Bài của Đệ tử Đại Pháp tại Yên Đài, Sơn Đông

[MINH HUỆ 01-11-2016] Tôi là đệ tử bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ trước 20 tháng 7 năm 1999. Sư phụ giảng

“Chư vị viên dung Pháp đầu tiên chính là làm một người tốt. Khi mọi người làm người tốt thì đồng thời đã là viên dung Pháp rồi.”
“Bởi vì biểu hiện của mỗi một học viên ở trong xã hội người thường, đều là đại biểu cho hình tượng của Pháp Luân Đại Pháp, có phải như vậy không? Nếu chúng ta đều làm không tốt, vậy chắc chắn sẽ bôi nhọ Đại Pháp, đồng thời chúng ta cũng không thể nói là đang viên dung Pháp”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)

Sư phụ yêu cầu chúng ta viên dung Pháp, đầu tiên phải làm một người tốt.

Trong tầng thứ của bản thân mình tôi có một cảm ngộ như thế này: Chính là đệ tử Đại Pháp trong quá trình làm tốt ba việc, thì ngoài việc giảng chân tướng cho thế nhân, khuyên tam thoái ra, chúng ta cũng cần viên dung Pháp, hướng đến thế nhân mà chứng thực Pháp, nhất định phải chiểu theo yêu cầu của Chân-Thiện-Nhẫn, bắt đầu từ việc làm người tốt mà lên. Để cho thế nhân thấy được rằng nhiều người tốt như vậy luyện Pháp Luân Công, mà lại bị tà đảng bức hại, Pháp Luân Đại Pháp nhất định là bị oan. Những bịa đặt vu khống của tà đảng cộng sản sẽ không cần đánh mà tự bại.

Dưới đây là một vài câu chuyện kể về việc tôi đã làm như thế nào trong việc “bắt đầu từ việc làm người tốt mà lên”, viên dung Pháp, chứng thực Pháp, viết ra cũng xin được các đồng tu góp ý, cùng nhau đề cao.

Viên dung Pháp, bắt đầu từ những việc nhỏ

Trước khi đắc Pháp không lâu, tôi theo chồng đến làm việc ở một phòng tài chính ở một huyện của tỉnh ngoài. Sau khi đắc Pháp, tôi chiểu theo lời dạy của Sư phụ, nếu muốn làm một người tốt, vậy thì trước hết nên làm một công chức tốt ở đơn vị. Đơn vị mà tôi làm việc là ở một huyện nghèo trong cả nước, các phương diện đều khá lạc hậu. Trước khi tôi bị điều đến đơn vị này, thì tình hình vệ sinh của đơn vị là vừa bẩn, loạn, vừa kém, từ trước tới giờ cửa kính của các văn phòng chưa có người lau. Sau khi tôi đi làm, mỗi ngày tôi đều đi làm sớm hơn nửa giờ, đánh rửa hết sức sạch sẽ các đồ đạc bàn ghế, cửa kính các loại từ trong cho đến ngoài phòng làm việc, và mỗi ngày đều làm như thế. Hành động của tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo cục, hơn nữa còn kêu gọi các phòng ban khác học tập tôi. Các phòng ban khác cũng sôi nổi dọn dẹp vệ sinh, dọn sạch và làm đẹp môi trường, khiến cho đơn vị ấy cải biến triệt để, môi trường làm việc sáng sủa hẳn lên.

Bởi vì đơn vị chúng tôi là nơi mà khi huyện ủy, các văn phòng hữu quan trong chính quyền huyện đi làm thì nhất định phải ghé qua, đồng thời lại là trung tâm kinh tế của toàn huyện, nên sự cải biến của hoàn cảnh diện mạo của chúng tôi, đã rất nhanh chóng cải biến các văn phòng trực thuộc trong huyện. Các lãnh đạo chủ yếu của huyện cũng để ý đến sự thay đổi của đơn vị chúng tôi. Trong một lần đại hội văn minh tinh thần của toàn huyện, lãnh đạo chủ chốt của huyện nhắc đến tên tôi và biểu dương: “Từ khi có chị cả được điều từ tỉnh khác đến huyện của chúng ta, hoàn cảnh diện mạo của đơn vị rực rỡ hẳn lên, các cán bộ công chức của tất cả các đơn vị của chúng ta đều cần học tập chị ấy.”

Vợ của Chủ tịch huyện nói: Chị ấy là một người tốt, không thể kết án

Trước khi về hưu, tôi và vợ của chủ tịch huyện ngồi làm việc đối diện nhau. Năm 1997 sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, mỗi ngày tôi đi làm đều đến sớm về muộn, làm việc một cách hết sức cẩn thận, tận hết trách nhiệm, chưa bao giờ tính toán tị nạnh về mặt được mất cá nhân. Vợ của chủ tịch huyện để ý và ghi nhận, tự mình cảm nhận được sự biến đổi của tôi sau khi luyện công. Bình thường tôi cũng thường giới thiệu với chị ấy về Đại Pháp. Trong những ngày mà chúng tôi hay giao lưu với nhau, có một việc khiến cho chị ấy cảm động rất sâu sắc.

Con trai tôi thi lên cấp ba chỉ thiếu một điểm là được lên thẳng lớp, phải nộp 6.000 tệ mới có thể lên lớp. Vì đơn vị của chúng tôi là đơn vị có liên quan với trường học này, nên sau khi khai giảng, mỗi học sinh (là con em trong đơn vị) đều được trả lại 3.000 tệ. Người khác đều lĩnh về tiền trả lại, còn tiền của tôi thì lại bị một người nào đó trong đơn vị mạo danh lấy mất. Sau khi tôi biết việc này thì không lên tiếng. Những năm 1990 thì 3.000 tệ là không hề nhỏ. Vợ của chủ tịch huyện thể hiện sự bất bình, có một hôm chị ấy hỏi tôi rằng có biết việc trường học trả lại tiền không? Tôi nói: “Ai lĩnh mất thì tôi không biết, nhưng tôi biết là có trả lại.” Chị ấy không nhẫn được kể hết chuyện cho tôi, người mạo danh lấy mất tiền hoàn lại của tôi, trong thời gian này đã được thăng lên ủy ban huyện làm thư ký rồi. Vợ của chủ tịch huyện kiến nghị tôi tìm lãnh đạo, không thể để hắn mạo danh lấy tiền như vậy. Tôi bình tĩnh nói: “Sư phụ của tôi yêu cầu chúng tôi nghĩ cho người khác ở mọi lúc mọi nơi, nhà anh ta có khó khăn. Việc này nếu lãnh đạo huyện biết, thì tiền đồ của anh ta coi như xong rồi. Đây là tiền của cá nhân tôi, tôi không cần nữa, cho anh ta một cơ hội đi vậy.” Vợ của chủ tịch huyện nghe xong thì vô cùng cảm động, cũng mười phần kính phục tôi, lại càng kính phục uy lực của Đại Pháp dạy người hướng thiện.

Mùa xuân năm 2000, tôi lên tiếng khiếu nại cho Pháp Luân Công, bị bắt giữ phi pháp bốn tháng, và còn đối mặt với việc bị kết án phi pháp. Trong thời gian tôi bị giam giữ, vợ của chủ tịch huyện nghe nói người ta muốn kết án tôi, bèn tìm đến chồng của chị ấy và nói: “ chị ấy là người tốt như vậy, ở đơn vị chúng ta mọi người đều biết, chỉ khiếu nại cho Pháp Luân Công, chỉ nộp một tờ đơn khiếu nại, thì dựa vào cái gì mà giam người ta, lại còn kết án?” Đồng thời chị ấy lại tìm cục trưởng đơn vị, để cục trưởng đến cục công an đòi người. Trong thời gian đó, chồng tôi cũng đến Ủy ban Chính trị và Pháp luật để đòi người. Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật nói với chồng tôi rằng: “ Việc của chị nhà chúng tôi nghe nói rồi, người của huyện đều nói chị ấy thực sự là một người tốt, rất nhiều người xin cho chị ấy, anh yên tâm, sẽ thả nhanh thôi.” Sau đó không lâu, đúng là họ đã thả tôi ra.

Ba nhiệm kỳ bí thư thôn đều nói: “Những người luyện Pháp Luân Công đều là người tốt.”

Năm 2003, tôi và chồng về lại quê cũ. Chúng tôi vẫn cứ nhiệt tình tham gia vào sự nghiệp công ích của thôn, chiểu theo pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn mà làm, chỉ cần có ích đối với trăm họ, thì chúng tôi đều tích cực ủng hộ. Năm 2007, mưa lớn đã hủy mất bờ đê của cái ao lớn ở biên của thôn. Đó là tấm chắn bảo vệ thủy lợi cho một nửa thôn, nếu như không kịp thời lấp lại lỗ hổng của bờ đê bị phá hủy trước mùa lũ định kỳ năm 2008, thì sau khi lũ đến, bùn cát từ trên thượng lưu xung xuống sẽ lấp đầy hết ao trong thôn. Người dân trong thôn vạn phần lo lắng. Theo dự đoán, để lấp lại chỗ đê bị hổng ấy cần khoảng 10 tấn xi-măng, và bao nhiêu là đá. Ủy ban thôn không lấy ra nổi một xu tiền. Tôi và chồng (cũng là đồng tu) bàn bạc, quyên cho thôn 2.000 tệ để mua xi-măng, đồng thời lại quyên góp cho thôn đá khối ở ngôi nhà cũ mà chúng tôi mua để làm cái bờ đê, giải quyết được vấn đề nguyên liệu. Bí thư của thôn lại kêu gọi người dân trong thôn làm công việc nghĩa vụ, sửa lại chỗ đê hổng. Người dân trong toàn thôn đều hoan nghênh. Bí thư vui mừng nói: “Nếu thôn chúng ta có thêm vài người luyện Pháp Luân Công như các vị thì tốt rồi!”

Có một hôm, cảnh sát đến gây rối trong thôn của chúng tôi vào ngày nhạy cảm, bí thư nói với cảnh sát một cách rất không khách khí: “Các anh ăn cơm no rồi không còn việc gì làm, cái bờ đê của thôn chúng tôi bị phá hủy, thì chính là các học viên Pháp Luân Công quyên tiền, quyên đá sửa tốt trở lại. Các anh đã có ai quyên đồng nào chưa?” Cảnh sát không tin. Bí thư nói: “Không tin thì các anh vào trong thôn mà nghe ngóng! Nếu ai cũng đều như những người luyện Pháp Luân Công này, thì thôn của chúng tôi đã yên ổn lâu rồi!” Cảnh sát bị một phen mất mặt, đành bỏ đi. Đây là người bí thư đầu tiên công nhận Pháp Luân Công.

Trước cửa nhà chúng tôi có một tuyến đường chính, năm 1958 dùng đá để làm mặt đường, đến hiện giờ đã bị gồ ghề mấp mô, cao thấp không bằng phẳng. Vào mùa tiêu thụ táo, toàn thôn có một nửa số nhà nông kéo xe táo qua con đường này. Mỗi lần qua đường thì tốc độ xe cứ chậm như là dương kiệu hoa vậy. Mặc dù như vậy, nhưng táo vẫn rất dễ bị dập nát nghiêm trọng, người nông dân khổ không nói nên lời. Năm 2013, chồng tôi được một xí nghiệp mời đi làm cố vấn kỹ thuật, còn lại một mình tôi ở nhà. Tôi gặp bí thư để nói chuyện quyên góp sửa đường, thư ký đồng ý, quyết định dùng danh nghĩa của ủy ban thôn để quyên góp tiền từ những hộ có liên quan. Ngoại trừ tôi quyên 10.000 tệ ra, thì quyên của các hộ có liên quan mỗi hộ 500 tệ. Buổi chiều hôm đó tôi đi cùng bí thư, và kế toán đến từng hộ để quyên tiền, kết quả là đi cả một buổi chiều mà không thu được một xu nào, còn bị người dân trong thôn nói này nói nọ. Cán bộ thôn đành nản lòng bỏ cuộc.

Có nhiều người dân trong thôn nói riêng với tôi: “Người dân trong thôn không tin cán bộ thôn, không nên cùng với cán bộ thôn, chị đi thu một mình đi.” Ngày hôm sau, tôi khéo léo bảo cán bộ thôn đừng đi cùng, một mình đi các hộ để kêu gọi quyên góp tiền, kết quả là đã thu được của 58 hộ không sót hộ nào, số tiền cần quyên đã được quyên hoàn toàn đầy đủ. Sau đó tôi tổ chức ra đội điều phối sửa đường, kêu gọi người dân trong thôn tình nguyện đến sửa cho đường bằng phẳng, đồng thời liên hệ với đội công trình sửa đường, điều phối quan hệ về các mặt mâu thuẫn giữa các hộ ở ven đường và việc sửa đường. Trải qua một tháng nỗ lực, đoạn đường chủ yếu dài hơn 300 mét vốn ức chế giao thông của toàn thôn đã được thông. Đến hôm tuyên bố thông xe, người dân toàn thôn nhảy múa vui mừng, lúc này có người đề xuất mời đài truyền hình đến quay phim. Tôi nói: “Không cần đâu, nếu như tôi nói là Sư phụ Pháp Luân Công dạy tôi làm như vậy thì khẳng định là họ sẽ không tới quay phim.” Rất nhiều nông dân ở đó bất bình nói: “Pháp Luân Công có chỗ nào không tốt chứ? Một người già hơn 60 tuổi như chị không chỉ quyên góp nhiều tiền như vậy, còn bận rộn trong ngoài, suy nghĩ lo lắng, thật không dễ dàng gì! So với mấy tên đại tham quan thì tốt gấp mấy trăm lần! Pháp Luân Công là tốt!”

Bí thư nhiệm kỳ thứ hai thông qua lần sửa đường này, cảm động sâu sắc nói với tôi: “Chị à, thông qua việc dẫn dân sửa đường, chúng tôi đã biết được thế nào là thành tín! Thế nào là uy vọng! Là chúng tôi chưa làm được tốt, người dân trong thôn không tín nhiệm. Chị yên tâm! Nếu bên trên tìm chị vì Pháp Luân Công, thì tôi nhất định có biện pháp che chở cho chị, không để họ đến tìm chị gây chuyện nữa.” Đây là thái độ đối với Pháp Luân Công của bí thư nhiệm kỳ thứ hai của thôn. Vào năm đầu tiên mà tôi trở về quê, khi đó anh ấy còn đang đảm nhận chức chủ nhiệm trị an, từng phối hợp với Phòng 610 giam chúng tôi vào lớp tẩy não, hiện giờ thì thái độ đã hoàn toàn thay đổi rồi.

Năm 2015, tôi rời thôn, đến làm việc ở đơn vị của chồng. Dưới sự giúp đỡ của nhà nước, thôn đã xin đất về sửa đường núi. Bí thư nhiệm kỳ thứ ba gọi điện thoại cho tôi: Nhân cơ hội có đội công trình sửa đường núi, toàn thôn quyên góp tu sửa một con đường khác nữa, chị có thể trợ giúp một chút công việc trong thôn, quyên góp một chút cho việc sửa đường được không. Tôi không nói hai lời, đích thân về nhà quyên góp 5.000 tệ. Bí thư thấy được tôi thì nói: “Thấy người mà luyện Pháp Luân Công, so với người khác quả là khác biệt! Chỉ cần một cuộc điện thoại là đã mang tiền về rồi, thôn chúng ta có nhiều người giàu có như vậy, có ai được như các chị đâu. Nếu như đều luyện Pháp Luân Công cả thì tốt quá!” Đây là sự công nhận đối với Pháp Luân Công của bí thư nhiệm kỳ thứ ba.

Khi chúng ta làm người tốt thì sẽ viên dung Pháp, thế nhân sẽ tự giác duy hộ Pháp

Trong thời gian về quê sống vài năm, ngoài việc chúng tôi quyên góp vì sự nghiệp công ích ra, thì bình thường nhà nào có kinh tế khó khăn, đều dốc hết toàn lực giúp họ vượt qua cửa khó. Vài năm nay, phàm là đến nhà tôi mượn tiền cấp cứu, thì không có một ai ra về tay trắng. Có lúc nhà tôi thực sự không có tiền, thì tôi đi ra ngoài mượn người khác chứ không để người mượn tiền ra về tay không.

Trong những người mượn tiền này, thì nổi bật nhất là một bà cụ góa chồng hơn 60 tuổi, đột nhiên bị tắc nghẽn mạch máu não, không có tiền đi bệnh viện, người khác đều lo lắng rằng bà không có khả năng hoàn trả nên không dám cho bà mượn tiền. Như vậy, vì không có tiền mua thuốc, nên bà phải dừng trị liệu, ở nhà chờ chết. Sau khi tôi biết chuyện này, thì lập tức cho bà 1.000 tệ (khoản tiền thuốc cho một liệu trình). Đồng thời lại bảo chồng tôi tìm đến Cục chính trị Nhân dân thành phố và ủy ban thị trấn, đi xin chế độ đãi ngộ “5 bảo hộ” cho bà cụ này. Những người không có tiền trị liệu mà đi xin trợ cấp như vậy có rất nhiều. Đến nay, thì vẫn còn hơn một trăm nghìn tệ mà chúng tôi cho bên ngoài mượn vẫn chưa thu lại.

Chồng tôi là một nhân viên kỹ thuật về cây ăn quả, sau khi về hưu thì thỉnh thoảng lại mang một số hạt giống về trồng thử. Người thường mua hạt giống mới về trồng thì đều trông một cách bí mật, không cho ai biết. Tôi và chồng thôi bàn bạc: Chúng ta là người luyện công, lấy về hạt giống mới không cần bảo mật, không sợ người khác trộm, đều công khai bảo cho người khác. Ai muốn nhập giống tốt, thì hỗ trợ miễn phí cho họ cành triết và kỹ thuật. Có một giống cây anh đào, chúng tôi liên tục hỗ trợ cho dân thôn trong ba năm, mỗi năm đều gom góp các cành triết để cho nông dân. Trước mắt thì loại giống này đã trở thành loại giống được trồng chủ yếu trong thôn chúng tôi, giá bán cao nhất, hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Trong thời gian ở trong thôn vài năm sau khi về hưu, từ đầu tới cuối tôi nhớ kỹ rằng bản thân mình là người luyện công, dùng hành động thực tế của người luyện công, để chứng thực Pháp, viên dung Pháp, để cho người trong toàn thôn đều thấy được và cảm nhận được sự mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp. Nhìn vào tôi, người dân trong thôn cũng thấy được rằng Pháp Luân Đại Pháp là bị oan. Từ cán bộ đến dân thôn, ai ai cũng đều đang tự giác duy hộ cho danh dự của Đại Pháp, bảo hộ cho an toàn của đệ tử Đại Pháp.

Còn nhớ có một năm, có một khoản tiền mà tôi xử lý trước khi nghỉ hưu, thì cục kiểm tra không tra ra được là đi đâu mất (kỳ thực là do vấn đề của đơn vị trung chuyển), hoài nghi rằng tôi có khả năng đã tham ô, nên đến đơn vị cũ điều tra. Từ cán bộ cho đến nhân viên đơn vị thì 100% đều nói: Việc này thì chị ấy tuyệt đối không có vấn đề! Nhân viên của cục kiểm tra vẫn không yên tâm, lại đến thôn chúng tôi để điều tra thực hư. Khi vào đến thôn, thì một số chị em ở trên đường thấy họ mặc đồng phục, lại tưởng rằng đến bắt tôi vì Pháp Luân Công, cho nên họ nghe ngóng một thời gian dài mà cũng không có ai bảo cho họ biết là nhà chúng tôi ở đâu. Cuối cùng một người phụ nữ không hiểu sự việc đã dẫn họ tới nhà tôi, nhưng tôi không ở nhà. Trong thời gian đó, phàm là họ hỏi dân thôn thì trăm miệng một lời đều nói tôi là người tốt nhất trong thôn, còn kể họ rằng tôi đã làm cho người trong thôn những việc tốt gì. Lúc đầu họ dự định đưa tôi về trợ giúp điều tra, nhưng qua việc hỏi han đơn vị và dân thôn, thì đã hoàn toàn mất đi sự hoài nghi đối với tôi.

Buổi trưa chúng tôi về nhà, tôi mượn cơ hội này giảng chân tướng cho họ. Vị cục trưởng đó cười và nói: “Chị à! Chúng tôi không phải là đến vì Pháp Luân Công, mà là vì một khoản tiền mà đến, nhưng chúng tôi thấy rằng sau khi chị luyện công, thì nhiều người như thế đều nói chị là người tốt, chúng tôi tin chị tuyệt đối không có liên quan gì đến khoản tiền này!” Sau khi nói xong, thì giải thích một chút về tình huống ấy rồi đi. Sau sự việc này, dân thôn bảo tôi, rằng khi chúng tôi nói chuyện trong nhà, thì một số chị em trong thôn đứng ngoài nghe ngóng, nói rằng nếu họ mà dám đưa chị đi, thì sẽ lập tức dùng loa phát thanh của thôn kêu gọi mọi người, đến chặn đường, không để cho họ bắt chị đi!

Mười mấy năm nay, tôi chiểu theo lời dạy của Sư phụ, bắt đầu từ việc làm người tốt mà lên, viên dung Pháp, chứng thực Pháp. Nói từ một phương diện khác khi thế nhân thấy những người học Đại Pháp chúng ta đều là những người tốt nhất trên thế giới, thì khi giảng chân tướng, khuyên “tam thoái” cho họ, thì họ sẽ dễ dàng tin và tiếp thu.

Tầng thứ có hạn, xin các đồng tu góp ý.

(Hôi giao lưu tâm đắc tu luyện của đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục lần thứ 13 trên Minh Huệ Net)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/1/336983.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/5/159824.html

Đăng ngày 16-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share