Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-12-2016] Ngày 5 tháng 12 năm 2016, bà Tô Uy, học viên Pháp Luân Công, 60 tuổi, đã bị Toà án quận Phong Đài xét xử. Anh trai của bà đã dũng cảm kiến nghị hệ thống tư pháp Bắc Kinh yêu cầu ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Vụ bắt giữ bằng bạo lực và dối trá

Ngày 21 tháng 7 năm 2016, tám cảnh sát mặc thường phục thuộc Sở cảnh sát quận Phong Đài ở Bắc Kinh đã đến nhà anh trai của bà Tô Uy, nơi bà Uy đang ở, tại khu dân cư Chính Hinh Viên. Họ đã tắt công tắc nguồn bên ngoài của căn hộ. Khi chị dâu của bà Tôn mở cửa để kiểm tra nguồn điện, họ liền lao vào nhà để bắt bà Tô.

Anh trai của bà Tô cố gắng ngăn cảnh sát lại và đã bị xô ngã xuống sàn, khiến ông bị co giật động kinh.

Cảnh soát đã lục soát nhà và tịch thu nhiều điện thoại, một máy in, một máy tính và ba cuốn Chuyển Pháp Luân. Bà Tô đã bị đưa đến Trại tạm giam Phong Đài. Viện kiểm sát số 1 Bắc Kinh đã phê chuẩn lệnh bắt giữ vào ngày 26 tháng 8.

Anh của bà Tô đã gửi một lá thư đến Phòng Công an Bắc Kinh, Viện kiểm sát và toà án, trong đó ông yêu cầu họ ngừng đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

2016-12-1-suwei-brother_01--ss.jpg

Anh trai của bà Tô đã gửi đơn thỉnh nguyện đến chính quyền yêu cầu họ ngừng đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động ba lần

Bà Tô, một kế toán viên của Nhà máy Gỗ Quang Hoa Bắc Kinh đã nghỉ hưu, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, bà đã bị bức hại nghiêm trọng, bao gồm bị bắt giữ, cầm tù và tra tấn dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bà Tôn bị giam giữ trong một trung tâm tẩy não trong một tháng vào năm 2001.

Ngày 11 tháng 9 năm 2003, bà bị bắt giữ trong một ngôi chợ và bị kết án hai năm trong trại cưỡng bức lao động. Bà bị giam giữ trong Trại lao động cưỡng bức nữ ở Bắc Kinh.

Năm tháng sau khi được thả, ngày 24 tháng 2 năm 2006, bà Tô lại bị bắt giữ. Bà phải chịu hai năm rưỡi lao động cưỡng bức vì sở hữu sách Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ trong Trại lao động cưỡng bức nữ ở Bắc Kinh và sau đó bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Các quan chức đã kéo dài thời hạn của bà thêm sáu tháng vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công. Bà được thả ra vào tháng 2 năm 2009.

Trong thời gian bị giam giữ trong các trại lao động, bà Tô đã bị ngược đãi và tra tấn, các lính canh đã còng hai tay của bà vào hai chiếc giường, sau đó đẩy giường ra xa để làm cho cơ của bà căng đến cùng cực.

Họ cũng cột hai chân của bà vào một bên của chiếc giường ngủ và hai tay vào phía kia của thanh ngang trong vài ngày. Bà đã bị tra tấn theo cách này trong một vài ngày, trong thời gian đó bà không được phép dùng nhà vệ sinh và cũng không được ăn bất cứ thứ gì.

Bà bị trói bằng dây thừng, sốc điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ và bị buộc phải đứng trong một thời gian dài.

Những người tham gia bức hại bà Tô:

Trương Vũ, cán bộ kiểm tra sơ bộ, Sở cảnh sát quận Phong Đài: +86-10-83680332

Biên Ái Hoa, trưởng Phòng 610 quận Phong Đài: + 86-10-83656033

Viện kiểm sát số 1 Bắc Kinh: +86-10-59909107

Các báo cáo trước đó:

Bốn học viên bị bắt giữ phi pháp

Bà Tô Uy và Khánh Tú Anh ở Bắc Kinh bị đưa tới trại lao động cưỡng bức

Bà Tô Uy lại bị bắt giữ sau khi chịu tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/2/338431.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/15/160345.html

Đăng ngày 14-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share