[MINH HUỆ 1-11-2016] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các đồng tu!

Mùa thu năm trước, em dâu tôi vì kiện Giang Trạch Dân mà bị bắt giữ. Cảnh sát đã lúc soát nhà em dâu và lấy đi các sách Đại Pháp cùng hàng trăm Tuần báo Minh Huệ cũng như các đĩa DVD và các cuốn sách mỏng thông tin. Tôi đã mời luật sư cho em ấy.

Sau đây, tôi muốn chia sẻ một vài thể ngộ của bản thân trong quá trình giải cứu em dâu.

1.Tống khứ nhân tâm

Em dâu tôi sống ở vùng ngoại ô, bận rộn với công việc nhà nông, có khi lơ là học Pháp. Năm ngoái vì kiện Giang Trạch Dân mà bị bắt. Tại đồn cảnh sát, bị uy hiếp và nhục mạ, nên quá sợ hãi mà ký tên vào bản cam kết bất tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi nghĩ, em dâu tôi vừa là người nhà, cũng vừa là đồng tu của tôi, bất quản biểu hiện của cô ấy ra sao, thì tôi vẫn cần giúp đỡ cô ấy, vì Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại này, nên tôi cũng không thừa nhận. Nên tôi đã mời luật sư cho cô ấy.

Ngày hôm đó, sau khi luật sư đến trại tạm giam gặp mặt em dâu tôi, ông ấy có vẻ không vui nói với tôi: “Em dâu chị không phải là người chân tu—cô ấy không thật thà.” Trước thái độ và ngôn từ mà luật sư ấy biểu đạt, tâm tôi rất nặng nề.

Vị luật sư ấy đã từng đại diện cho vài học viên địa phương tôi bị giam giữ. Một hôm, ông ấy gọi tôi đến nhà ga xe lửa đón ông. Ông ấy nói rằng ngày mai một học viên khác sẽ bị đưa ra xét xử nên xế chiều tôi và ông ấy sẽ đến trại giam để gặp em dâu tôi và vị đồng tu kia. Hai giờ chiều, tôi và ông ấy đã đến trại tạm giam, ông ấy đi vào trại tạm giam, còn tôi ngồi ngoài xe phát chính niệm và học Pháp. Hơn bốn giờ, ông ấy đi ra và bảo tôi rằng ông ấy không gặp được em dâu tôi.

“Người học viên kia chính niệm mạnh nên tôi với cô ấy có thể nói được một lúc,” ông ấy giải thích.

Kỳ thực trong tâm tôi cảm thấy không thoải mái. Đây là lần thứ ba vị luật sư này đến trại tạm giam, nhưng đều không gặp mặt em dâu tôi. Tôi nghĩ bụng: hai giờ đồng hồ là quá đủ với họ. Bộ dạng khó chịu của vị luật sư kia sau lần đầu gặp mặt em dâu tôi cứ ám ảnh trong tâm trí tôi.

Tại sao vị luật sư đó không muốn gặp mặt em dâu tôi? Tôi cố gắng hướng nội. Kể từ khi tôi mời vị luật sư ấy, cứ khi nào đến thành phố nơi tôi, là tôi lại đưa đón ông ấy đi khắp nơi. Tôi luôn cố gắng hết sức để cho công việc của ông ấy tốc độ hơn và thuận lợi hơn, dù là vì em dâu tôi hay là học viên khác (một số người tôi chưa từng gặp mặt). Tôi dành nhiều thời gian và tiền bạc đề làm những việc này. Đôi khi tôi không có cả thời gian để ăn trưa. Tôi biết rằng gia đình của người học viên kia cũng đang trải qua quãng thời gian khó khăn, nên tôi cố gắng để giảm bớt gánh nặng cho họ.

Đột nhiên, tôi nhận ra rằng bản thân tôi trong quá trình này có một tư niệm: Từ sâu nơi sâu thẳm nhất trong tâm, tôi nghĩ rằng bởi tôi đã phó xuất và phối hợp nhiều như vậy, nên vị luật sư kia phải để tâm nhiều hơn và quan tâm đến em dâu tôi nhiều hơn. Tôi thấy mình có tâm hữu cầu, tư tâm, và tình thân quyến với em dâu. Là Sư tôn đã lợi dụng cơ hội này mà phơi bày những tâm chấp trước này của tôi!

Suy xét sâu hơn, tôi nhận ra rằng: Kỳ thực tôi mời luật sư không chỉ là để giải cứu cho người nhà tôi, mà còn là trong quá trình phối hợp với luật sư, tiếp xúc với nhân viên trong hệ thống tư pháp mà giảng chân tướng cho họ. Đồng tu bị bức hại là chuyện xấu, nhưng chúng ta cần biến chuyện xấu này thành việc tốt là cứu người!

Vì vậy tôi đã không còn suy nghĩ phân biệt rằng người mà tôi đang giúp đỡ là ai, là em dâu tôi hay là đồng tu kia cũng là như nhau. Chỉ một mục đích là cứu người. Tôi cần phối hợp vô điều kiện.

Vài ngày sau khi tôi ngộ ra điều này, thì vị luật sư ấy gọi điện cho tôi, ông ấy nói rằng ông ấy đang gặp mặt em dâu tôi ở trong trại tạm giam. Ông ấy nói rằng nửa đêm qua ông ấy đã bắt máy bay đến thành phố tôi rồi và sáng sớm đã tự bắt xe đến trại tạm giam gặp em dâu tôi.

Tôi đã thể hội được sức mạnh của việc hướng nội.

2. Đồng tu của tôi đều là thân nhân

Một buổi sáng sớm, tôi đón vị luật sư và con gái của một học viên đang bị giam giữ khác (người mà tôi không hề biết) và chở họ đến trại giam. Vị luật sư gặp mặt riêng em dâu tôi và đồng tu kia. Đồng tu kia dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử phi pháp vào buổi chiều ngày hôm đó.

Con gái của người học viên kia hỏi rằng liệu tôi có thể cùng cô ấy đi đến tòa án hay không vì cô ấy là người thân duy nhất của đồng tu đó ở đây. Luật sư cũng mời tôi vào trong. Tôi nghĩ, tất cả học viên đều là thân nhân của tôi, vậy nên tôi đồng ý và vào phòng xét xử.

Tôi ngồi xuống một chiếc ghế ở hàng thứ hai vốn được sắp xếp dành cho người nhà bị cáo. Hai cảnh sát hộ tống người học viên kia vào phòng xét xử theo một lối đi đối diện thẳng với tôi. Trước kia tôi chưa từng gặp cô ấy, nhưng không hiểu sao nhìn cô ấy rất quen, có một cảm giác rất thân thiết. Tôi gật đầu mỉm cười với cô ấy, và cô ấy nhìn thấy tôi và cũng mỉm cười đáp lại. Tôi phát chính niệm trong toàn bộ quá trình đình thẩm. Tôi cảm thấy một trường năng lượng rất mạnh mẽ. Tôi biết Sư phụ đang khích lệ tôi!

Tại tòa án, vị luật sư bác bỏ những cáo cuộc mà công tố viên đưa ra và chỉ ra rằng việc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp là hoàn toàn phi pháp. Tự do tín ngưỡng được hiến pháp Trung Quốc bảo hộ, ông nói. Luật sư cũng đưa ra nhiều ví dụ về các luật sư Trung Quốc biện hộ vô tội cho thân chủ của họ là học viên Pháp Luân Đại Pháp, và rằng ngày càng nhiều các cơ quan kiểm sát đã rút khỏi các vụ án Pháp Luân Đại Pháp. Con gái của đồng tu kia nói cũng rất tốt, rất chí lý chí tình.

Tôi cảm thấy trường không gian tràn đầy năng lượng thuần chính. Thẩm phán, hai bồi thẩm viên, ba thư ký, và ba công tố viên tất cả đều im lặng lắng nghe, như thể học sinh đang lắng nghe giáo viên của mình giảng bài trong lớp học vậy.

Phiên tòa kéo dài trong ba giờ đồng hồ. Kết thúc phiên tòa, thẩm phán tuyên án người học viên đó một năm tù. Tuy nhiên, bởi bà đã bị giam giữ gần một năm, nên bà đã sớm được trả tự do.

Cùng thời gian tôi phối hợp với vị luật sư kia, có năm học viên đã bị đưa đến toà án xét xử. Thẩm phán kết án họ tương ứng là một năm, mười tháng, hay sáu tháng, tùy theo việc các học viên đã bị giam giữ trong bao lâu. Tất cả họ đều sớm được trả tự do khỏi các trại giam.

Ban đầu, tôi thuê luật sư vốn chỉ để giúp em dâu tôi. Cuối cùng, chúng tôi đã giúp thêm các học viên khác nữa và giảng chân tướng cho ngày càng nhiều tòa án hơn. Con xin cảm tạ Sư phụ đã an bài cho con!

3. Sức mạnh của chính niệm

Chúng tôi nhận được một thông báo khẩn rằng hai ngày nữa họ sẽ đưa em dâu tôi ra xét xử. Ngay lập tức tôi liên hệ với vị luật sư kia, nhưng ông ấy nói rằng ông ấy đang ở nước ngoài và ba ngày tới mới về nước. Ông ấy bảo tôi rằng theo quy định tòa án cần phải gửi một thông báo đến văn phòng luật sư ít nhất ba ngày trước khi xét xử. Nhưng họ đã không theo trình tự pháp lý này. Ông nói rằng ông sẽ liên hệ với thẩm phán để thay đổi thời gian xét xử, và ông bảo tôi cũng làm như vậy.

Tôi liên gọi điện đến văn phòng thẩm phán nhưng không có ai bắt máy. Ngày mai phiên tòa diễn ra rồi, tôi phải làm gì bây giờ đây?

Lúc này, tôi nhận được hai cuộc điện thoại từ hai vị luật sư một ở Bắc Kinh và một ở Trùng Khánh. Họ bảo tôi rằng luật sư của tôi nhờ họ liên hệ với thẩm phán, nhưng các cuộc gọi của họ không có ai nghe máy. Họ bảo tôi hãy ngay lập tức đi đến tòa án để điều đình với thẩm phán hoãn ngày xét xử.

Tôi muốn nhờ một vài học viên đi cùng hoặc phát chính niệm hỗ trợ. Nhưng tôi nghĩ, các đồng tu đều tranh thủ từng phút từng giây để làm ba việc, tìm đồng tu chẳng phải là can nhiễu đồng tu sao?

Khi tôi nghĩ rằng không gì là ngẫu nhiên. Sư phụ luôn ở bên tôi. Trong tâm tôi cầu xin Sư phụ gia trì chính niệm. Tôi cảm thấy chính niệm của mình mạnh lẽ hơn, và tôi sẵn sàng đối mặt với bất cứ tình huống nào xảy ra.

Trên đường tới tòa án, vị luật sư người Trùng Khánh lại gọi điện cho tôi. Ông ấy rất lo lắng và bảo tôi hãy tìm một vị luật sư ở địa phương đi đến trại giam gặp em dâu tôi và bảo cô ấy rằng nếu luật sư vắng mặt thì phiên tòa không thể diễn ra được, và đề phòng tòa án xét xử phi pháp.

Hành vi của hai luật sư khiến tôi rất cảm động. Tôi nghĩ rằng hết thảy mọi sinh mệnh đều là vì Pháp mà đến địa cầu này, hàng ngàn vạn năm chờ đợi mong mỏi; Sư tôn đã từ bi khổ độ. Tôi nghĩ sinh mệnh các thẩm phán cũng vì Pháp mà đến, hàng ngàn vạn năm luân hồi chuyển thế mà đợi đến hôm nay, họ trông mong đệ tử Đại Pháp đến cứu họ. Nhưng đáng buồn thay, chúng ta có người đã cô phụ sự kỳ vọng của chúng sinh, không tu luyện tốt, khiến tà ác dùi vào sơ hở. Nhân tố tà ác thao túng thẩm phán và thực sự đã làm hại họ. “Tôi xin lỗi, thẩm phán…,” tôi nghĩ đến đây mà nước mắt hổ thẹn và từ bi cứ lăn dài trên má.

Đến tòa án, tôi trình bày với người thư ký lý do vì sao tôi có mặt ở đó. Người thư ký gọi điện cho thẩm phán, một lát sau ông ấy đã tới. Vị thẩm phán này rất điềm đạm và đồng ý hoãn thời gian xử án.

Trước đây, tôi đã đến tòa án để yêu cầu được là biện hộ cho em dâu với tư cách người nhà, nhưng thẩm phán đã từ chối, có lẽ bởi tôi không được tính là thân thụ trực tiếp. Lần này, tôi đã nhân cơ hội này để nói với vị thẩm phán rằng tại sao em dâu tôi lại kiện Giang Trạch Dân và em ấy đã được hưởng lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ra sao. Thẩm phán chăm chú lắng nghe và sau đó ân cần nói: “Quá trình em dâu chị tu luyện Pháp Luân Công và kiện Giang Trạch Dân, chị đã nói rồi. Em dâu chị là người như thế nào, chị cũng nói qua rồi. Những lời chị nói tôi cũng đã biết rồi.”

Với sự giúp đỡ của Sư phụ, một tình huống tưởng như không thể lại được giải quyết ổn thỏa. Con vô cùng cảm tạ Sư tôn!

Tôi nhớ đến lời Sư phụ giảng:

”Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó.” (Chuyển Pháp Luân)

Một tháng sau, chúng tôi nhận được một thông báo mới về ngày xét xử em dâu tôi. Không khéo sao ngày đó vị luật sư biện hộ kia lại tham gia một phiên xét xử để biện hộ cho một học viên ở một thành phố khác. Vị luật sư đó đề nghị thẩm phán của cả hai phiên tòa đổi lịch xét xử, nhưng không thành công.

Tôi chỉ nghĩ rằng: Hết thảy tôi đều theo an bài của Sư phụ. Tôi chỉ biết rằng vị luật sư này sẽ phải có mặt cả ở hai vụ án.

Một buổi sáng sau khi học Pháp xong, tôi tự hỏi bản thân: “Tại sao vị luật sư luôn có việc vào đúng ngày diễn ra phiên xét xử? Cở điểm mà tôi thuê luật sư có gì sai chăng? Tôi có ỷ lại vào luật không?” Tôi cầu xin Sư tôn điểm hóa.

Sau khi suy xét, tôi nhận ra rằng thuê luật sư giúp bổ sung cho những chỗ tôi còn khiếm khuyết khi giảng chân tướng cho các phòng ban liên quan. Ngoài ra, án của em dâu tôi là vụ án Pháp Luân Công thứ tư mà tòa án này xét xử, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên một vị luật sư đến pháp viện này cố gắng biện hộ vô tội. Chúng tôi thuê một luật sư để làm thức tỉnh lương tri của các cán bộ trong hệ thống tư pháp, giúp thế nhân thoát ra khỏi lời dối trá của ác đảng, mà tuyển chọn cho bản thân một tương lai tươi sáng. Tôi cảm thấy rằng cơ điểm thuê luật sư của tôi không có gì sai, và rằng cựu thế lực không có cớ gì để phá hoại việc này.

Tôi ngồi xuống và bắt đầu phát chính niệm, cầu xin Sư phụ gia trì: Hết thảy sinh mệnh tà ác đều không xứng can nhiễu luật sư đến tòa án, kẻ nào làm kẻ đó đó có tội, lập tức bị đánh vào cửa vô sinh! Đại Pháp có Pháp lực vô biên! Đại Pháp không gì là không thể!

Ngày hôm sau, vị luật sư gọi điện bảo tôi rằng lịch xử án đã được thu xếp xong rồi. Ông nói: “Thật thần kỳ. Tôi đang yêu cầu họ đổi lịch xét xử và họ đang tìm cớ cự tuyệt, thì lại đột nhiên điện cho tôi hỏi rằng tôi muốn phiên tòa diễn ra vào ngày nào. Tôi chưa từng nghe thấy bất kỳ tòa án nào hỏi ý kiến luật sư xem anh ta muốn khi nào diễn ra phiên xét xử! Nên tôi đã sắp xếp lịch cho phiên xét xử lùi lại hai ngày.”

4. Giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh

Có thời gian dài, trong đầu não tôi luôn xuất hiện những câu nói khuyến thiện với những người tôi từng gặp, với những nhân viên của công an, tòa án, tư pháp tham gia bức hại em dâu tôi. Do đó tôi biết rằng đã đến lúc để tôi viết thư và giảng chân tướng cho họ.

Ở quanh khu vực tòa án, chỗ nào cũng có camera giám sát, bởi vậy rất khó giảng chân tướng cho những cán bộ làm việc ở đó. Nếu bạn nói với họ, ngay lập tức họ sẽ bảo bạn dừng lại hoặc hét lên. Dưới sự giám sát không ngừng như thế, họ cũng sợ không giám nghe chân tướng. Bởi vậy, gửi thư cho họ là một phương thức hiệu quả hơn cả.

Tôi dùng tên thật và gửi thư tới các cán bộ tư pháp qua đường chuyển phát nhanh. Tôi dùng máy tính để soạn thư, và sau đó chép tay lại các lá thư. Tôi cảm thấy viết tay sẽ gần gũi và họ sẽ cảm thấy thân thiết hơn.

Lá thư đầu tiên tôi gửi tới Đội trưởng Đội An ninh Nội địa. Tôi nhớ rằng lần trước tôi gặp ông ấy, ông ấy đã từ chối lắng nghe tôi nói. Ông ấy hét lên: “Ra ngoài! Ra ngoài!” Lúc đó tôi cảm thấy ông ấy là một người tà ác và không thể cứu.

Khi viết thư cho ông ấy, tôi cảm thấy rằng ông ấy quát lên bởi vì tà ác đang thao khống phía sau ông ấy, nhưng ông ấy cũng bày tỏ nỗi thất vọng của mình khi nghe những gì chúng tôi nói. Tôi cảm thấy lòng từ bi của tôi đã làm xúc động phần biết của ông ấy và giải thể các nhân tố tà ác ở phía sau ông ấy.

Trước khi viết lá thư này, tôi luôn xin Sư phụ gia trì cho tôi. Tôi muốn mỗi chữ viết của tôi đều mang theo sự từ bi và năng lượng của một đệ tử Đại Pháp. Tôi liên tục nhẩm Pháp của Sư phụ:

“chư vị chạm qua cái gì thì đều lưu lại năng lượng, đều lấp lánh ánh quang.” (Chuyển Pháp Luân)

Mỗi chữ tôi viết ra đều là khảo nghiệm tâm tính của tôi, và cũng là quá trình tu bỏ đi ma tính, tăng cường Phật tính. Nếu tôi không tập trung, tôi có thể sẽ viết sai. Đôi khi, tôi viết có lỗi chính tả ở giữa, nên tôi lại viết lại từ đầu. Có những lần, khi tôi vừa viết xong lá thư, tôi phát hiện ra khoảng cách giữa các dòng không đều nhau nên tôi lại viết lại. Có lúc tôi ngừng lại, đặt bút xuống và phát chính niệm trước khi viết tiếp. Sau nhiều lần viết đi viết lại, cuối cùng tôi cũng hoàn thành lá thư đầu tiên.

Khi tôi chép lá thư thứ hai, lỗi sai giảm đi đáng kể. Trong lần chép thứ ba và thứ tư, tôi thường thấy các chữ phát sáng. Tôi biết rằng đó là Sư phụ đang khích lệ tôi.

Tôi gửi các lá thư này tới thẩm phán và chánh án tòa án.

Ngày chúng tôi đến tham gia phiên tòa của em dâu, chánh án rất nhã nhặn chào hỏi gia đình tôi. Thậm chí ông ấy còn nói rằng các lãnh đạo ở trên trung ương giờ không phản đối nhân dân tự do tín ngưỡng nữa và cũng không nói gì tới Pháp Luân Đại Pháp nữa.

Một số người thân và hàng xóm láng giềng bên đằng em dâu tôi cũng đến. Vì căn phòng nhỏ, nên tôi không vào trong. Tôi muốn để những người thân và láng giềng gần gữi với cô ấy có cơ hội được nghe luật sư biện hộ nói và liễu giải Pháp Luân Đại Pháp nhiều hơn nữa.

Trong suốt phiên tòa, tôi nghe một người phụ nữ nói lớn tiếng, và giọng của vị luật sư cũng nói to tiếng có vẻ rất căng thẳng. Tôi tiếp tục phát chính niệm ở bên ngoài. Tôi băn khoăn không rõ người phụ nữ đó là ai.

Sau này, luật sư bảo tôi rằng bà ấy là thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Tôi tiếc rằng tôi không mấy am hiểu về hệ thống tư pháp nên đã bỏ sót vị thẩm phán chủ tọa này không gửi thư khuyến thiện. Tuy nhiên, tôi đã tìm ra tên của bà ấy, và sau đó sẽ gửi thư cho bà ấy.

Một tháng sau em dâu tôi được trả tự do.

Tôi thấy sức mạnh của chân tướng truyền đi qua các lá thư—chỉ cần chúng ta xuất tâm từ bi và thuần tịnh khi viết những lá thư khuyến thiện đó thì chúng sẽ có uy lực cứu người.

Trên đây là một số thể ngộ tu luyện của tôi trong năm, có chỗ nào không đúng mong đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/1/336980.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/7/159845.html

Đăng ngày 28-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share