Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-11-2016] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Kính chào các đồng tu!
Đầu tiên xin chúc Pháp hội Trung Quốc thành công viên mãn. Lần này tôi muốn chia sẻ một vài thể hội về tu bản thân và chứng thực Pháp trong quá trình viết bài. Nếu có chỗ nào không đúng, mong mọi người từ bi góp ý.
Bắt đầu viết bài
Nhớ lại tháng 10 năm 1999, khi tôi cùng một đồng tu trong thành phố đi đến một quán cà-phê internet và truy cập vào trang Minh Huệ Net. Lúc này tôi cảm thấy trong tình huống các đồng tu Đại lục bị bức hại, website của đệ tử Đại Pháp sẽ giữ một vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành chỉnh thể. Lúc đó, tôi chỉ có chút nhận thức đơn giản như vậy.
Sau khi kinh văn “Tâm Tự Minh” của Sư phụ được đăng tải, các học viên trong địa khu cùng tôi bắt đầu theo dõi Minh Huệ Net sát sao hơn. Chúng tôi tải xuống tài liệu chân tướng cùng các bài tâm đắc thể hội để các đồng tu địa phương truyền nhau xem.
Sau khi đọc nhiều bài viết, tôi tự hỏi: “Chúng ta hưởng lợi từ thể hội tu luyện của người khác — vậy phải chăng chúng ta có nên chia sẻ thể hội của mình ra hay không?” Tuy nhiên chỉ là nghĩ như vậy. Do bản thân lúc đó quá bận rộn với các hạng mục giảng chân tướng, nên chưa đem suy nghĩ đó triển khai thành thực tiễn.
Mãi đến tháng 5 năm 2002, khi có nhiều học viên bước ra đảm nhận trọng trách tại các điểm làm tài liệu, thì tôi vẫn có thời gian rảnh rỗi. Thời điểm này, Giang Trạch Dân đi công du ở nhiều quốc gia khác, và các học viên trên toàn cầu thống nhất thời gian phát chính niệm. thiên mục của tôi nhìn thấy một vài cảnh tượng, bởi vậy, tôi đã viết ra, và nhờ đồng tu đánh máy giúp. Minh Huệ Net đã đăng bài viết của tôi, và kể từ đó, tôi đã bắt đầu sử dụng phương thức này để chứng thực Pháp.
Trong quá trình viết bài, tôi nhận ra rằng bản thân có rất nhiều chỗ nhận thức không đúng, thông qua việc tĩnh tâm viết bài, đều có thể ngày càng nhận thức rõ ràng minh bạch. Có những khi trong bài cần trích dẫn lời giảng của Sư phụ, như vậy sẽ cần tìm xem [đoạn Pháp] đó ở đâu, cứ như vậy, tôi lại có thể ôn lại được đoạn giảng Pháp của Sư phụ, thậm chí, bởi mỗi lần đọc một lời giảng của Sư phụ cũng thụ ích rất nhiều, nên trước tiên, tôi chép lại những lời giảng này, và sau đó đọc lại toàn bộ bài giảng Pháp một lần nữa.
Đột phá can nhiễu, chính niệm chính hành
Thời gian lúc mới bắt đầu viết bài chia sẻ, thì can nhiễu lớn nhất với tôi là đến từ nhân tố tự thân. Vì trong trường không gia của bản thân có nhiều thứ bất thuần bất chính, mà chúng đều không muốn bị phơi bày ra, bị tiêu diệt, nên trong quá trình tôi viết bài chia sẻ, những nhân tố này liền liều mạng mà cản trở tôi, can nhiễu tôi. Cụ thể biểu hiện là: trong quá trình viết bài chia sẻ xuất hiện tình huống tư duy bị “ngắt quãng”. Ban đầu vốn suy nghĩ viết bài rất mạch lạc, nhưng trong quá trình viết bài, cứ nhấc bút lên lại đặt bút xuống mà không biết phải viết ra làm sao. Còn có một âm thanh vang lên tựa hồ như muốn nói: “Từ bỏ đi, đây không phải là con đường mà ngươi đi.” Thậm chí còn xuất hiện tình huống chóng mặt choáng váng, đau lưng và đau xương sống vùng thắt lưng.
Điều kỳ quặc là hễ tôi đặt bút xuống thì tinh thần tôi lại rất tỉnh táo, nhưng khi nhấc bút lên, mọi triệu chứng khó chịu lại xuất hiện. Tôi phải mất hai ngày nghỉ ngơi sau khi viết xong bài đầu tiên.
Bất quản là thế nào thì đây cũng chính là con đường mà tôi phải đi, bởi nếu tôi không chia sẻ thể hội của tôi với người khác, tôi cảm thấy bản thân mình rất ích kỷ. Vô luận ra sao thì bản thân đều phải phơi bày ra hết thảy những gì bản thân chứng ngộ được ở trong Pháp, chia sẻ cùng mọi người, không giữ lại chút nào.
Khi tôi nhận định rằng đây là con đường tôi sẽ đi, thì những can nhiễu trên thân thể ngày một ít đi, tư duy cũng ngày một thông tỏ hơn. Tốc độ viết của tôi còn nhanh hơn cả dùng máy tính mà đánh chữ.
Ban đầu, một đồng tu giúp tôi đánh máy bài viết sau khi tôi viết chúng ra giấy, nhưng sau đó không thể giúp được nữa. Tôi nghĩ rằng tôi không thể vì không có ai hỗ trợ mà ngừng viết.
Bàn bạc với mẹ, cũng là đồng tu, và được các đồng tu khác giúp đỡ, tôi mua một chiếc máy tính bàn và máy in phun màu. Các đồng tu dạy tôi cách sử dụng chúng, tôi đã học được các thao tác sử dụng cơ bản trong một thời gian ngắn.
Tháng 5 năm 2003, bởi cuộc bức hại mà một điểm làm tài liệu trong khu vực chúng tôi bị phá hoại. Trong tình huống gian nan này, tôi cần phải đảm nhận điểm tư liệu này và mua các vật tư cần thiết. Tôi rất bận rộn và còn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Mỗi lần như vậy, tôi thường nhẩm đọc bài thơ “Chính Niệm Chính Hành” của Sư phụ để khích lệ bản thân. Thậm chí cả khi tôi trở về nhà lúc 10 giờ đêm sau khi xong việc, tôi vẫn học Pháp, sau đó mới viết bài, có khi còn không cảm thấy đói bụng.
Trải nghiệm thần kỳ trong quá trình viết bài
Trong quá tình viết bài, xuất hiện rất nhiều thần tích, tại đây tôi xin chỉ chia sẻ hai ví dụ.
Có lần sau khi bắt đầu viết bài chia sẻ thể hội, tôi không biết phải bắt đầu ra sao. Bản thân cũng có chút mệt mỏi, nên muốn nằm xuống nghỉ ngơi một chút. Chủ nguyên thần của tôi ly thể, và Sư phụ đưa nó đi đến một không gian khác, nhìn thấy một số cảnh tượng, khi chủ nguyên thần của tôi trở lại thân thể, suy nghĩ về những cảnh tượng mà tôi vừa nhìn thấy, tôi liền biết tôi cần phải bắt đầu viết bài chia sẻ thể hội như thế nào.
Một lần khác, khi tôi đang viết bài liên quan đến Hoa Ưu đàm, vì bài viết sử dụng công năng để chứng thực Pháp, nên trong quá trình viết, lúc mới đầu khá tốt, một lúc sau thấy tay đau nhức, lúc này tôi liền cảm thấy có gì đó không đúng. Tôi nhận ra rằng tôi không thể đem mọi thứ tôi nhìn thấy hoặc biết được viết ra hết, vì có những sự tình không phù hợp để viết ra. Sau khi tôi xóa đi phần không nên viết đi, cơn đau ở tay liền biến mất.
Khi tôi học Pháp nhiều hơn, thì trước, trong hoặc sau quá trình viết bài chia sẻ, tôi đều cảm nhận được mình có chỗ nào không đúng. Tuy nhiên, có lúc cho dù là bản thân ý thức được, nhưng vì suy nghĩ ngại phiền hà mà không muốn hiệu chỉnh lại bài nữa, cũng đồng nghĩa với việc là những người biên tập của Minh Huệ sẽ vất vả hơn. Tôi rất xin lỗi về điều này.
Tu bản thân và vứt bỏ nhân tâm
Khi nhiều bài chia sẻ của tôi được đăng trên Minh Huệ Net và các trang web khác, nhiều học viên có ý muốn cùng tôi giao lưu, bởi họ biết rằng thiên mục tôi đã khai mở. Họ mong rằng tôi có thể giúp họ giải quyết một số vấn đề trong tu luyện. Đây là một trong số những tình huống xuất phát từ bên ngoài mà tôi phải đối mặt.
Đối với bên trong bản thân tôi mà nói, mỗi khi bài viết của tôi được đăng tải, tôi liền có chút “cảm giác thành tựu”. Khi các học viên quan tâm đến tôi, tâm hoan hỷ và chứng thực bản thân của tôi cùng những nhân tâm khác đã nổi lên.
Bản thân ý thức được rằng trạng thái này không đúng, liền học Pháp nhiều lên, cũng có ý muốn chuyển hướng các bài viết tập trung vào những trải nghiệm tu luyện và chứng thực Pháp mà các đồng tu chung quanh trải qua. Cứ như vậy, tôi phát hiện ra rằng, kỳ thực trên thân nhiều đồng tu đều thể hiện ra lực lượng của Pháp, đều có thể triển hiện xuất lai cảnh giới vô tư vô ngã của một người tu luyện.
Ví như, một đồng tu lớn tuổi thường đi tới các nơi khác để lấy tài liệu, nó vô cùng bất tiện, liền muốn lập một điểm làm tài liệu tại nhà. Sau khi có nguyện vọng như vậy, Sư phụ liền an bài người thích hợp đến hướng dẫn bà ấy, và bà đã khắc phục được nhiều khó khăn để học những thao tác cơ bản vận hành máy tính.
Một đồng tu khác vì người nhà bị bắt giữ nên bản thân phải gánh vác việc phân phát tài liệu. Mặc dù gia cảnh khó khăn còn có hai con nhỏ, nhưng bất kể trời mưa nắng, cô ấy vẫn luôn đạp xe đạp đi đưa tài liệu cho các đồng tu khác.
Một cặp vợ chồng đồng tu ở tuổi tám mươi có một điểm sản xuất tài liệu tại nhà. Họ gặp trục trặc với chiếc máy in, và người điều phối đưa tôi đến để sửa máy in cho họ. Quả thực tôi đã khóc khi nghĩ về hai người họ, họ không quản vất vả và đang làm một công việc vĩ đại là cứu người khi họ đang ở cái tuổi an hưởng tuổi già này.
So sánh với những đồng tu đi giảng chân tướng trực tiếp ở tuyến đầu, bản thân thấy thật hổ thẹn, bản thân sao lại có thể chỉ vì viết được một vài bài mà liền nổi tâm hoan hỷ và chứng thực bản thân được chứ? Đây sao có thể là trạng thái mà một đệ tử Đại Pháp nên có được!
Lại nhớ ở rất nhiều địa khu, thậm chí ở trong các trại lao động, cũng có đồng tu nói rằng họ đã đọc nhiều bài chia sẻ của tôi. Khi tôi nghe điều này tôi hướng nội và tự hỏi bản thân: “Tại sao các đồng tu lại nói với tôi điều này? Là họ đang chỉ ra cho tôi thấy nhân tâm nào đó chăng?”
Cuối cùng tôi cũng minh bạch ra hai vấn đề. Một phương diện là để khảo nghiệm xem liệu tôi còn tâm hoan hỷ và cảm giác thành tựu hay không. Ngoài ra, còn một phương diện nữa là để tôi nhận thức ra rằng mặc dù các bài viết của tôi có thể khởi tác dụng chính diện, nhưng nó cũng có tác dụng phụ, đặc biệt là những bài viết về sử dụng công năng chứng thực Pháp, đã khiến nhiều học viên khởi tâm truy cầu điều mới lạ, gây can nhiễu tới chỉnh thể. Tôi thực sự rất tiếc nuối khi để sự việc này xảy ra.
Sau khi ý thức được điểm này, tôi liền nghĩ, văn chương không thể không viết, nhưng sẽ không khiến đồng tu bị dẫn động nữa, sau đó quyết định dùng bút danh hoặc thậm chí là không đề tên. Phong cách viết cũng thường xuyên thay đổi. Cứ như vậy, người khác nhìn không ra là bài của tôi viết nữa. Theo thời gian, nhân tâm của tôi dần dần được tống khứ.
Về bản thân tôi mà nói, dù là đổi bút danh hay là đổi lối viết thì cũng chỉ là giải quyết trên bề mặt, còn mấu chốt là nội tâm tôi có thể làm được chân chính chứng thực Đại Pháp mà không hề trộn lẫn bất kể nhân tố chứng thực bản thân nào hay không. Hơn nữa, cần phải đặt bản thân ở trong các đồng tu và thiện đãi người khác. Điều này vô cùng trọng yếu.
Để làm được bước đột phá này, tôi phải tống khứ đi rất nhiều quan niệm người thường. Nhất là tôi ở trong xã hội thì thuộc tầng lớp thấp nhất, không có sở trường gì, chỉ có chút ít khả năng viết lách, bởi vậy mà dần dần tôi đem kỹ năng này mà xem là chút vốn liếng để so sánh với người khác. Tôi biết đây là một tâm không tốt, nhưng vẫn coi trọng địa vị trong xã hội người thường. Khi tôi xem trọng chúng, thì cứ nắm giữ chấp trước người thường này mà không buông bỏ, và nó trở thành trở ngại to lớn cản trở tôi tinh tấn.
Thông qua học Pháp, tôi phát hiện ra rằng khi tôi muốn chứng thực bản thân, tôi sẽ rớt xuống và trí huệ ngày một ít đi, ngày càng rời xa Pháp. Khi tôi nhận ra điều này, tôi khiêm tốn hơn và làm tốt việc tu khẩu.
Trong những năm sau đó, tôi ngày càng thành thục hơn, vô luận đi đến đâu, tôi cũng đều phối hợp với các đồng tu. Bản thân cứ âm thầm viết bài chia sẻ tu bản thân, chứng thực Pháp, không hề muốn người khác biết bài là do tôi viết. Chỉ một mực yêu cầu bản thân cần chân chính hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Cho dù là các đồng tu thường hay tiếp xúc giao lưu với tôi, hay thậm chí vì “hâm mộ” mà đến, thì nhiều nhất tôi cũng chỉ có thể dựa trên nhận thức Pháp của cá nhân mà chia sẻ. Tuyệt đối không bảo người khác cụ thể phải làm như thế nào, không để đồng tu sản sinh tâm sùng bái hay ỷ lại vào tôi.
Tôi thường hay nói là: “Chúng ta chỉ cần làm được việc là tĩnh tâm xuống mà học Pháp của Sư phụ, thì vấn đề nào cũng có thể giải quyết dễ dàng. Mỗi người sẽ nói ra những gì mà họ nhận thức được. Con đường của mỗi cá nhân là khác nhau và thậm chí là cùng một vấn đề, nhưng tình huống của mỗi người mỗi khác, và mỗi người sẽ giải quyết theo một cách khác nhau. Bởi vậy chúng ta cần phải chân chính thông qua học Pháp mà chính ngộ thì mới có thể giải quyết được vấn đề từ căn bản.”
Chia sẻ kinh nghiệm viết bài chia sẻ và khích lệ đồng tu dùng ngòi bút chứng thực Pháp
Tôi đã gặp rất nhiều đồng tu, bản thân rất muốn đem những gì bản thân trải nghiệm cũng như chứng ngộ được từ Pháp lý mà viết ra, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau khi chia sẻ với tôi, tôi thường bảo họ rằng một bài viết có thể có nhiều cách viết khác nhau, nhưng điều căn bản nhất là diễn đạt rõ ràng.
Ví dụ, khi bản thân gặp sự việc gì, cần nói rõ ràng, đồng thời nói rõ vì sao sự tình phát sinh, và nó ảnh hưởng thế nào đến tín Sư tín Pháp và chứng ngộ nó ra sao. Đây là khuôn mẫu cơ bản. Cảm giác ngại khó cũng là một nhân tâm, bao gồm việc không muốn bản thân gặp phiền phức hoặc là để cho người khác viết về nó còn mình không viết, tất cả đều là tâm ỷ lại vào người khác.
Ở đây tôi không nói rằng các đồng tu đều phải tham gia viết bài, quả thực không phải là ý đó. Mà ý là, những người muốn dùng phương diện này để chứng thực Pháp thì có thể viết, đối với bản thân và đồng tu đều có chỗ tốt. Những người khác cũng có thể rút ra được kinh nghiệm và bài học giáo huấn. Nó cũng hữu ích trong việc đề cao chỉnh thể.
Ngoài ra, vô luận là bài viết về thể hội hay bài bình luận, tư liệu chân tướng, bất quản là bài viết dạng nào, thì chẳng những cần phải xem nội dung trong đó, mà cần phải xem qua một chút về phương thức viết và giác độ tư duy của tác giả. Điều này đối với người viết cũng có chỗ tốt để đề cao năng lực bản thân.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng viết bài không đại biểu cho trạng thái tu luyện của một học viên, chỉ là anh (cô) ấy viết bài là bởi người đó có nhiệt tâm và nguyện vọng dùng hình thức này để chứng thực Pháp. Ban Biên tập Minh Huệ trước đây đã chỉ rõ điều này, bởi vậy chúng ta cần đặc biệt chú ý điểm này.
Trong suốt 15 năm viết bài, tôi cũng tích lũy được một số kinh nghiệm. Thời gian đầu khi viết bài, tôi thường chỉ ra những thiếu sót của người khác, nhưng rồi tôi nhận ra rằng như thế thật bất hảo. Người khác gặp vấn đề, tôi nên dụng tâm từ bi mà đối đãi với đồng tu và Đại Pháp. Tôi không chỉ trích người khác nữa mà là hy vọng rằng đồng tu sẽ đề cao lên.
Các bài viết giảng chân tướng hoặc bình luận nên được viết sao cho người thường dễ tiếp thu. Nếu chúng ta giáo điều hoặc có thái độ trịch thượng, chúng ta sẽ khiến họ đi sang phía phản diện, và còn ảnh hưởng đến việc chúng sinh minh bạch chân tướng.
Lời kết
Nói nhiều như vậy, nhưng tựu lại là trong quá trình tôi viết bài thì thể hội lớn nhất là: Khi học Pháp tốt, phát chính niệm tốt, thì viết bài rất thuận lợi, còn nếu chỉ đơn thuần chỉ là vì viết văn mà viết, chẳng những viết không thuận buồm xuôi gió, mà còn hiệu quả cũng không cao.
Thêm vào đó, chúng ta không nên quá chấp trước vào một phương thức chứng thực Pháp đơn nhất, vì nó có thể là một sơ hở khiến tà ác dùi vào. Về phương diện này, tôi đã có một bài học giáo huấn sâu sắc.
Tôi nhớ rằng tôi từng gặp vấn đề về máy tính khi tôi đang gấp gáp viết bài để chứng thực Pháp. Tôi lo lắng và vội vàng xin nghỉ để mang máy tính ra thành phố sửa, và khi tôi đem nó đến để nhờ một đồng tu xem qua thì không hiểu sao đột nhiên máy tính lại bị khóa lại bằng mật mã. Lúc này tôi hiểu rằng đối với việc viết bài này tôi đã sản sinh chấp trước nên mới khiến tà ác dùi vào sơ hở. Lần này phải mất đến nửa tháng máy tính mới sửa xong.
Tôi nhớ rằng tại Pháp hội Trung Quốc cách đây mấy năm, có một đồng tu đã viết một bài chia sẻ có tiêu đề: “Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn nguyện làm đồ đệ Đại Pháp của Sư tôn,” đọc rất cảm động. Mặc dù tôi đã viết bài với nhiều thể loại khác nhau trong suốt 15 năm qua, nhưng tôi cũng được thụ ích rất nhiều qua các bài viết của các học viên khác, và nhân đây tôi cũng muốn cảm ơn các đồng tu đã viết bài chia sẻ cũng như những người làm biên tập. Tôi muốn nhân cô hội này gửi lời cảm ơn đến tất cả các học viên đã ủng hộ và khích lệ tôi.
Cuối cùng, tôi muốn nói với các đồng tu: Kiếp này, chúng ta nhất định phải trân quý danh hiệu “đệ tử Đại Pháp”, nhất định phải làm cho tốt. Đây là cơ hội để chứng thực Pháp mà cơ duyên vạn cổ khó gặp, hãy trân quý từng thời từng khắc mà Sư phụ đã phải phó xuất cự đại mà kéo dài cho chúng ta và chúng ta phải hoàn thành sứ mệnh của mình.
Một lần nữa con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm tạ các đồng tu!
Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/4/336972.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/8/159864.html
Đăng ngày 29-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.