Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-9-2016] Theo tin chính thức từ báo điện tử Minh Huệ, trong tháng 8 năm 2016, có 950 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Do chịu sự kiểm duyệt thông tin của chính quyền cộng sản, việc báo cáo tình hình bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc luôn luôn không được kịp thời.

Trong tháng 8 và những tháng trước đó, dưới sự bức hại nghiêm trọng trong hệ thống các nhà tù quốc gia, trong số 950 trường hợp được báo cáo này, có 7 người đã thiệt mạng.

Trong số 943 trường hợp còn lại, 760 trường hợp bị bắt giữ, 183 trường hợp bị chính quyền sách nhiễu vì không đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công. Một số các học viên bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu này đã 80 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, cảnh sát đã tịch thu của 39 học viên tổng số tiền mặt là 209.876 Nhân dân tệ.

Tính đến tháng 8 năm 2016, trong số 760 học viên bị bắt giữ, có 8 học viên vẫn đang mất tích. Sau khi họ bị bắt giữ, gia đình họ có thông tin gì về nơi họ bị giam giữ.

Trong số các học viên bị bắt giữ này, có 231 học viên (chiếm 30.1%) đã được thả ra ngay sau đó, số còn lại vẫn bị giam giữ. Bốn mươi hai học viên bị chuyển tới các trung tâm tẩy não, và 80 học viên khác đã có lệnh bắt giữ chính thức và có nguy cơ bị truy tố.

Hầu hết các vụ bắt bớ và sách nhiễu của 943 học viên không bị thiệt mạng này diễn ra trong tháng 8 năm nay, trong đó có ghi nhận 581 trường hợp bị bắt giữ (chiếm 76,4%) và 117 trường hợp bị sách nhiễu (chiếm 63,9%). Các trường hợp còn lại đều xảy ra trong những tháng nửa đầu năm 2016.

Các học viên này đến từ 29 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trên khắp đất nước Trung Quốc. Tỉnh Hà Bắc đứng đầu danh sách với 121 trường hợp bị bắt bớ và sách nhiễu (chiếm 12,8%), tiếp theo là tỉnh Liêu Linh (112 trường hợp, chiếm 11,9%); tỉnh Cát Lâm (80 trường hợp, chiếm 8,5%); tỉnh Sơn Đông (74 trường hợp, chiếm 7,8%) và tỉnh Hà Nam (71 trường hợp, chiếm 7,5%). Tại 16 tỉnh thành khác, số học viên bị bức hại duy trì ở 2 con số, 8 tỉnh thành còn lại duy trì ở mức 1 con số.

fb0ae7d54eaafb8e907b826d537d187a.jpg

Bảy trường hợp tử vong

Ba học viên tử vong trong tháng 8 do bị cầm tù và bức hại trong một thời gian dài.

Sau một tháng được các quan chức của nhà tù đột nhiên trả về nhà khi đang thi hành được một nửa thời gian bản án tù bảy năm vì không đồng ý từ bỏ đức tin của mình, học viên Vương Quế Lâm tại tỉnh Hồ Nam đã qua đời vào ngày 8 tháng 8. Cơ thể ông tiều tụy và không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì. Gia đình đã đưa ông tới hai bệnh viện để điều trị, nhưng các bác sỹ của cả hai bệnh viện này đều nói với rằng gia đình ông rằng họ phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất.

Chính quyền địa phương không cho phép khám nghiệm tử thi mà cưỡng chế hỏa táng thi thể của ông. Gia đình ông nghi ngờ rằng ông đã bị nhân viên trong tù tiêm loại thuốc gì đó vào cơ thể, bởi vì các triệu trứng của ông Vương rất giống với các triệu chứng của một học viên khác, bà Dương Thuấn Anh đã tử vong cách đây hai ngày sau khi cũng được chính nhà tù này trả về nhà. Bà Dương đã nói với gia đình rằng bà đã bị tiêm vào người một loại thuốc có màu hồng nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vào ngày 6 tháng 8, bảy tháng sau khi được trả về để điều trị y tế, học viên Trình Phú Hoa đến từ tỉnh Liêu Linh đã từ trần. Bà thọ 68 tuổi.

Bà Trình bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 6 năm 2015 vì nói cho mọi người biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà bị đưa ra xét xử mà gia đình không nhận được thông báo và sau đó bà bị kết án 3 năm rưỡi tù giam..

Trong suốt thời gian bị giam cầm, người phụ nữ 68 tuổi này bị bức hại rất dã man. Bà bị phù nề nặng, thường xuyên ngất xỉu và suy giảm chức năng vận động. Vào cuối tháng 1 năm 2016, sau khi được trả về nhà để điều trị y tế, sức khỏe của bà không thể phục hồi được nữa.

Vào ngày 14 tháng 8 năm 2016, học viên Vương Hòa Bình đến từ tỉnh Hà Nam đã qua đời ở độ tuổi 56. Ông đã nhiều lần bị bắt giữ, giam cầm, bỏ tù và cưỡng bức lao động. Ông đã phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn, bao gồm cả hình thức tra tấn cột chặt vào “ghế cọp” trong khi tay bị còng ở phía sau lưng.

Ngoài ra, có thêm 4 trường hợp tử vong trước tháng 8 do bị bức hại cũng đã được ghi nhận. Học viên Trương Xuân Kiệt, 59 tuổi, đến từ tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vào ngày 19 tháng 5 năm 2016. Học viên Lôi Ngân Chi ở tỉnh Hồ Bắc đã qua đời vào ngày 12 tháng 7 năm 2016. Học viên Vương Yến, 47 tuổi ở tỉnh Cát Lâm đã qua đời vào ngày 26 tháng 7 năm 2016. Học viên Triệu Thục Viện ở tỉnh Tân Cương đã qua đời vào ngày 22 tháng 7 năm 2016.

Bị cảnh sát trả thù vì nộp đơn truy tố hình sự cựu Bí thư Đảng Cộng sản

Trong tháng 8 năm 2016, có 26 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và 57 học viên bị sách nhiễu vì đã đệ đơn truy tố hình sự cựu Bí thư Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân với cáo buộc đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Các học viên đệ đơn khởi tố Giang Trạch Dân bị bức hại nặng nề nhất là ở các tỉnh Trùng Khánh, Nội Mông Cổ và Liêu Ninh.

Một số cảnh sát đã cưỡng ép các học viên ký tên vào các bản tuyên bố “thú nhận” rằng đơn tố cáo Giang Trạch Dân của họ là những cáo buộc sai lầm hoặc phải ký tên vào các bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Nếu các học viên này từ chối, họ sẽ bị bắt giữ và bị gửi tới các trung tâm tẩy não, hoặc thậm chí bị kết án.

Học viên Tô Đạt Phong, một giáo viên ở huyện Tân Dân, tỉnh Niêu Ninh đã bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 8 năm 2016. Cảnh sát đã đột nhập và lục soát nhà ông. Sau khi tìm thấy một bản sao lưu đơn tố cáo Giang Trạch Dân trong máy tính của ông, cảnh sát đã đệ trình trường hợp của ông lên Viện Kiểm sát Nhân dân. Lệnh bắt giữ ông chính thức đã được phê duyệt, giờ đây ông đang phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố hình sự.

Bắt giữ trong tháng tám

Trong vòng 20 ngày, một người đàn ông ở tỉnh Cát Lâm đã hai lần bị bắt giữ

Vào ngày 3 tháng 8, trong khi đang đọc sách Chuyển Pháp Luân ở nhà, học viên Hu Shengchen ở huyện Yushu , tỉnh Cát Lâm đã bị bắt giữ. Ông bị giam giữ khoảng 10 ngày trong một trại tạm giam và sau đó được thả ra. Mười ngày sau, cảnh sát đột nhật vào nhà ông và tịch thu đi một số tài liệu Pháp Luân Công. Ông lại bị bắt giữ lần nữa và bị chuyển tới trại tạm giam Yushu.

Vụ án một phụ nữ ở tỉnh Sơn Đông bị trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân

Vào ngày 2 tháng 8, học viên Du Xiuhua đến từ huyện Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ tại một hội chợ hàng nông phẩm khi đang nói cho mọi người biết về Pháp Luân Công. Bà đã bị chuyển tới trại giam Duy Phường . Khi gia đình bà đến đồn cảnh sát và đòi thả bà ra, yêu cầu của họ đã bị từ chối và họ được thông báo rằng trường hợp của bà đã bị chuyển lên Viện Kiểm sát Nhân dân.

Theo thông tin từ báo Minh Huệ, các học viên bị giam giữ ở trại tạm giam Duy Phường bị ép phải làm công việc đóng gói túi để rác phục vụ xuất khẩu. Lính canh trại thường xuyên giám sát phòng của họ và bắt họ phải cởi trần truồng để kiểm tra xem họ có mang theo trên mình các tài liệu Pháp Luân Công hay không.

Một người đàn ông nhiều tuổi bị cảnh sát đánh đập dã man

Vào ngày 2 tháng 8, khi đang thông tin cho người dân địa phương biết về Pháp Luân Công, học viên Lý Mạch Truân đã bị báo cảnh sát và bị bắt giữ ở huyện Zaozhuang , tỉnh Sơn Đông.

Học viên cao tuổi này đã gần 70 nhưng bị cảnh sát đánh đập rất dã man trong khi thẩm vấn. Vì ông từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị lôi tới một nhà vệ sinh. Hai cảnh sát, trong đó có một người là phó đồn, đã dùng chiếc giày da cứng của mình cán qua lại lên hai đùi của ông.

Ông Lý kêu la đau đớn, nhưng viên phó đồn cảnh sát đáp lại: “Ngay cả khi ông chết tôi cũng không quan tâm! Bất quá là chúng tôi chi trả cho gia đình ông một ít tiền bồi thường!”

Ông Lý bị giam ở trại giam Thai Nhi Trang.

Tịch thu 7.000 nhân dân tệ từ nhà của các học viên

Học viên Cao Shuyun ở huyện Yi’an , tỉnh Hắc Long Giang đã bị cảnh sát theo dõi và bắt vào ngày 8 tháng 8 vì phân phối tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và lấy đi 7.000 Nhân dân tệ tiền mặt có in các thông điệp chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Cô cháu gái 18 tuổi của học viên Cao ở nhà một mình trong khi cảnh sát đột kích vào nhà. Sau khi phát hiện trong ví cô có tiền in thông điệp về Pháp Luân Công, cảnh sát cũng áp giải luôn cả cháu gái của bà về đồn cảnh sát. Mặc dù cháu gái bà đã được cha mình đón về nhà vào tối hôm đó, nhưng cô gái trẻ này đã rất sợ hãi và liên tục khóc. Bà Cao sau đó đã bị chuyển tới trại tạm giam Tề Tề Cáp Nhĩ.

Một phụ nữ ở Chiết Giang bị chuyển từ một trại tạm giam tới một trung tâm tẩy não

Học viên Gu Degen , 63 tuổi, đến từ Shangyu, Shaoxing bị tố cáo với cảnh sát vì đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tối ngày 8 tháng 8, cảnh sát bắt giữ bà tại nhà và đưa bà vào Khu tạm giam quận phát triển Shangyu. Họ nói với gia đình bà Gu rằng họ sẽ thả bà ra vào ngày 21 tháng 8.

Tuy nhiên, vào sáng sớm ngày 21 tháng 8, khi gia đình bà Gu đến Khu tạm giam thì được thông báo rằng bà đã bị chuyển tới Trung tâm tẩy não Shaoxing và cảnh sát sẽ giam bà ở đó ít nhất thêm một tháng.

Sách nhiễu và lục soát nhà

Hộ chiếu của một học viên được nhiều người biết đến đã bị thu hồi tại biên giới

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu trong tháng 8, có một trường hợp đáng chú ý là trường hợp của học viên Vương Trị Văn có hộ chiếu bị thu hồi tại biên giới Trung Quốc trước khi ông có thể đi tới Mỹ để đoàn tụ với con gái mình.

Học viên Vương là điều phối viên của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc trước đây. Ngay sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra vào tháng 7 năm 1999, ông đã bị kết án 16 năm tù.

Ông Vương được ra tù vào năm 2014 và từ đó liên tục bị cảnh sát theo dõi. Con gái ông, cô Danielle Vương đã từ Mỹ trở về Trung Quốc để giải cứu bố. Sau hai tuần nỗ lực cao độ, Danielle và chồng cô, anh Jeff Nenarella đã làm thủ tục bảo lãnh hộ chiếu và thị thực cho ông Vương. Nhưng vào ngày 6 tháng 8, ngay trước thời điểm ra khỏi biên giới Trung Quốc, ông Vương đã bị các nhân viên tại cửa khẩu sân bay chặn lại và phá hỏng hộ chiếu của ông.

Danielle and Jeff đã phải trở về Mỹ mà không có ông Vương đi cùng.

Sau 12 năm tù đày, một phụ nữ ở tỉnh Hắc Long Giang vẫn thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu và lục soát nhà

Ở một trường hợp tương tự, sau khi chịu xong án tù 12 năm và tra tấn bức hại, học viên 62 tuổi Lý Ngọc Thư cũng bị cảnh sát liên tục sách nhiễu và lục soát nhà sau khi được thả ra khỏi tù từ tháng 5 năm 2014.

Trong gần hai năm rưỡi kể từ khi được thả ra, cảnh sát đã hơn 10 lần đến nhà bà lục soát. Vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 26 tháng 8: cảnh sát nghi ngờ bà đã treo một tấm bảng có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp là tốt,” họ đã gõ cửa nhà bà, lục soát nhà và đe dọa bà không được treo những tấm bảng như vậy.

Cảnh sát mang “bảng câu hỏi chuyển hóa” đến nhà các học viên

Vào ngày 15 tháng 8, học viên PengChunliang , 80 tuổi, đã đón hai vị khách không mời mà tới từ đồn cảnh sát và cộng đồng dân cư, mỗi người bọn họ đều cầm trên tay một bảng câu hỏi dành cho các học viên Pháp Luân Công để buộc họ phải ký tên vào bản tuyên bố từ bỏ tu luyện. Khi bà từ chối không hợp tác, họ đã điền thông tin nơi bà ở vào một hồ sơ và hỏi số điện thoại di động của bà.

Trong cùng hôm đó, hai học viên khác ở trong huyện này cũng bị cảnh sát và nhân viên cộng đồng dân cư sách nhiễu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/16/334719.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/1/159369.html

Đăng ngày 23-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share