâm an dật và không muốn dọn giường ngủ nhưng thực ra, không chỉ có vậy.
Tôi đào sâu hơn nữa và tìm ra chấp trước vào tình, tính phàn nàn và tâm oán hận anh ấy. Anh ấy đã đối xử rất tốt với tôi và sẵn sàng làm mọi việc cho tôi trước khi kết hôn, nhưng giờ đây thậm chí dọn giường cho chính mình anh cũng không làm.
Tôi nhận ra rằng tôi phải cải biến trong tâm hoặc là chủng vật chất này sẽ mãi ở đó. Tại sao chúng ta học Pháp? Đó là vì để tu luyện, nên tôi phải từ bỏ những chấp trước con người. Tuy nhiên, tôi lại khó chịu với chồng tôi, khó chịu với đống chăn gối trên giường ngủ, và miễn cưỡng nói chuyện khi gặp khách du lịch Trung Quốc từ chối nghe chân tướng tại quầy thông tin. Tôi kiệt sức với đống chén đĩa phải rửa. Tôi tự hỏi làm thế nào để buông bỏ những chấp trước và những niệm đầu bất hảo đó.
Sư phụ giảng cho chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:
“Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người.”
“Nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.”
(Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
Quyết tâm thay đổi chiểu theo Pháp lý
Làm thế nào để tôi chuyển biến tâm mình? Tôi tin rằng trước tiên phải thay đổi là tâm an dật.
Sư phụ giảng,
“Chư vị phải yêu cầu một cách nghiêm khắc,”
(Bài giảng thứ chín- Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra rằng tôi thường không muốn động tay động chân thậm chí chỉ vài phút. Tôi cũng không muốn bước tới vài bước để nói vài từ trong khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi tìm cách bao biện bản thân cho những việc mà tôi không sẵn sàng làm, chẳng hạn như, “dọn giường thì lãng phí thời gian,” hoặc “họ đang vội lên xe bus, tôi sẽ nói với họ vào lần sau.”
Tôi đã suy xét lại trạng thái tu luyện của chính mình. Tôi đã chọn lựa tu luyện, do đó tôi thức dậy sớm luyện công, đi tới những điểm du lịch để giảng chân tướng và tham gia gọi điện thoại giảng chân tướng cho người Trung Quốc Đại lục. Tôi cảm nhận được sứ mệnh thần thánh trợ giúp Sư phụ cứu người.
Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy mỏi mệt trong khi làm quá nhiều việc mỗi ngày. Tôi muốn được gia đình giúp đỡ, nhưng không ai sẵn lòng giúp tôi. Điều này làm tôi bất bình, và tôi đã thực thi công việc với một tâm thái cẩu thả. Tôi tự vấn chính mình: “Tôi đã đạt được tiêu chuẩn cao của một học viên Pháp Luân Đại Pháp chưa?”
Tôi nhận ra rằng tôi chưa có yêu cầu nghiêm khắc cho chính mình. Tất cả những gì tôi đã làm là phàn nàn về các thành viên trong gia đình – là những người không tu luyện. Tại sao? Tôi nhận ra chính là tôi đã không buông bỏ tâm an dật.
Tôi chia sẻ điều này với các học viên khác và hỏi mọi người tại sao tôi thường cảm thấy mệt mỏi và phiền não. Một học viên gợi ý tôi nên bài trừ ý niệm cảm thấy mệt mỏi. Mỗi khi niệm đầu này xuất hiện, tôi sẽ cảm thấy càng mỏi mệt hơn. Một học viên khác thì nói rằng anh ấy sẽ luyện tĩnh công hoặc phát chính niệm mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Mỗi khi nghe những chia sẻ ấy, tôi sẽ nhìn lại trạng thái tu luyện của mình. Tôi thực sự trân quý việc Sư phụ an bài để những học viên khác giúp đỡ tôi.
Tôi nhận ra sự nghiêm túc của việc buông bỏ tâm an dật và quyết tâm tu luyện thực sự tinh tấn. cựu thế lực đang lợi dụng chỗ lậu của tôi để ngăn cản tôi tu luyện. Nếu tôi thừa nhận chúng, cũng tương đương với việc tôi tự đẩy bản thân mình vào địa ngục.
Sư phụ giảng,
“Có một số người vì sao nghiệp lực tư tưởng đó của họ trường kỳ không thể tiêu đi được? Chính là [vì] không đi phân rõ đâu là bản thân mình. Vì sao gọi là chư vị tu? Đầu tiên chư vị cần phải tu bỏ những tư tưởng bất hảo, chư vị có thể trừ bỏ những thứ bất hảo đó là vì chư vị không thừa nhận nó là chư vị, đây là điều cực kỳ quan trọng. Bởi vì chư vị không thừa nhận nó là chư vị, cho nên mới có thể tiêu trừ nó. Kỳ thực, nó thực sự không phải là chư vị, nó là các chủng quan niệm hình thành hậu thiên khi chư vị làm các việc, thậm chí cấu thành nghiệp lực, chính là những thứ này.”
“Con người mong muốn điều gì, thì là bản thân họ quyết định, chỉ khi chư vị không muốn thứ này thì mới có thể trừ bỏ cho chư vị được.”
(Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ Quốc 1999)
Trên đây là thể ngộ của tôi. Xin từ bi chỉ ra những điểm chưa phù hợp với Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/27/343612.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/12/162467.html
Đăng ngày 14-4-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.