Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-1-2017] Ngày 26 tháng 12 năm 2016, bà Thôi Phượng Lan, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị kết án phi pháp 15 năm tù giam.

Ngày 6 tháng 5 năm 2016, bà đã bị các nhân viên từ Phòng An ninh Nội địa quận Hương Phường bắt giữ khi bà đang làm những đồ trang trí có viết chữ Chân – Thiện – Nhẫn ( các nguyên lý của Pháp Luân Công).

Ngày 18 tháng 11 năm 2016, tòa án quận Hương Phường đã bí mật mở phiên tòa xét xử mà không thông báo cho người nhà hay luật sư của bà. Bà Thôi đã tự bào chữa cho mình và không nhận tội.

Bà đã yêu cầu tòa án tiến hành điều tra các nhân viên đã tịch thu tiền mặt và một sổ tiết kiệm có giá trị 130.000 tệ khi họ tiến hành lục soát nhà bà. Tuy nhiên, thẩm phán đã phớt lờ yêu cầu của bà.

Vào ngày 6 tháng Giêng năm 2017, luật sư của bà đã gửi kháng cáo lên thẩm phán Tòa án quận Hương Phường.

Kể từ khi bị bắt giữ, bà Thôi đã bị giam giữ tại Trại tạm giam số 2 Cáp Nhĩ Tân.Kể từ khi tòa án ra phán quyết, một nhân viên của tòa án đã cố ép bà ký tên vào bản phán quyết, nhưng bà từ chối và nói: “Tôi không ký, tôi không phạm tội!”

862341e49b0149ea93425d14cffccd7c.jpg
Bà Thôi Phượng Lan

Tóm tắt bức hại

Bà Thôi đã tu luyện Pháp Luân Công được hơn 20 năm. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà đã bị bắt, tra tấn và bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, và các trung tâm tẩy não. Bà cũng bị đuổi việc và gia đình bà tan vỡ.

Trước khi bị bắt giữ, bà Thôi là người quản lý thư viện của Trường Cảnh sát vũ trang Cáp Nhĩ Tân. Bà đã bị các nhân viên của trường nhốt trong một phòng làm việc hơn 20 ngày. Ban quản lý của trường đã gọi cho người nhà và bạn bè bà để thuyết phục bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, trường học đã sa thải bà vào ngày 18 tháng 5 năm 2000.

Bà bị bắt giữ lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2001 khi bà đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công.

Bà đã bị đưa về trại tạm giam số 2 Cáp Nhĩ Tân và bị giữ ở đây hơn 20 ngày. Bà cũng bị cấm ngủ và không cho sử dụng nhà vệ sinh nếu bà không học thuộc các quy định của trại tạm giam. Bà cũng bị buộc phải đứng hoặc ngồi xổm trong một thời gian dài.

Tháng 7 năm 2001, bà lại bị các nhân viên cảnh sát thuộc đồn cảnh sát Tùng Hoa Giang bắt giữ và bị đưa đến trại tạm giam số 2 Cáp Nhĩ Tân.

Ở đó, bà đã tuyệt thực hơn 20 ngày để phản đối bị giam giữ phi pháp và các nhân viên ở đây đã bức thực bà.

Sau đó, bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức và ngày 14 tháng 8 năm 2001, bà được chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia. Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia đã nổi tiếng vì sử dụng các phương pháp tra tấn tàn bạo để buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình.

Ngày 21 tháng 8 năm 2001, các phạm nhân đã bịt mồm và đánh bà vì bà từ chối học thuộc các quy định của trại giam. Một lính canh tên Vương đã dùng một cái ghế đánh vào mặt bà và gây ra một vết rách dài 1,5 cm trên cạnh mép trái của bà.

Bà đã bị chóng mặt sau khi bị đánh, thị lực của bà bị mờ và trên đầu bà có vài vết sưng lớn. Vết rách trên miệng bà tiếp tục chảy máu khiến cho bà không thể ăn uống được gì. Bây giờ, vết rách đó đã thành một vết sẹo.

6a061397b0d579e700332ef222649f46.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: đánh vào đầu bằng ghế đẩu

Buộc phải rời khỏi nhà

Sau khi bà Thôi được thả, các cảnh sát địa phương đã từ chối trả cho bà thẻ căn cước công dân. Nếu không có nó, bà rất khó có thể tìm được việc hay đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Bà đã phải rời khỏi nhà để tránh bị lục soát và bắt giữ. Thậm chí ngay cả ở những nơi bà thuê ở cũng thường xuyên bị cảnh sát tới lục soát.

Tháng 5 năm 2007 khi bà Thôi không có mặt ở nhà, cảnh sát đã lục soát nơi bà thuê ở và tịch thu tất cả các sách Pháp Luân Công và các tài sản cá nhân khác của bà.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/17/340992.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/12/162160p.html
Đăng ngày 8-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share