Bài viết của Tích Nghi Châu
[MINH HUỆ 14-8-2016] Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã một tay phát động làn sóng bức hại Pháp Luân Công điên cuồng, không lâu sau đó Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 23 tháng 12 cùng năm đã chế định cái gọi là “Quyết định nhổ tận gốc tổ chức tà giáo, phòng chống và trừng trị hoạt động tà giáo” (Dưới đây gọi là “Quyết định”), sau đó Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao đã coi đây là giải thích pháp luật, từ đó về sau, thứ gọi là giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao đã trở thành một trong những thứ gọi là căn cứ pháp luật để cơ quan tư pháp Trung Cộng xét xử phi pháp học viên Pháp Luân Công. Nhưng xét từ ý đồ, quyền hạn, trình tự, thực hiện lập pháp thì thứ được gọi là giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao và tòa án nhân dân tối cao là phi pháp, là thủ đoạn pháp luật phi pháp mà cơ quan tư pháp Trung Cộng dùng để bưng bít, lừa lối đương sự và nhân dân, là biện pháp tà ác tàn hại sự lương thiện, đả kích chính nghĩa. Tính phi pháp của Viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao trong hơn 10 năm nay đã được rất nhiều luật sư biện hộ chỉ ra hết lần này tới lần khác. Xét tới việc nhân viên công an, kiểm sát, tòa án của Trung Cộng hiện nay vẫn đang dùng sai giải thích tư pháp để bức hại sự lương thiện, nên ắt phải thuật lại điều này một lần nữa, mong rằng những người biết luật phạm luật sẽ chấm dứt hành ác.
Về căn bản, Trung Cộng không có tính hợp pháp, bản thân nó chính là một chính quyền phi pháp, một chính quyền lưu manh. Thứ gọi là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc chẳng qua chỉ như con dấu cao su của Trung Cộng, thứ gọi là Đại hội Đại biểu Nhân dân cũng giống như Trung Cộng, xưa nay chưa hề được thành lập thông qua bầu cử thực sự, căn bản không thể đại biểu được cho nhân dân. Trung Cộng thống trị bằng những lời dối trá và bạo lực, bản thân nó là một tà giáo, thứ tà giáo này căn bản không có tư cách định nghĩa bất kỳ tín ngưỡng nào, thứ gọi là quyết định của Viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao chỉ là cái cớ để tà giáo Trung Cộng bức hại tín ngưỡng của công dân.
Phòng 610 chuyên bức hại Pháp Luân Công, Ủy ban Chính trị và Pháp Luật của Trung Cộng kiểm soát công an, còn viện kiểm sát, tòa án tại Trung Quốc mà nói căn bản là không hề có tư cách tư pháp độc lập. Trung Cộng vì để tô vẽ cho bản thân, dường như cũng chế định hiến pháp và pháp luật như những quốc gia văn minh, nhưng Trung Cộng căn bản chính là phường lưu manh vô pháp vô thiên, xưa nay chưa hề tuân thủ luật pháp, ngược lại còn bẻ cong luật pháp để bức hại dân chúng.
Nhưng Trung Cộng đã chế định ra pháp luật, thì chúng ta có quyền yêu cầu Trung Cộng phải tuân thủ pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích thứ gọi là tư pháp của Viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao là phi pháp. Cũng chính là, dù cho theo pháp luật mà bản thân Trung Cộng chế định ra thì thứ gọi là giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao cũng là phi pháp.
Vi phạm hiến pháp
Mọi người biết rằng, tất cả pháp luật, quy định pháp luật hành chính đều không được đối nghịch với hiến pháp. Nếu không thì chính là vi phạm pháp luật, là phi pháp.
Điều 36 trong “Hiến Pháp” quy định: “Công dân có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng”, điều 35 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, kết đoàn thể, du lịch, thị uy”. Cho nên công dân tín ngưỡng Pháp Luân Công là hợp pháp, học viên Pháp Luân Công nói cho mọi người biết chân tướng, sản xuất và phát tán tài liệu chân tướng Pháp Luân Công hoàn toàn là những việc trong phạm vi pháp luật cho phép, cũng là hợp pháp.
Còn mục đích cho ra đời giải thích về tư pháp của Viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao là trực tiếp tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của công dân, trực tiếp vi phạm lập pháp hiến pháp, trực tiếp chà đạp lên hiến pháp, hơn nữa chương 7 trong hiến pháp cũng không ủy quyền cho Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao hay bất kỳ cơ quan nào tiến hành giải thích tư pháp, có thể thấy giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao là phi pháp.
Luật rừng bên dưới pháp luật
Pháp luật tại nhân gian là luật thiện và luật ác, pháp luật chân chính của nhân loại là khuyến thiện trừ ác, phàm là pháp luật được chế định dựa trên tinh thần lập pháp để duy hộ chính nghĩa, đạo đức, lương tri, thiện niệm tại nhân dân đều là luật thiện. Phàm là pháp luật mang đặc trưng như vứt bỏ lý tính của nhân loại, coi thường sự tôn nghiêm của con người, chà đạp nhân quyền thì đều là luật rừng dưới pháp luật, luật rừng dưới pháp luật là luật ác, luật ác là phi pháp, là điều không thể chấp nhận được. Luật ác không có hiệu lực về đạo đức, những người còn có chút đạo đức không nên tuân thủ. Một xã hội bình thường không thể để luật ác có hiệu lực dù chỉ một ngày.
Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, lấy Chân Thiện Nhẫn làm chuẩn mực, mang lại lợi ích phúc báo cho gia đình, xã hội, nâng cao đạo đức của quần chúng. Trong thời gian truyền ra từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 7 năm 1999, trong nước luôn có xu thế sức khỏe phát triển lành mạnh. Theo như kết quả mà Trường Tề Thạch, ủy viên tiền nhiệm của Ban thường ủy đại biểu nhân dân toàn quốc đã tổ chức cho hơn 180 người trong Đại biểu nhân dân toàn quốc tại Bắc Kinh và Quảng Châu tiến hành một cuộc điều tra nửa năm cho thấy: Tỷ lệ khỏi bệnh của những người tu luyện Pháp Luân Công đạt tới hơn 98%, kết luận của bản báo cáo điều tra này đã được trình báo lên Cục chính trị trung ương Trung Cộng rằng: “Pháp Luân Công có trăm điều lợi mà không có một điều hại đối với quốc gia và nhân dân.” Hiện nay Pháp Luân Công đã truyền ra hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, cơ quan chính phủ, thành viên nghị viện, các tổ chức đoàn thể của các nước trên thế giới đã trao tặng bằng khen và thư cảm ơn tới Pháp Luân Công và nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí, số lượng đã lên tới 1.899 bức thư (Gồm 6 bức trong nước trước năm 1999). Pháp Luân Công mang tới phúc lành cho nhân dân các nước trên khắp thế giới, được chính phủ và nhân dân các quốc gia trên thế giới chào đón, giúp người dân Trung Quốc giành được tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới.
Nhưng dưới sự kiềm tỏa của tập đoàn Giang Trạch Dân, Đại hội đại biểu nhân dân và Viện kiểm sát tối cao, Tòa án tối cao không quan tâm tới chân tướng chân thực về Pháp Luân Công, mà lại chế định ra thứ gọi là pháp luật để đả kích và bức hại Pháp Luân Công. Hơn nữa chưa nói tới việc tư tưởng không thể bị định tội, chính phủ không được phán quyết những sự vụ về tư tưởng, chỉ nói về ý đồ tinh thần khi lập pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao thì việc đả kích một cách ác ý tín ngưỡng của nhân dân, tước đoạt nhân quyền của công dân, phá hoại pháp luật cũng đã là luật rừng rồi.
Vi phạm trình tự pháp luật
Việc chế định, hình thành, thực thi một bộ luật hay một điều luật là vô cùng nghiêm cẩn và nghiêm khắc, thông thường trước tiên là do một hay một vài đại biểu đại hội nhân dân hoặc vài nhân sỹ pháp luật được chỉ định, ủy thác, căn cứ vào yêu cầu khách quan, hình thành một phương án thảo luận, phương án sơ thảo sau khi tiến hành điều tra thực tế, sau đó đệ trình lên Ban thường ủy đại biểu nhân dân thẩm duyệt, điều tra, rồi tiếp tục giao cho Đại hội đại biểu nhân dân thẩm duyệt thông qua, sau đó mới có thể chế định luật pháp thí điểm, chọn một hoặc một vài địa phương tiến hành thí điểm, sau khi thí điểm xong, thì tiến hành chỉnh sửa, sửa đổi theo ý kiến phản hồi, sau đó mới quyết định có được hay không, nếu trái với thực tế hoặc ý kiến phản ánh quá sai lệch, lợi bất cập hại, thì đề án sẽ bị phế bỏ. Nếu thiết thực, có thể thi hành thì mới được hình thành đề án pháp luật, quy luật pháp luật chính thức, mới được mở rộng trong phạm vi cả nước. Quá trình này cần thời gian và trình tự, nhưng “Quyết định” của Đại biểu nhân dân và giải thích tư pháp của “Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao” đều là sau khi bức hại xảy ra, mang tính bưng bít, được chế định một cách vội vàng, vi phạm trình tự pháp luật của thứ gọi là pháp luật, cho nên cũng là phi pháp.
Vượt quyền lập pháp
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc là cơ quan quyền lực tối cao, nó mới có quyền lập pháp, pháp luật do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thẩm duyệt và thông qua mới có hiệu lực pháp luật. Nhưng toàn bộ nội dung bản “Quyết định” của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần này không hề nhắc tới ba chữ Pháp Luân Công. Trong 14 loại tà giáo được bộ công an công bố cũng không có Pháp Luân Công, thông báo này lại được công bố lại vào năm 2014. Theo “Thông báo của bộ hành chính dân sự” thì trong toàn bộ nội dung giải thích tư pháp của “Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao” cũng không nhắc tới ba chữ Pháp Luân Công.
Pháp luật không có quy định rõ ràng bằng văn bản thì không có tội, đương nhiên cũng không phải là pháp luật, cho nên tại Trung Quốc, Pháp Luân Công là hợp pháp, công dân tín ngưỡng Pháp Luân Công là hợp pháp, học viên Pháp Luân Công nói cho mọi người biết chân tướng, sản xuất, phát tán tài liệu chân tướng Pháp Luân Công hoàn toàn là những việc trong phạm vi pháp luật cho phép và là hợp pháp. Nhưng trong phần giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao mặc dù không có Pháp Luân Công, nhưng lại ám thị Pháp Luân Công một cách ác ý, đây là điều vô cùng không nghiêm túc, dẫn tới việc nhân viên tư pháp của Trung Cộng trong những vụ án oan Pháp Luân Công trong thực tế, đã dùng sai giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao là căn cứ pháp luật để hãm hại học viên Pháp Luân Công, tạo ra vô số án giả án oan, đây không phải là vấn đề lầm lẫn về thuật ngữ và nghiệp vụ pháp luật của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao, mà là hành vi vượt quyền giải thích lập pháp phi pháp.
Dùng sai pháp ác, sai lầm chồng chất sai lầm
Pháp ác là phi pháp, pháp ác chỉ có thể tàn hại lương tri, pháp ác chỉ có thể tạo ra những án oan, 10 năm nay, bộ công an, kiểm sát, tòa án của Trung Cộng đã dùng giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao là một trong những căn cứ pháp luật, tạo ra vô số án giả, án oan. Do họ bị Phòng 610 khống chế, nên không thể nói tới tính độc lập khi xử án, chỉ là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ bức hại, đối diện với sự chất vấn về căn cứ pháp luật của dân chúng, trong những buổi xét xử phi pháp, chúng thường dùng hai chiêu sau để đạt được mục đích. Một là xét xử bí mật, sau đó viện mọi cớ để lừa gạt mọi người. Hai là trong những buổi xét xử phi pháp ấy, vốn là đến khi tòa án tuyên bố người bị oan vô tội thì chúng lại không phán quyết ngay lúc đó, nhưng lại phán quyết có tội sau lưng.
Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Tả Tiểu Đông, học viên Pháp Luân Công tại thành phố Hầu Mã, tỉnh Sơn Tây, làm việc tại công ty liên doanh Khúc Ốc, khi phát tài liệu chân tướng, đã bị Lưu Tự Thụy, Vương Cát Hiền, đội trưởng Đội An ninh Quốc gia thuộc Bộ Công an huyện Khúc Ốc và thành phố Hầu Mã dẫn 5 cảnh sát tà ác bắt giữ tại đồn công an Khúc Ốc. Đầu tháng 10, bị Lý Quốc Hầu, kiểm sát viên huyện Khúc Ốc khởi kiện phi pháp, đồng thời trong tình huống không thông báo với người nhà, vào ngày 31 tháng 3 năm 2012 tòa án Khúc Ốc đã mở phiên tòa phi pháp bí mật xử oan Tả Tiểu Đông 7 năm tù. Khi người nhà chất vấn vì sao không đưa ra tòa xét xử, không báo cho người nhà? Dựa vào cái gì mà xử 7 năm tù? Pháp luật từ trên đến dưới không có điều luật nào nói Pháp Luân Công là phi pháp. Dương Lâm Phong nói: Xử theo luật của tòa án tối cao mà các người không nhìn thấy. Là luật mà các người không biết. Hơn 24 người có mặt trong phòng tiếp đón lúc đó đều nghe thấy, người nhà liền chất vấn y rằng còn có pháp luật mà dân không biết sao. Y không nói được lời nào, mau chóng rời đi. Người nhà bèn kể vụ án oan với những người qua đường ngay trước cổng tòa án, Vương Cát Hiền, cảnh sát tà ác của Ủy ban An ninh Quốc gia Hầu Mã và Lưu Húc Duệ, cảnh sát tà ác của Ủy ban An ninh Quốc gia Khúc Ốc đã uy hiếp người nhà của Tả Tiểu Đông rằng nếu còn tiếp tục nói nữa sẽ bắt vào đồn công an.
Thôi Kiến Nghệ là học viên Pháp Luân Công tại thôn Đóa Cư Quan, thị trấn Đại Điếm, huyện Cử Nam, tỉnh Sơn Đông, cùng chồng là Vương Hậu Lĩnh nhiều lần bị nhân viên vi pháp của Phòng 610, Đội An ninh Nội địa, đồn công an thực hiện một loạt những hành vi ngược đãi và bức hại vô nhân đạo như sách nhiễu, lục soát phi pháp, cướp đoạt tài sản, dùng hình bức cung, cưỡng chế tẩy não chuyển hóa, cưỡng chế lao động, cưỡng chế lấy máu. Hai vợ chồng cô lần lượt bị cưỡng bức lao động phi pháp ba năm. Tháng 8 năm ngoái, khi Thôi Kiến Nghệ phát tài liệu chân tướng tại huyện Cử, thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giam, sau đó bị bắt cóc phi pháp. Ngày 18 tháng 1 năm nay cô bị xét xử phi pháp, người gọi là công tố viên đã bị luật sư phản bác tới á khẩu không nói được lời nào, luật sư yêu cầu tòa án phóng thích Thôi Kiến Nghệ vô tội theo pháp luật, nhưng trưởng đoàn bồi thẩm lại không dám làm chủ, hôm đó đã không đưa ra phán quyết. Vào tháng Ba, Thôi Kiến Nghệ nhận được phán quyết trái pháp luật, mặc dù vô tội cô lại bị Phòng 610 huyện Cử Nam câu kết với Phòng 610 huyện Cử xử nặng 8 năm tù oan. Họ không phán quyết ngay trong phiên tòa mà lại phán quyết bí mật sau lưng, Phòng 610 huyện Cử và huyện Cử Nam đã câu kết với nhau để giở trò lưu manh.
Giải thích tư pháp của Viện kiểm sát tối cao và tòa án tối cao vi phạm lập pháp, vượt quyền lập pháp, vi phạm trình tự pháp luật, pháp luật được hình thành như vậy là phi pháp, không có hiệu lực pháp luật; Giải thích tư pháp của “Viện kiểm sát tối cao, tòa án tối cao” có ý đả kích sự lương thiện, tức là pháp ác, dùng sai pháp ác, tạo ra án oan, sai lầm chồng chất sai lầm, pháp ác như thế ắt phải phế bỏ; người chấp hành pháp ác nếu không quy chính, thì hôm nay ngồi trên ghế thẩm phán, ngày mai sẽ phải ngồi trên ghế bị án.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/14/332964.html
Đăng ngày 31-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.