Bài viết của Trọng Nhiệm, đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 25-8-2016] Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng do Giang Trạch Dân khởi xướng đã thất bại triệt để, kỳ thực, ngay lúc ban đầu phát động cuộc bức hại này đã đặt định sẽ xuất hiện kết cục ngày hôm nay. Xét đến các nguyên nhân thất bại, một trong những nguyên nhân quan trọng chính là tính phi pháp của nó, vậy vì sao lại nói cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp?

1. Quyết định bức hại là phi pháp

Quyết định bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân không chỉ vi phạm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của công dân quy định trong Hiến pháp, mà còn vi phạm những quy định hữu quan về quyền của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trong Hiến pháp. Khi tiến hành công khai bức hại 1/5 dân số trên cả nước, một vấn đề trọng đại như thế này chỉ có Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia đưa ra quyết định mới hợp pháp, mới có hiệu lực, bất kỳ tổ chức, cơ quan hay cá nhân nào khác đều không có quyền đưa ra quyết định này. Trên thực tế Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc chưa hề đưa ra quyết định nào như vậy. Do đó, bản thân quyết định bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng do Giang Trạch Dân đứng đầu là phi pháp.

Đương nhiên, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vẫn luôn bị Trung Cộng coi như một con dấu cao su, đại biểu trong Đại hội đại biểu nhân dân cũng như Trung Cộng đều chưa từng có được một lá phiếu bầu nào, họ không có tư cách đại biểu. Bản thân Trung Cộng là một chính quyền phi pháp. Nhưng dẫu sao Trung Cộng cũng đã làm bộ làm tịch chế định ra các loại luật pháp, thiết lập ra các loại cơ cấu, thì chúng ta cũng có quyền yêu cầu Trung Cộng tuân thủ pháp luật và trình tự theo quy định của pháp luật.

2. Việc quy kết bức hại là phi pháp

Thứ nhất, quy kết cho Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là tổ chức phi pháp là điều phi pháp. Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã xin giải thể với Bộ nội vụ từ trước tháng 7 năm 1999 và đã được Bộ nội vụ phê chuẩn. Sau khi Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp giải thể đã không còn tồn tại nữa, đã không còn bất kỳ quan hệ lệ thuộc và quản lý nào với Bộ nội vụ, do đó, Bộ nội vụ vì phối hợp với Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công mà đưa ra quyết định nhổ tận gốc Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là không có hiệu lực, là phi pháp.

Đương nhiên, dù cho Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp vẫn tồn tại cho tới tháng 7 năm 1999 thì việc nhổ tận gốc hiệp hội này cũng là phi pháp. Hiến pháp quy định rõ rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tụ hợp, Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là một đoàn thể tín ngưỡng theo lý nên được hiến pháp và pháp luật bảo hộ.

Thứ hai, quy cho Pháp Luân Công là tà giáo là phi pháp. Tính đến nay, bất kỳ một ban ngành có chức năng nào của Trung Quốc chưa hề quyết định quy cho Pháp Luân Công là tà giáo. Nguồn gốc của việc quy kết phi pháp là khi Giang Trạch Dân tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên nước Pháp đã nói một câu rằng Pháp Luân Công là tà giáo, sau đó “Thời báo nhân dân” đã đăng bài viết của bình luận viên có tiêu đề “Pháp Luân Công chính là tà giáo”. Hơn nữa, căn cứ theo pháp luật của Trung Quốc thì dù là cá nhân Giang Trạch Dân hay một hãng truyền thông tin tức đều không có quyền quy kết về Pháp Luân Công. Trong văn kiện của giới quan chức của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện, Bộ công an không hề có kết luận chính thức nào nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo, ngược lại, trong danh sách 14 loại tà giáo mà bộ công an công bố vào năm 2014 xác thực không có Pháp Luân Công. Do đó, Giang Trạch Dân trong hoàn cảnh không có bất kỳ kết luận nào của cơ quan nhà nước về Pháp Luân Công mà tự ý quy kết Pháp Luân Công, hành vi này đã là phi pháp, không có hiệu lực.

Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, Trung Cộng mới là tà giáo thực sự, tà giáo Trung Cộng căn bản là không có tư cách quy kết bất kỳ tín ngưỡng nào, nhưng dù cho căn cứ theo pháp luật và quy định mà Trung Cộng tự mình chế định thì Pháp Luân Công là hợp pháp, còn cuộc bức hại Pháp Luân Công lại là phi pháp, là phạm tội.

3. Chính sách bức hại là phi pháp

Học viên Pháp Luân Công là công dân hợp pháp của Trung Quốc, theo pháp luật phải được hưởng các quyền công dân mà hiến pháp và pháp luật ban cho, còn chính sách bức hại của tập đoàn Trung Cộng Giang Trạch Dân lại trực tiếp tổn hại tới những quyền công dân do pháp luật quy định, là một sự xâm phạm và hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Thứ nhất, “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” là phi pháp. “Bôi nhọ thanh danh” trực tiếp tổn hại tới quyền công dân, quyền về danh dự, xét từ góc độ dân sự thì đây là một hành vi xâm phạm quyền lợi, xét từ góc độ hình sự thì đây là hành vi phạm tội hình sự làm nhục, bôi nhọ. “Vắt kiệt tài chính” xét từ góc độ dân sự là xâm phạm quyền lao động và quyền lợi kinh tế của công dân, xét từ góc độ hình sự là hành vi phạm tội lạm dụng quyền chức, xâm phạm tài sản, phá hoại sản xuất kinh doanh. “Hủy hoại thân thể” không chỉ xâm phạm quyền tính mệnh, quyền sức khỏe, quyền tự do thân thể của công dân, tình tiết nghiêm trọng còn có thể cấu thành hành vi phạm tội bạo lực cố ý làm thương tổn tới chết, cố ý sát nhân.

Thứ hai, “Đánh chết là đánh chết, không xét thân phận trực tiếp hỏa táng” là phi pháp. “Đánh chết là đánh chết” đã vi phạm luật hình sự của Trung Quốc. Theo luật hình sự của Trung Quốc đánh chết người khác thuộc về tội cố ý gây thương tổn đến chết hoặc cố ý giết người, coi chuyện đánh chết người là tự sát mà giải quyết là thuộc về hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ bẻ cong pháp luật. “Không xét thân phận trực tiếp hỏa táng” lại vi phạm luật hình sự và luật tố tụng hình sự của Trung Quốc. Đối với người bị đánh chết, căn cứ theo quy định của luật tố tụng hình sự cơ quan công an phải tiến hành giám định thi thể và đưa ra báo cáo giám định. Nếu không xét thân thể mà trực tiếp hỏa táng thì còn thuộc về hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, bẻ cong pháp luật, tiêu hủy bằng chứng, tất cả nhân viên nhà nước tham dự vào việc này đều là tòng phạm.

Thứ ba, “Giết không tha” là phi pháp. “Giết không tha” thực chất chính là trực tiếp ra lệnh giết người, trong luật pháp chỉ trong tình huống an toàn tính mệnh của bản thân người chấp pháp và quần chúng bị đe dọa nghiêm trọng mới được phép hạ lệnh như thế này đối với người phạm tội bạo lực, vậy mà đối mặt với học viên Pháp Luân Công tay không tấc sắt giảng chân tướng phản bức hại một cách ôn hòa lại có thể ra chính sách bức hại như vậy, chắc chắn là hành vi phạm tội cố ý giết người vô cùng nghiêm trọng, ngang nhiên vi phạm luật hình sự, luật tố tụng hình sự.

4. Cơ cấu bức hại là phi pháp

Thứ nhất, việc thiết lập cơ cấu là phi pháp. Tập đoàn Trung Cộng Giang Trạch Dân thành lập một văn phòng gồm một nhóm lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 (Phòng 610) thống nhất lãnh đạo và chỉ huy bức hại Pháp Luân Công trên cả nước. Tổ chức này là một tổ chức phi pháp được thiết lập độc lập nằm ngoài hệ thống hành chính vốn có của quốc gia, giống với cảnh sát mật của phát xít Đức và nhóm lãnh đạo cách mạng văn hóa của Trung ương Trung Cộng.

Thứ hai, cơ chế vận hành cơ cấu này là phi pháp. Cơ cấu này không thể vận hành dưới ánh sáng vì mệnh lệnh bức hại mà họ truyền đạt xuống đều là bí mật, là vi phạm pháp luật, không dám nhìn mặt ai, sợ bị lịch sử phán xét, cho nên rất nhiều mệnh lệnh mà họ truyền đạt xuống dưới đều là truyền đạt bằng miệng, hoặc sau khi truyền đạt bằng văn bản thì lập tức tiêu hủy, cơ cấu vận hành này đã vi phạm nguyên tắc công khai thông tin của chính phủ.

5. Biện pháp thi hành bức hại là phi pháp

Thứ nhất, hành vi phi pháp của công an. Tính chất vi phạm pháp luật của cơ quan công an trong cuộc bức hại này là nổi bật nhất.

1, Bản thân nhân viên công an phạm tội vi phạm pháp luật: Nhân viên công an trong khi dùng hình bức cung đã đánh chết hoặc bị thương tích, tàn tật các học viên Pháp Luân Công, biết rõ rằng học viên Pháp Luân Công vô tội nhưng vẫn cưỡng chế đưa họ vào trại cải tạo lao động, bắt giam, phạt tiền, đòi tiền người nhà họ, ngược đãi thân thể họ, những sự việc vi phạm pháp luật như thế này đã quá phổ biến có thể nhìn thấy khắp nơi trong cuộc bức hại này.

2, Những vụ án mà nhân viên công an xử lý đều là án oan sai. Pháp Luân Công là thuộc về bản thân phạm trù tín ngưỡng tinh thần, nếu người mang tín ngưỡng trong hành vi không có những hành vi vi phạm pháp luật khác, thì cơ quan công an không có quyền bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Nhưng các hành vi hợp pháp của học viên học Pháp gồm luyện công, giảng chân tướng, khuyên thoái đảng, phát tài liệu, truy cập mạng Internet đều bị công an xử lý như thực sự vi phạm pháp luật và phạm tội, bản thân điều này đã chính là hành vi thất trách lạm dụng quyền chức và xâm phạm quyền lợi của người khác một cách nghiêm trọng.

3, Công an vi phạm trình tự pháp luật. Bản thân việc thu thập chứng cứ không theo trình tự vụ án xét theo pháp luật đã không thể chấp nhận được. Nhưng trong khi bức hại Pháp Luân Công công an lại có thể xử án không theo trình tự pháp luật. Thử hỏi có bao nhiêu cảnh sát đã xuất trình giấy tờ chứng nhận và các văn bản pháp luật trước mới lục soát học viên Pháp Luân Công? Có bao nhiêu cảnh sát mang theo văn bản pháp luật tới để dẫn học viên Pháp Luân Công đi? Có mấy người nhà học viên Pháp Luân Công nhận được thông báo kịp thời của cơ quan công an khi bắt giam, tạm giam hoặc bắt giữ học viên? Có mấy vụ án luật sư gặp học viên Pháp Luân Công không bị công an chối bỏ trách nhiệm và ngăn trở?

Thứ hai, hành vi của viện kiểm sát là phi pháp. Bản thân viện kiểm sát là cơ quan giám sát đốc thúc về pháp luật của quốc gia, nhưng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công này không những không khởi được tác dụng giám sát, đốc thúc về pháp luật, ngược lại bản thân nó cũng tham dự vào cuộc bức hại phi pháp các học viên Pháp Luân Công.

1, Phê chuẩn bắt giữ phi pháp học viên Pháp Luân Công. Cơ quan kiểm sát có quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bắt giữ trong các vụ án do cơ quan công an báo cáo, đây là chức trách của cơ quan giám sát đôn đốc về pháp luật, nếu vận hành một cách chính xác thì có thể khởi được tác dụng tránh xảy ra các vụ án oan sai, nhưng cơ quan kiểm sát biết rõ học viên Pháp Luân Công không có đủ điều kiện bắt giữ nhưng lại quyết định phê duyệt lệnh bắt giữ, khiến học viên Pháp Luân Công bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, góp sóng thành bão trong cuộc bức hại phi pháp này.

2, Tố cáo phi pháp các học viên Pháp Luân Công. Ban ngành thẩm tra tố tụng phải dựa trên pháp luật thẩm tra những hoạt động điều tra của cơ quan công an có hợp pháp không, sự thực phạm tội mà cơ quan công an nhận định có tồn tại hay không, những chứng cớ mà công an thu thập có đầy đủ, hợp pháp không, nhưng cơ quan kiểm soát hoàn toàn không phát huy được chức trách của bản thân, lại đồng lõa tiếp tay cho cơ quan công an cùng nhau bức hại học viên Pháp Luân Công, trong tình huống không có sự thực phạm tội, không có bằng chứng đầy đủ, hợp pháp, có hiệu lực đã nộp cáo trạng các học viên Pháp Luân Công lên chính phủ.

3, Không khởi được tác dụng giám sát đốc thúc của tòa án. Cơ quan kiểm sát không khởi được tác dụng thẩm phán, giám sát, đốc thúc đối với phán quyết về một lượng lớn các vụ án oan sai đề cập tới các học viên Pháp Luân Công, đã không đưa ra kiến nghị kiểm sát đối với tòa án cùng cấp, cũng không trình lên viện kiểm sát cấp trên những vụ việc kháng án, coi thường pháp luật, phụ lòng nhân dân.

Thứ ba, hành vi phi pháp của tòa án. Trong suốt các chuỗi trình tự tố tụng thì tòa án chiếm vị trí hạt nhân. Nhưng đối đãi với những vụ án của các học viên Pháp Luân Công quan tòa của tòa án lại làm chủ trước, không lắng nghe đầy đủ ý kiến tranh biện của đôi bên, biết rõ rằng học viên Pháp Luân Công vô tội, biết rõ ý kiến biện hộ của luật sư biện hộ có lý có căn cứ, biết rõ rằng áp dụng pháp luật vào đây quả thực là gượng ép nhưng họ vẫn đưa ra phán quyết học viên Pháp Luân Đại Pháp có tội, bán lương tâm cho Trung Cộng.

Thứ 4, hành vi phi pháp của bộ hành chính tư pháp

1, Hành vi phi pháp tại nhà tù và trại cưỡng bức lao động. Nhà tù vốn là nơi cải tạo và giam giữ phạm nhân, nhưng nơi đây lại xảy ra một loạt các vụ án phạm tội vi phạm pháp luật bức hại học viên Pháp Luân Công. Học viên phải chịu đựng hết thảy sự ngược đãi phi nhân tính, tra tấn tàn khốc tại nơi đây, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã hàm oan lìa đời tại đây. Cũng có học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng mổ sống cướp nội tạng tại chính nơi này.

2, Hành vi phi pháp của Hiệp hội Luật sư. Hiệp hội luật sư vốn là tổ chức duy hộ quyền lợi hợp pháp của luật sư, nhưng trong vấn đề Pháp Luân Công Hiệp hội luật sư các cấp lại biết luật phạm luật, yêu cầu luật sư không được phép biện hộ cho Pháp Luân Công, muốn thụ lý các vụ án Pháp Luân Công phải được cấp trên phê chuẩn, thậm chí còn có người phối hợp với Trung Cộng hủy bỏ tư cách nghề nghiệp, đuổi các luật sư kêu oan cho Pháp Luân Công ra khỏi hàng ngũ luật sư, thậm chí còn gán ghép tội danh, tống họ vào tù.

Thứ năm, hành vi phi pháp của quân đội cảnh sát vũ trang. Trong quá trình phạm tội đoàn thể trọng đại về việc Trung Cộng mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, những bệnh viện lớn do quân đội và cảnh sát vũ trang quản lý hầu như đều tham dự vào hoạt động phạm tội mổ cướp tạng sống vô nhân tính này. Nếu họ không tham dự vào sự kiện này thì cũng sẽ không đẩy cuộc bức hại lên quy mô lớn đến vậy, thời gian kéo dài như thế này.

6. Cuộc bức hại vi phạm tinh thần pháp trị

Thứ nhất, vi phạm quốc sách cai quản đất nước bằng pháp luật. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của tập đoàn Trung Cộng Giang Trạch Dân khiến việc kiến thiết nền pháp trị xuất hiện bước thoái lùi lớn, trị quốc theo pháp luật không chỉ trở thành khẩu hiệu, mà còn thành trò cười. Chính phủ của một quốc gia không nói chuyện pháp trị với hàng trăm triệu người, vậy thì pháp trị của quốc gia đó chẳng phải về căn bản là không còn tồn tại nữa. 17 năm qua sở dĩ Trung Quốc xuất hiện cảnh tượng rối ren như ngày nay hoàn toàn là do cuộc bức hại Pháp Luân Công này khởi phát.

Thứ hai, vi phạm nguyên tắc công bằng và chính nghĩa của pháp luật. Duy hộ sự công bằng chính nghĩa là thuộc tính bẩm sinh của pháp luật, nếu pháp luật của một quốc gia không thể khởi được tác dụng này, thì chỉ có thể nói rằng đó là thủ đoạn và công cụ để kẻ cầm quyền thống trị và bức hại nhân dân. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công chỉ vì tín ngưỡng Pháp Luân Công mà bị Trung Cộng bức hại mang tính diệt chủng nhân tính suốt 17 năm trời, hàng triệu người bị nhốt vào trại cưỡng bức lao động và nhà tù, mấy nghìn người bị bức hại đến chết, mấy chục nghìn thậm chí còn nhiều người hơn bị mổ sống cướp nội tạng bán kiếm lời, thử hỏi tại Trung Quốc ngày nay công bằng ở đâu, chính nghĩa có còn tồn tại nữa không?

Thứ ba, vi phạm nguyên tắc tư pháp độc lập. Cơ quan công an tư pháp được pháp luật ban cho quyền điều tra, quyền kiểm sát, quyền phán quyết độc lập về các vụ án, nhưng Ủy ban Pháp luật và Chính trị của Trung Cộng và Phòng 610 được thành lập phi pháp sau này lại trở thành bóng ma có mặt khắp nơi, thậm chí học viên Pháp Luân Công bị bắt hay được thả, bắt giữ hay không, có khởi kiện hay không, có phán quyết hay không, xét xử mấy năm, có được bảo lãnh hay không, có thể hưởng án treo hay không… những vấn đề cụ thể này đều phải báo cáo tới chỗ họ, khiến sự độc lập tư pháp của Trung Quốc trở thành một lời sáo rỗng. Trung Cộng can nhiễu tới việc cơ quan công an tư pháp xử án, cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên những án giả án oan án sai thành tai nạn cho Pháp Luân Công.

Thứ tư, vi phạm nguyên tắc bảo vệ nhân quyền. Bảo vệ nhân quyền là một trào lưu của thế giới ngày nay. Trung Cộng cũng viết bảo vệ nhân quyền vào trong hiến pháp. Nhưng cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng tại Trung Quốc lại gây ra thảm họa nhân quyền lớn nhất trên thế giới, các loại quyền bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền tự do thân thể, quyền khỏe mạnh thân thể, quyền nhân cách, quyền thân phận, quyền lao động, quyền tài vật, quyền danh dự, quyền vinh dự của học viên Pháp Luân Công đều bị Trung Cộng tước đoạt phi pháp.

Thứ năm, vi phạm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Phàm là những người có quốc tịch của một quốc gia đều được gọi là công dân, trước pháp luật mọi công dân đều công bằng như nhau, đây là nguyên tắc và nền tảng quan trọng nhất của pháp luật, nhưng cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công của Trung Công lại chà đạp nguyên tắc này. Bởi vì cơ quan công an tư pháp các cấp của Trung Quốc đều có thể ngang nhiên không nói chuyện pháp luật với học viên Pháp Luân Công, chỉ cần là vụ án Pháp Luân Công thì các cơ quan quyền lực của quốc gia có thể không nói tới bất kỳ pháp luật nào, ngược lại quyền lợi của học viên Pháp Luân Công lại có thể bị Trung Cộng tùy ý tước đoạt, nhưng nếu có người lên cấp trên kêu oan sẽ bị Trung Cộng bức hại mới nghiêm trọng hơn.

Cuộc vận động chính trị của tập đoàn Trung Cộng Giang Trạch Dân nhằm bức hại Pháp Luân Công đã mang tới tổn thất không thể ước tính được, mang tới tai nạn không thể bù đắp được cho dân tộc Trung Hoa, gây ra nỗi đau không thể chữa lành cho nhân dân Trung Quốc. Mong cho tai nạn họa hại nhân gian này sớm ngày kết thúc! Mong cho ánh sáng chính nghĩa sớm trở về trên mảnh đất Thần Châu Trung Hoa bao la!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/25/333450.html

Đăng ngày 15-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share