Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 17-12-2016] Theo thông tin Minh Huệ Net tổng hợp, trong tháng 11 năm 2016 có 751 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị bắt giữ và 240 người được báo cáo là bị sách nhiễu. Do sự phong tỏa thông tin của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, nên số vụ bắt giữ và sách nhiễu thực tế có thể còn cao hơn nhiều so với con số đã được báo cáo.

Tổng cộng có 348 học viên được xác nhận là đã được thả ra sau 30 ngày bị giam giữ. 10 học viên khác bị bắt hiện vẫn chưa rõ tung tích. Trong số học viên bị bắt giữ còn lại, có 393 người vẫn đang bị giam giữ tại thời điểm viết báo cáo này, và 23 người trong số đó bị bắt giữ chính thức và hiện đang bị truy tố.

Cảnh sát cũng tịch thu tổng cộng 253.380 nhân dân tệ tiền mặt của 12 học viên trong các vụ bắt giữ. Bà Phiền Bảo Trân, người thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc đã thấy cảnh sát trong khi đến bắt giữ bà tại nhà, đã tịch thu của bà 30.000 nhân dân tệ hôm 14 tháng 11 năm 2016. Bà Tăng Kim Liên, người Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam đã bị cảnh sát tịch thu 40.000 nhân dân tệ khi họ bắt giữ bà hôm 23 tháng 11 năm 2016.

Bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn trên khắp Trung Quốc

Hàng loạt học viên bị bắt giữ ở 27 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, Liêu Ninh là tỉnh có số vụ bắt giữ nhiều nhất (118), tiếp theo là Sơn Đông (77). 12 tỉnh khác số vụ bắt được ghi nhận ở con số hàng chục, các tỉnh còn lại số vụ bắt giữ dưới 10.

  • Liêu Ninh: 119
  • Sơn Đông: 77
  • Cát Lâm: 76
  • Bắc Kinh: 64
  • Hà Bắc: 56
  • Hắc Long Giang: 56
  • Hồ Nam: 55
  • Tứ Xuyên: 41
  • Hồ Bắc: 36
  • Thiểm Tây: 21
  • Quảng Đông: 17
  • Ninh Hạ: 16
  • Thượng Hải: 11
  • Nội Mông Cổ: 8
  • Cam Túc: 8
  • Trùng Khánh: 8
  • Phúc Kiến: 8
  • Thiên Tân: 7
  • Giang Tô: 7
  • Giang Tây: 7
  • Quý Châu: 7
  • Vân Nam: 6
  • An Huy: 5
  • Quảng Tây: 2
  • Chiết Giang: 1
  • Sơn Tây: 1

Sáu tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có số vụ cảnh sát sách nhiễu học viên Pháp Luân Công được báo cáo lên đến con số hàng chục gồm: Sơn Đông (56) đứng đầu danh sách, tiếp theo đến Trùng Khánh (38), Hà Bắc (35), Tứ Xuyên (20), Giang Tây (16), và Cát Lâm (11). Các tỉnh còn lại có số vụ sách nhiễu dưới 10.

Chính quyền bức hại học viên thuộc mọi tầng lớp xã hội

Cuộc bức hại này thâm nhập đến từng ngóc ngách của xã hội Trung Quốc, nhắm vào các học viên thuộc mọi tầng lớp xã hội. Sau đây, chúng tôi đơn cử trích dẫn ra một vài trường hợp.

Cư dân thành phố Giai Mộc tư và những người khách của ông đã bị bắt trong buổi tụ họp

Ngày 23 tháng 11, một cư dân ở thành phố Giai Mộc Tư và 5 vị khách của ông đã bị bắt vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện tinh thần đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại.

Từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông Hứa Truyền – chủ sở hữu một công ty thiết kế nội thất đã liên tục bị giám sát. Những vị khách của ông Hứa cũng tu luyện Pháp Luân Công và họ cũng bị giám sát như ông Hứa. Cuộc gặp mặt riêng của họ đã nhanh chóng bị cảnh sát phá đám.

Khoảng mười viên chức xông vào căn hộ của ông Hứa khi ông đang chiêu đãi những người khách của mình tối hôm đó. Con của ông ra kiểm tra xem ai đang gõ cửa, cảnh sát cho biết họ tới là để điều tra các vụ việc buôn người, buôn ma túy và các tội hình sự khác.

Đứa trẻ không dám cho người lạ vào trong, cảnh sát đã đập mạnh vào cửa. Sau đó họ tìm một thợ khóa tới để tháo lỗ nhỏ nhìn qua cửa và sau đó tháo toàn bộ khóa cửa.

Sau cùng, cảnh sát phá cửa xông vào nhà ông Hứa và lục soát. Họ tịch thu sách Pháp Luân Công, một máy tính, một máy ảnh, một máy scan và một bảng thông tin về những đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Một người khách chỉ vào tấm bảng và nói với cảnh sát, “Đây là những gì đang diễn ra hiện nay – mọi người đang kiện Giang vì ông ta ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Chúng tôi làm tấm bảng để cho mọi người như các vị biết về điều đó.” Những khách mời khác mắng cảnh sát vì họ chiếm dụng tài sản cá nhân.

Một viên chức đáp lại, “Tôi họ Chu. Không phải các người nói tôi chiếm dụng tài sản cá nhân đấy chứ? Tôi nói cho các người biết, tôi là Đồn phó Đồn Cảnh sát Kiều Nam”

Ông Chu đã gọi vài cuộc điện thoại để hỏi ý kiến rằng ông ta có nên bắt ông Hứa và những vị khách của ông Hứa hay không. Ngay sau đó, Lưu Minh – Đội trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương và Nhạc Bổn Quân – Đồn trưởng Đồn Cảnh sát Kiều Nam cùng tới hiện trường.

Ông Nhạc đã ra lệnh bắt tất cả mọi người ngoại trừ con và mẹ của ông Hứa.

Tối hôm đó sáu học viên bị đưa tới sáu nơi khác nhau, ông Hứa tới Đồn Cảnh sát Kiều Nam, ông Thôi Nghiễm (Anh rể của ông Hứa từ thị trấn khác tới thăm gia đình ông Hứa) tới Đồn Cảnh sát Bảo Vệ, ông Dương Dân Giang (một kỹ sư) tới Đồn Cảnh sát Tân Lập, bà Vương Côn (một giáo sư đại học) tới Đồn Cảnh sát Tây Lâm, ông Triệu Luân Tiên (một kỹ sư) tới Đồn Cảnh sát Trường An và ông Hạ Linh Vỹ tới Đồn Cảnh sát Tùng Lâm.

Ngày hôm sau cảnh sát ban hành lệnh tạm giam, ông Hứa bị tạm giam 15 ngày và những vị khách của ông bị tạm giam 10 ngày. Bà Vương bị chuyển tới Trại tạm giam Thang Nguyên, 5 học viên nam bị chuyển tới trại tạm giam Hoa Xuyên.

Gia đình ông Hứa yêu cầu có bản sao lệnh tạm giam nhưng yêu cầu của họ bị từ chối.

Bảy học viên cao tuổi bị bắt giữ tại Ngân Xuyên thuộc Khu tự trị Ninh Hạ

Bảy cư dân Ngân Xuyên, tỉnh Ninh Hạ bị băt giữ ngay khi vừa bước ra khỏi nhà của một người bạn hôm 23 tháng 11 năm 2016 bởi tất cả họ đều tu luyện Pháp Luân Công.

Trong số những người bị bắt giữ có bà Trương Hiểu Xuân, nguyên là phó trưởng khoa nhi kiêm phó giám đốc Bệnh viện huyện Long Đức và cũng là phó chủ tịch Hội đồng Chính trị Long Đức. Vị bác sỹ 55 tuổi này hiện vẫn đang bị giam giữ tại Trại giam thành phố Ngân Xuyên.

Trước đó, bà Trương đã bị bắt giữ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt giữ năm 2009 và tạm giam 27 ngày, trong suốt thời gian đó, bà bị cưỡng bức lao động khổ sai mỗi ngày hơn 10 giờ đồng hồ. Bà bị bắt giữ một lần nữa năm 2011 và bị kết án ba năm tù giam, tại đây bà bị tra tấn tàn bạo. Sau đó bà đã bị đuổi việc.

Giáo viên trẻ dạy piano bị giam giữ vì phát tài liệu Pháp Luân Công

Một giáo viên trẻ dạy piano đã bị bắt giữ tại nơi làm việc vào ngày 26 tháng 11 năm 2016, sau khi cha mẹ của một học sinh trình báo cô vì đã tặng họ lịch để bàn có thông tin về Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp.

Cô Điền San bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 2015, khi đang ở giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc đời. Mặc dù có bằng cử nhân của Học viện âm nhạc Trung Quốc, cô không thể tìm được công việc có mức lương phù hợp, và khi con cái ra đời, tình hình tài chính của cô càng khó khăn hơn nữa.

Không lâu sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô San hồi phục những biến chứng sau sinh và cô cũng không còn phàn nàn về công việc của mình nữa. Cô nói: “Pháp Luân Công là những gì tôi tìm kiếm trong suốt cuộc đời của mình.” Cô tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và cố gắng hết sức trong công việc giảng dạy của mình.

Cô tặng cho cha mẹ của một học sinh một tờ lịch có thông tin về Pháp Luân Công, và cô đã bị họ trình báo với cảnh sát. Hiện cô vẫn bị giam giữ tại trại tạm giam quận Hải Điến.

Giảng viên đại học “bỏ trốn” bị bắt giữ

Ngày 23 tháng 11 năm 2016, bà Ngụy Tú Quyên, một giảng viên bị đình chỉ công tác tại trường Đại học Sư phạm Bắc Hoa ở thành phố Cát Lâm, đã bị bắt tại nhà ga Trường Xuân. Lúc đó, bà đang trên đường đến thăm một người thân ở thành phố Trường Xuân. Cảnh sát từ Đồn cảnh sát Trạm Tiền đã tiến hành bắt giữ và tuyên bố bà là tội phạm bỏ trốn. Vậy bà phạm tội gì? Bà Ngụy tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Theo cảnh sát, bà Ngụy bị liệt vào danh sách truy nã vào tháng 9 năm 2016 vì không trả lời giấy triệu tập của Tòa án quận Trường Giang, thành phố Cát Lâm.

Bà Ngụy bị còng tay sau lưng và bị đưa đến Đồn cảnh sát Trạm Tiền. Sau đó, cảnh sát đã thông báo cho Đồn cảnh sát Trường Giang thành phố Cát Lâm để xin được hỗ trợ.

Tối hôm đó, cảnh sát từ Đồn cảnh sát Trường Giang đã đưa bà Ngụy trở lại thành phố Cát Lâm. Bà đã rất yếu khi họ đưa đến Cát Lâm. Chồng bà Ngụy, khi đó đang chờ bà trước đồn, đã đưa bà vào đồn. Ông yêu cầu đưa bà Ngụy đến bệnh viện vì vì tim bà đang rất yếu. Nhưng các cảnh sát đã từ chối và buộc ông ra khỏi đồn.

Tối hôm đó, bà Ngụy bị tăng nhịp tim và ngất đi. Cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện số 465 và bà được chẩn đoán bị huyết áp cao.

Ngày hôm sau, cảnh sát vẫn đưa bà tới trại tạm giam. Trại giam đã từ chối nhận bà vì lý do sức khỏe.

Cảnh sát chỉ thả bà Ngụy sau khi họ tống tiền người thân của bà 5.000 nhân dân tệ.

29 người bị bắt giữ và 50 người bị sách nhiễu vì kiện Giang Trạch Dân

29 trong tổng số 571 học viên bị bắt giữ vì đệ đơn kiện cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân về tội phát động bức hại Pháp Luân Công khiến họ bị bắt giữ và ngược đãi.

Bên cạnh bị bắt giữ, 50 học viên khác cũng bị cảnh sát sách nhiễu vì muốn đưa Giang ra trước công lý.

Ông Tưởng Vỹ Khang, 90 tuổi, cùng vợ là bà Trương Triêu Bích, đã gửi đơn kiện Giang tháng 7 năm 2015. Cảnh sát địa phương đã xuất hiện trước cửa nhà của cặp vợ chồng này hôm 9 tháng 11 năm 2016 và ở đó vài giờ đồng hồ cho đến khi cặp vợ chồng đó ký tên vào một văn bản được chuẩn bị sẵn để tuyên bố vô hiệu đơn kiện Giang Trạch Dân của họ.

Các học viên bị bắt giữ vì tham dự phiên tòa công khai xét xử các học viên khác

Trong 571 học viên có một số học viên bị bắt giữ trong khi tham dự phiên xét xử các học viên khác chỉ vì họ kiên định với đức tin của mình. Sau đây là một số ví dụ:

Người mẹ của công dân Washington D.C bị xét xử bởi tu luyện Pháp Luân Công, những người ủng hộ cô bị bắt giữ

Một cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị kết án chỉ hai ngày sau khi con trai bà, một cư dân Washington D.C kêu gọi trả dự vô điều kiện cho bà trước Đại sứ quán Trung Quốc. Một số người ủng hộ bà cũng bị bắt giữ vì tham dự phiên xét xử ở Đại Liên.

Bà Viên Hiểu Mạn bị bắt giữ tại nhà vào ngày 12 tháng 5 năm 2016 vì đệ đơn kiện cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công khiến gia đình bà chịu nhiều thống khổ.

Bà Tôn Quế Linh, một học viên Pháp Luân Công địa phương đến tham dự phiên tòa hôm 16 tháng 11 năm 2016, đã bị bắt giữ tại trạm xe buýt cách tòa án khoảng 200 mét. Bà bị còng tay vào ghế gần hai tiếng đồng hồ.

Chồng bà bị đẩy đi nơi khác trong khi tranh luận với cảnh sát rằng vợ ông không hề phạm pháp. Sau đó ông đi đến Đội An ninh Nội địa, nhưng bị trả về đồn cảnh sát địa phương. Lần này, ông đã kiên quyết ở lại cho đến khi cảnh sát nhượng bộ và đã trả tự do cho vợ ông sau đó vài giờ.

Ngoài bà Tôn, ba học viên khác cũng được xác nhận là đã bị bắt giữ. Một phụ nữ ngoài 40 tuổi đã từ chối tiết lộ danh tính, và cho đến giờ vẫn chưa rõ cô đang bị giam giữ ở đâu.

Bà Tàng Liên Mai và bà Vương Linh bị các chấp hành viên tòa án lừa dối và trình chứng minh nhân dân của mình để tham dự phiên xét xử. Cảnh sát đã theo dõi và bắt giữ họ không lâu sau khi phiên tòa kết thúc.

Một phụ nữ Bắc Kinh bị bắt giữ bởi được mời tới tham dự phiên xét xử công khai các học viên Pháp Luân Công

Một người phụ nữ Bắc Kinh đã bị bắt giữ một ngày trước khi diễn ra phiên toàn xét xử ba học viên Pháp Luân Công, những người đã bị bắt giữ bởi từ chối từ bỏ pháp môn tu luyện tinh thần này. Cuộc bức hại này vẫn được chính quyền Cộng sản Trung Quốc duy trì cho đến ngày nay. Các học viên này bị đưa ra xét xử vào ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Ba bị cáo là bà Khánh Tú Anh, người nội trợ 61 tuổi; bà Hạ Hồng, giáo viên mầm non 50 tuổi; và ông Lý Nghiệp Lượng, nhiếp ảnh gia 47 tuổi.

Bà Lưu Diễm Mai, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã soạn thư mời có thông tin về bị cáo, thời gian, địa điểm diễn ra phiên xét xử, và việc luật sư biện hộ kêu gọi tuyên vô tội cho thân chủ.

Bà Lưu phân phát thư mời này trong khu chung cư liên hợp của ông Lý hôm 29 tháng 11 và đã bị bắt giữ sau đó vài giờ. Cảnh sát lục soát nhà bà vào buổi tối ngày hôm đó.

Hiện bà Lưu vẫn đang bị giam giữ trong trại tạm giam Thông Châu.

Bắt giữ học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn

12 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ vào ngày 3 tháng 11 năm 2016 vì phân phát lịch chứa thông tin về pháp môn tu luyện tinh thần này và cuộc bức hại do chính quyền cộng sản Trung Quốc thực hiện.

Đội An ninh Nội địa huyện Liêu Trung ở Thẩm Dương đã thực hiện hàng loạt vụ bắt giữ và lục soát nhà của các học viên trong vùng. Các học viên này đều từ 50 đến 70 tuổi.

Các học viên bị bắt giữ gồm bà An Tĩnh, cô Hàn Thanh và mẹ cô là bà Vu Xuân Diễm, bà Hiệp Trung Thu, bà Trần Hồng, bà Dương Mẫn, bà Hàn Xuân Hương, bà Lưu Lệ Quyên, bà Trần hồng, bà Mạnh Thục Trân và con gái bà là cô Lưu.

Bà An Tĩnh kháng cự trong khi cảnh sát bắt giữ bà và đã bị đá ngãn lăn xuống đất và bị xịt hơi cay. Sau đó bà bị hai viên cảnh sát lôi vào một chiếc xe cảnh sát.

Khi bà Hiệp Trung Cầu cố gắng ngăn cảnh sát sử dụng bạo lực trong khi bắt giữ, bà cũng bị bắt giam.

Lục soát nhà cửa

Lý Vỹ, đội trưởng Đội An ninh Nội địa khu Liêu Trung, đã dẫn hơn 20 cảnh sát tới lục soát nhà của các học viên và tịch thu máy tính và điện thoại di động của họ. Cảnh sát cũng lấy đi 18.000 nhân dân tệ và 2.000 Đài tệ của con trai bà An tại nhà bà An. Một sợi dây chuyền vàng tìm thấy trong nhà bà Hiệp Trung Cầu cũng bị tịch thu.

Giam giữ

Gia đình của các học viên bị bắt giữ muốn được gặp họ vào buổi tối hôm đó, nhưng cảnh sát đã từ chối.

Bà Hiệp bị đánh đập vì không chịu ký tên hay điểm chỉ vào những tài liệu do cảnh sát soạn sẵn. Những học viên này cũng bị kiểm tra y tế bắt buộc. Cô Hàn Thanh không hợp tác với cảnh sát nên đã bị đá và đánh đập.

Sau hôm bị bắt giữ, phần lớn học viên bị tống vào trại tạm giam Thẩm Dương. Hai người trong số họ đã được tại ngoại vì kết quả kiểm tra y tế không đạt yêu cầu. Mẹ già 70 tuổi của cô Hàn cũng bị đưa tới trại tạm giam mặc dù bà bị cao huyết áp. Một phụ nữ 70 tuổi khác cũng bị đưa đến trại tạm giam này.

10 học viên khác cũng đã được trả tự do. Cô Hiệp và bà Trần hiện vẫn đang bị giam giữ.

42 học viên bị đưa đến trại tẩy não

Trong tháng 11, có 42 học viên Pháp Luân Công bị đưa đến các trung tẩy não trên toàn khu vực.

Công ty dầu Đại Khánh đưa những nhân viên kiện Giang Trạch Dân tới trung tâm tẩy não

  • Ông Quách Cường ở Nhóm Tám đã bị đưa tới trung tâm tẩy não ngày 2 tháng 11.
  • Ông Trương Kim Nguyên ở Nhà máy lọc dầu Số 2 đã bị đưa đến trung tâm tẩy não ngày 3 tháng 11.
  • Ông Loan Hâm ở Công ty Địa chất bị đưa đến trung tâm tẩy não ngày 4 tháng 11.
  • Bà Đinh Tư ở Trường Đại học Y tế Đại Khánh bị đưa đến trung tâm tẩy não ngày 4 tháng 11.
  • Bà Hàn Phong Ngọc ở Trường Đại học Y tế Đại Khánh bị đưa đến trung tâm tẩy não ngày 7 tháng 11.
  • Bà Trương Thu Cúc ở Công ty Quản lý Tài nguyên Chuangyecheng bị đưa đến trung tâm tẩy não ngày 10 tháng 11.
  • Ông Nghiêm Thiếu Nghĩa ở trụ sở văn phòng chính của công ty dầu mỏ đã bị đưa tới trung tâm tẩy não ngày 11 tháng 11.

Ba trường hợp tử vong trong tháng 11 năm 2016

Ba học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trước tháng 11 năm 2016, đã qua đời trong tháng này vì bị bức hại tàn bạo.

Một học viên ở Trường Xuân qua đời sau tám năm chịu thống khổÔng Tôn Thế Bân, người thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm bị bắt giữ ngay sau khi cuộc bức hại khai màn vào năm 1999. Ông bị tra tấn tàn bạo trong khi bị giam giữ ở các trại lao động. Chưa khi nào ông kịp hồi phục các biến chứng do bị tra tấn và đã qua đời vào tháng 9 tháng 11 năm 2016 ở tuổi 60.

Một học viên ở Trùng Khánh qua đời sau vài tuần cảnh sát ghé thăm Ông Đặng Siêu, cư dân khu Giang Bắc, Trùng Khánh, bị sách nhiễu tại nơi làm việc vào ngày 31 tháng 10 năm 2016 vì kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Ông bị ép điểm chỉ vào một biên bản được chuẩn bị sẵn cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Các bên liên quan đến vụ việc gồm Dương Thuận Hoa, đồn trưởng Đồn Cảnh sát Đại Thạch Bá, và Lý Phong, Trưởng Phòng 610 khu phố Đại Thạch Ba.

Trước sức ép nặng nề và uy hiếp từ phía chính quyền, ông Đặng đã qua đời tại nhà vào ngày 11 tháng 11 năm 2016 ở tuổi 49.

14 tháng sau lần bắt giữ gần đây nhất, một phụ nữ ở Xích Phong đã qua đời

Năm 2011, bà Trương Lệ Mai, cư dân thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, đã bị kết án 7 năm tù, khi đó bà vẫn đang trong thời kỳ cho con bú. Lính canh của Nhà tù nữ Hô Hòa Hạo Đặc tra tấn bà với các hình thức đánh đập và cấm ngủ.

Bà bị bắt giữ một lần nữa vào tháng 4 năm 2015. Sau đó, mặc dù đã được tại ngoại, song những thương tổn của bà không thể phục hồi và bà đã qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2016 ở tuổi 52.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/17/339054.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/24/160448.html

Đăng ngày 19-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share