Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 4-11-2016] Vào ngày 9 tháng 10 vừa qua, một công dân thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ đã bị đưa ra xét xử với tội danh: “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” – một thuật ngữ được chính quyền cộng sản Trung Quốc dùng để bỏ tù các học viên Pháp Luân Công trong chiến dịch diệt trừ môn tu luyện tinh thần này.

Sau bốn lần Viện kiểm sát quận Long Sa trả lại hồ sơ về Đồn công an Ngũ Long với lý do thiếu chứng cứ, bà Khuất Thụ Vinh vẫn bị đưa ra xét xử.

Luật sư của bà Khuất tranh luận rằng không có điều luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công và bà không nên bị kết tội khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.

Luật sư hỏi thêm nhân chứng bên nguyên – một người tham gia thẩn vấn bà Khuất. Bằng việc kiểm tra chéo, người này thừa nhận công an không có lệnh khám nhà trong lúc lục soát nhà bà Khuất và họ đã dùng tra tấn để lấy khẩu cung.

Chủ tọa phiên tòa đã chấp thuận những ý kiến của luật sư về việc loại bỏ chứng cứ của bên nguyên, và kết luận việc thu thập chứng cứ là bất hợp pháp nên không công nhận những chứng cứ này. Ông đã kết thúc phiên xử mà không đưa ra bản án.

Gần đây gia đình bà Khuất mới biết tòa án đã quyết định hủy bỏ hồ sơ vụ việc, nhưng việc trả tự do cho bà Khuất do Đồn công an Ngũ Long quyết định. Tuy nhiên, công an đã từ chối trả tự do cho bà, tuyên bố rằng quyết định thuộc về tòa án và viện kiểm sát.

Hiện bà Khuất vẫn bị giam từ lúc bắt giữ vào ngày 8 tháng 11 năm 2015.

“Phiên xử mở” đóng với công chúng

Chỉ có chồng và con gái bà Khúc được phép vào bên trong, cùng với 34 viên chức ở nhiều phòng ban khác nhau.

Những người thân khác của bà Khúc đã đi hàng trăm kilomet để tham gia phiên xử, cũng bị giữ ở bên ngoài.

Một số học viên Pháp Luân Công địa phương đã đến bày tỏ sự ủng hộ cũng bị chất vất và bị công an đưa đi. Một người đã đe dọa họ: “Các ông tốt nhất là nên rời đi! Chúng tôi có nhiều người nữa đang đến!”

Bà Khúc làm chứng phản đối công an

Bà Khúc rất hốc hác và tóc bạc trắng khi họ đưa bà vào phòng xử. Con gái bà đã bật khóc bởi tóc mẹ cô màu đen với nước da hồng hào trước lúc bị bắt.

Bà Khúc đã kể lại việc bà bị ngược đãi trong lúc công an giam cầm.

“Tôi bị bắt sau khi hai học sinh cấp hai báo cáo tôi với công an vì nhặt những cuốn lịch mà họ đã xé và ném xuống đất. Trước đó, một học viên Pháp Luân Công khác mà tôi không biết – đã đưa cho những đứa trẻ này cuốn lịch có thông tin về Pháp Luân Công.”

Công an bắt đầu đánh tôi ở trong xe của họ. Ngay sau khi tôi tới đồn công an, họ đưa tôi vào phòng thẩm vấn ở tầng hầm. Tôi bị trói vào ghế với hai tay bị còng sau lưng, còn chân thì bị trói lại.

Tôi khai địa chỉ nhà của mình khi họ thẩm vấn, nhưng họ buộc tội tôi nói dối. Họ liên tục tát vào mặt tôi.

Công an Hạ Anh Kiệt nói: “Nếu bà không hợp tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh bà gãy răng!” Nhưng họ vẫn không tin tôi khi tôi nói tôi nhặt những cuốn lịch này ở dưới đất.

Cảnh sát trưởng Cúc Hưng Minh còn ra lệnh cho công an: “Đánh bà này ở trong phòng tắm. Ở đó không có camera theo dõi.”

Bốn công an đã nhấc bổng tôi lên cao rồi thả tôi xuống đất. Sau đó họ đội mũ bảo hiểm lên đầu tôi rồi bắt đầu đánh rất mạnh. Kết quả là tôi cảm thấy choáng váng và rất đau đầu.”

Công an thừa nhận tra tấn khi thẩm vấn

Bà Khúc đã mời hai luật sư, ông Dư Văn Sinh ở Bắc Kinh và ông Hồ Lâm Chính ở tỉnh Hồ Nam. Chủ toạ phiên toà, ông Tôn Hiểu Quang đã đồng ý triệu tập nhân chứng bên nguyên, công an Duẫn Khởi Tài để đối chứng.

Luật sư Hồ đã hỏi viên công an này có lệnh khám nhà khi họ tới nhà bà Khúc không? Ông Duẫn trả lời không.

Luật sư Hồ hỏi tại sao công an giữ bà Khúc trong nhiều tháng mà không đưa ra lệnh bắt giữ chính thức sau khi bà bị bắt giam. Ông Duẫn không trả lời. Ông Hồ chỉ ra rằng theo luật bà Khúc phải được trả tự do nếu không có lệnh bắt giữ trong thời gian bà bị bắt.

Ông Duẫn vẫn giữ im lặng trong khi thẩm phán hỏi tại sao ông ta và đồng nghiệp đánh đập bà Khúc ngay cả khi bà ấy làm theo yêu cầu của họ là tiết lộ địa chỉ nhà và nguồn gốc những cuốn lịch.

Công tố viên âm mưu làm phủ nhận lời khai của bà Khúc

Công tố viên Đỗ Diễm Hồng chen vào: “Nhưng bà ấy còn khoẻ mạnh trong lúc bị giam tại trại tạm giam

Bà Khúc biết công tố viên Đỗ đang âm mưu phủ nhận việc công an tra tấn bà. Vì vậy, bà đã nói với thẩm phán: “Tôi có những vết thâm tím ở trên mặt và có những vết máu ở trên tay và cổ khi họ đưa tôi tới trại tạm giam ba ngày sau khi tôi bị bắt. Nội tạng của tôi bị thương tổn và bác sỹ ở trại tạm giam nói tôi có vấn đề về tim mạch và huyết áp cao trong lúc khám sức khoẻ.”

Thẩm phán đồng ý việc bà Khúc có đủ chứng cứ chứng minh bà bị tra tấn.

Loại bỏ chứng cứ bên nguyên

Vào giữa phiên xử, hai vị luật sư đã nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ chứng cứ bên nguyên. Thẩm phán sau khi nghe trình bày của bà Khúc, ông Duẫn và luật sư nên đã đồng ý.

Công tố viên Đỗ nói: “Công an đã thẩm vấn bà Khúc ba lần. Họ chỉ tra tấn bà trong hai lần đầu, không phải lần thứ ba. Vậy tại sao bà Khúc đã nhận tội và bây giờ thì luật sư lại không thừa nhận?”

Một luật sư trả lời: “Bởi vì bà ấy sợ sẽ bị tra tấn nếu không hợp tác.”

Công tố viên Đỗ sau đó còn định đưa thêm chứng cứ bất lợi cho bà Khúc, nhưng bà ta không có ra nhân chứng cũng như vật chứng.

Vì luật sư có thể đưa ra những cơ sở để phủ nhận chứng cứ của bên nguyên, thẩm phán đã hỏi bà Khúc còn điều gì để nói nữa không. Bà nói bà không vi phạm luật pháp hay làm hại người nào khi bà làm theo những nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/4/337227.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/20/160009.html

Đăng ngày 19-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share