[Minh Huệ]
III. Bắt cóc – Một tội ác của chế độ Giang Trạch Dân với dụng ý ác
Bắt cóc được thực hiện với dụng ý ác. Biện pháp mà chế độ của Giang sử dụng để đàn áp những người tập Pháp Luân Công bao gồm tống tiền, bạo lực và bắt giữ những người tập làm con tin là cùng những chiến thuật mà các kẻ bắt cóc sử dụng. Mục đích của chế độ của Giang là diệt trừ Pháp Luân Công thông qua bắt cóc, tra tấn, tẩy não và giết người. Chính sách khét tiếng của Giang, “Hủy hoại danh tiếng của những người tập, chặt đứt nguồn lực tài chính của họ, và phá hủy thân thể của họ” được thực hiện bởi cảnh sát và quan chức chính phủ ở tất cả các cấp chính quyền.
Minh Huệ đã đưa tin rằng cảnh sát và các quan chức chính quyền đồi bại ở Trung quốc đã và đang tống tiền những người tập Pháp Luân Công mà họ bắt cóc với số lượng khổng lồ.
Hãy lấy huyện Quan, tỉnh Sơn Đông làm ví dụ. Cảnh sát địa phương ở đó đã tống tiền nhiều triệu [nhân dân] tệ của những người tập và gọi đó là “tiền phạt”. Họ không bao giờ đưa hóa đơn cho những người tập và gia đình họ. Chúng cũng lục soát và cướp bóc nhà của những người tập, hết nhà này đến nhà khác. Nếu chúng tìm thấy bất kỳ sách hoặc tài liệu Pháp Luân Công nào, chúng sẽ đưa những người tập đến các trại lao động cưỡng bức hoặc các trung tâm tẩy não. Có một câu nói ở địa phương đó, “Cảnh sát thả những người tập sau khi bắt và tống tiền họ, và chúng lại bắt họ để tống thêm tiền. Cánh sát không có cách nào để kiếm tiền nếu chúng không làm như vậy.”
Việc bắt giữ một cách bất hợp pháp những người tập thường đi kèm bạo lực, ví dụ, đột nhập vào nhà những người tập, cướp bóc, đấm đá những người tập, giật tóc họ, trói họ, còng tay họ, kéo lê họ trên mặt đất, v.v. Thỉnh thoảng thậm chí cảnh sát chống bạo động cũng được huy động để đe dọa những người tập.
Vào buổi tối ngày 28/9/2001, dẫn đầu bởi thị trưởng thành phố Thạch Gia Trang, Zang Shengye, khoảng 30-40 cảnh sát có vũ trang từ Nha Công An Thành phố Thạch Gia Trang, Chi nhánh Công An Qiaoxi và Trạm Cảnh sát Dongli Quận Qiaoxi ập vào nhà số 300 Đường Gongnong, Quận Kaida. Chúng bạo hành với những người ở trong nhà, tát vào mặt và đánh vào đầu những người đó. Chúng bắt cóc sáu người tập Pháp Luân Công và tịch thu tài sản cá nhân của họ bao gồm: 4 máy tính, 2 máy in, 2 thiết bị ghi VCD, 1 máy quét ảnh và 2 xe máy. Vào hôm 29 tháng 9 và 3 tháng 10, theo sau vụ bắt cóc trên, cảnh sát Dongli và Ninganlu bắt cóc thêm 2 người nữa. Số người bị bắt giữ bất hợp pháp đã lên đến 8 bao gồm Zhao Lishan, Zhang Shijun, Niu Mingang, Yang Xiaojie, Lan Qizhi, Shi Yan, Zhang Lingjiang, and Liu Runling. Vào khoảng cùng thời gian đó, Nha Công An Thạch Gia Trang huy động gần như toàn bộ lực lượng an ninh để lục soát toàn bộ thành phố, điều tra và bắt giữ cái gọi là những người tổ chức chính. Tất cả những người tập Pháp Luân Công mà chúng biết và bạn bè và gia đình họ bị theo dõi, điện thoại cố định và di động của họ bị nghe trộm và ghi âm. Zhao Liang, con trai ông Zhao Lishan bị giam giữ 4 ngày không có lý do. Thành phố Thạch Gia Trang bị bao trùm trong khủng bố.
Bắt cóc chỉ là bước đầu tiên trong việc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Giang Trạch Dân. Sau khi bắt những người tập đi khỏi nhà họ một cách bạo lực, cảnh sát viện đến nhiều biện pháp hòng cố gắng bắt buộc những người tập từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Những ai kiên định với tu luyện bị đưa đến những trung tâm tẩy não, bệnh viện tâm thần, trại lao động hoặc nhà tù nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Những người tập bị bắt cóc bị bắt phải lựa chọn giữa tín ngưỡng và mạng sống của họ. Những ai chọn cách kiên định vào tín ngưỡng của họ thường phải trả giá nặng nề, đôi khi thậm chí với mạng sống của mình.
Việc bắt cóc những đệ tử ở hải ngoại có cùng mục đích là diệt từ Pháp Luân Công. Sau khi bắt cóc những đệ tử ở hải ngoại, Cục An ninh Quốc gia thường cố điều khiển họ về mặt tinh thần, hy vọng bắt họ cung cấp thông tin tình báo sau khi họ quay trở lại nước họ đang sinh sống. Mục đích của hành động đó là mở rộng đàn áp ra hải ngoại và diệt trừ Pháp Luân Công.
Charles Li, người được nhắc đến trong Phần I của bài này, là một ví dụ của việc chế độ họ Giang bắt giữ những người tập làm con tin. Là một công dân Mỹ, Charles cần đóng dấu lên visa tại Lãnh sự quán Trung quốc tại San Francisco trước khi đến Trung quốc. Hành động bắt cóc anh của cảnh sát Trung quốc đã được lập kế hoạch trước. Tháng 10 năm 2002, Giang Trạch Dân bị kiện tại Mỹ vì tội diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại loài người. Một số nhà quan sát nói rằng việc bắt giữ Charles Li là sự cố gắng của chính phủ Trung quốc để mặc cả với chính phủ Mỹ về vụ kiện Giang Trạch Dân.
Theo Điều 35 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do liên kết, tự do diễu hành và tự do biểu tình. Tuy nhiên, các nha cảnh sát và cục an ninh quốc gia ở Trung quốc đang phớt lờ Hiến pháp và tùy tiện bắt cóc chính nhân dân mình và giữ họ làm con tin để mặc cả trong các chiến dịch ngoại giao và nhân quyền.
IV. Bắt cóc đã trở thành một “Cách cư xử Chính quyền” trong việc đàn áp Pháp Luân Công của Giang
Trong 5 năm qua, Giang và cơ quan mà hắn lập ra một cách bất hợp pháp “Phòng 610” được giao nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công đã liên tục đưa ra những chính sách để cố đạt được mục đích của chúng. Những chính sách này được phổ biến tới cấp chính quyền địa phương thông qua các chi nhánh của “Phòng 610”. Các chính sách đó bao gồm, “Bất cứ biện pháp nào được sử dụng để đối xử với Pháp Luân Công đều không phải là quá mức”, “Những cái chết do bị tra tấn được ghi là do tự sát”, “Thiêu xác mà không cần biết và ghi lại tên tuổi”, “Bắn những người bị bắt khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công”, v.v. Mỗi một mệnh lệnh lại gây ra đàn áp tàn bạo hơn đối với Pháp Luân Công.
Nhiều lệnh viết hoặc truyền miệng bắt cóc những người tập cũng được giao cho chính quyền cấp địa phương gây ra việc bắt giữ với số lượng lớn những người tập tại nhiều nơi. Ví dụ điển hình nhất là việc bắt giữ với số lượng lớn những người tập ở Trường Xuân vào tháng 3, 2002.
Vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, những chương trình truyền hình giảng rõ sự thật mang tên “Pháp Luân Đại Pháp lan rộng ra Thế giới” và “Sự tự thiêu hay là trò lừa bịp” được phát đi tại các thành phố Trường Xuân và Tùng Nguyên thuộc tỉnh Cát Lâm. Sau đó, Giang ra lệnh giết những người tập mà không cho ân xá. Trưởng “Phòng 610” tại trung ương, Liu Jing, và những tên khác, trực tiếp đến Trường Xuân để chỉ đạo cuộc đàn áp. Chính quyền tỉnh Cát Lâm bắt đầu bắt những người tập trên diện rộng. Riêng ở khu vực Trường Xuân, trên 5, 000 người tập đã bị bắt cóc. Nhiều người đã bị đánh đến chết trong khi thẩm vấn. Những người trực tiếp tham gia vào những chương trình truyền hình đó bị tra tấn và tuyên án tù nặng đến tận 20 năm. Một trong những người tham gia chính, Liu Chengjun (Lưu Thành Quân) bị bắn hai phát đạn vào chân sau khi bị bắt, còng tay và cùm. Sau đó anh bị tuyên án và bỏ tù tại Nhà tù tỉnh Cát Lâm, nơi anh bị tra tấn trong 21 tháng cho đến khi chết vào ngày 26 tháng 12 năm 2003.
Những kẻ bắt cóc bao gồm cảnh sát tỉnh và thành phố, nhân viên cục an ninh quốc gia, nhân viên “Phòng 610”, các đồn cảnh sát làng và thị xã, bảo vệ của các cơ quan, và các bí thư đảng ở các cấp khác nhau. Dưới quyền Giang, bắt cóc không còn được coi là tội ác mà được coi là một nhiệm vụ mà các cấp chính quyền phải hoàn thành. Với bắt cóc được coi là hợp pháp, những kẻ đồng phạm của Giang đang hành ác không e dè. Khi những người tập hỏi những kẻ bắt cóc, “Tại sao lại bắt chúng tôi, khi chúng tôi chỉ muốn là người tốt” chúng trả lời “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Cấp trên ra lệnh cho chúng tôi làm như vậy. Giang ra lệnh cho chúng tôi và nếu các người muốn tranh luận, hãy đi tìm ông ta mà lý sự.”
Bắt cóc diễn ra ở mọi nơi, bất kể đó là nơi công cộng bao gồm quảng trường Thiên An Môn, đường phố, công viên, công sở hay nhà riêng. Bắt cóc cũng diễn ra bất kỳ lúc nào, vào ngày lễ, những ngày nhạy cảm, hay ngày thường.
Bắt cóc bây giờ đã trở thành một hành động của chính quyền theo những chính sách và mệnh lệnh bí mật của Giang nhằm diệt trừ Pháp Luân Công.
V. Chiến dịch chống đàn áp đang diễn ra ở Trung quốc
Thậm chí trong đàn áp, những người tập vẫn tiếp tục làm theo những lời dạy của Pháp Luân Công. Khi phải đối mặt với bắt cóc, tra tấn, lạm dụng tinh thần và giết hại, họ vẫn luôn luôn hòa nhã và lý trí, tốt bụng và kiên định. Họ vẫn làm rõ tình hình thật sự với mọi người. Khi mọi người so sánh sự từ bi và nhẫn nhục của những người tập với sự điên cuồng của chế độ họ Giang, họ ngày càng trở nên thanh tỉnh, và họ đang tiến lên lên án và chống lại cuộc đàn áp và bảo vệ những người tập. Bốn câu chuyện sau đây giải thích điều này.
Câu chuyện I: Việc bắt giữ cô Zhang Yulan, đệ tử Đại Pháp từ thành phố Nam Kinh làm phẫn nộ mọi người trong cộng đồng địa phương
Cô Zhang Yulan, một người tập Pháp Luân Công là một người lãnh đạo cộng đồng địa phương ở thành phố Nam Kinh của tỉnh Giang Tô, bị bắt cuối năm 2000. Tin đó lan nhanh ra toàn bộ cộng đồng địa phương.
Đầu tiên, mọi người không tin. Một số người đến nhà Zhang Yulan và văn phòng cộng đồng của cô để kiểm chứng. Nhà của Zhang đã bị khám xét và bỏ lại trong hỗn độn. Chiếc khóa trên bàn làm việc của cô đã bị dùng lực để mở. Không còn nghi ngờ gì nữa: Cô đã bị bắt.
Sự nghi ngờ của mọi người nhanh chóng trở thành cơn thịnh nộ. Mọi người biết rằng Zhang Yulan đã làm rất nhiều điều tốt và được khắp nơi khen ngợi là một người tốt. Tại sao một người tốt như vậy lại có thể bị bỏ tù.
Mọi người đến đồn cảnh sát địa phương và hỏi cảnh sát trong cơn thịnh nộ “Tại sao các người lại bắt Zhang Yulan”.
Cảnh sát trả lời, “Đấy là mệnh lệnh của cấp trên. Cô ta tập Pháp Luân Công, đấy là một vấn đề chính trị.”
Mọi người từ chối không ra về và tiếp tục nói chuyện về việc họ nghĩ về Zhang Yulan như thế nào.
“Chúng tôi chỉ biết rằng cô ta là một người tốt, là một thành viên tốt nhất của Đảng Cộng sản mà chúng tôi biết.”
“Cô ta có tập Pháp Luân Công. Do đó tại đánh giá hàng năm của văn phòng cộng đồng địa phương, cô nhận được 100 phần trăm số phiếu và tiếp tục đảm đương công việc; cô ta là đại diện duy nhất của nhân dân từng được bầu với 100 phần trăm số phiếu.”
“Trong 7 năm, cô đã tự nguyện giặt quần áo và khăn trải giường cho những người già không có con chăm sóc. Cô đã chăm sóc một người mù trong 7 năm. Cô tổ chức những người tình nguyện giúp đi chợ mua hàng hóa cho người già. Cô ta chăm sóc chúng tôi như là con gái của chúng tôi vậy. Tất cả những người lãnh đạo khác nên hành động như cô ấy.”
Đối mặt với những khuôn mặt giận dữ này và nghe những sự thật không thể chối cãi được, cảnh sát không có phản ứng gì cả. Chúng đóng cửa lại và chỉ nói, “Mệnh lệnh đến từ cấp trên. Chúng tôi không thể giải quyết vấn đề này được.”
“Cô Zhang Yulan bị giam ở đâu”, mọi người yêu cầu. Họ tiếp tục gõ cửa nhưng không nhận được câu trả lời nào.
“Hãy đi đến sở cảnh sát. Yêu cầu chúng trả cô về”, họ nói.
Tối hôm đó, nhiều kẻ lạ mặt đi đến cộng đồng và nói với từng nhà. “Hãy coi chừng. Tại sao các người lại muốn chịu rủi ro cho người khác. Đừng có can thiệp vào việc của cảnh sát. Nếu Đảng Cộng sản trở nên thù địch với các người, không quan trọng các người là ai. Họ sẽ bắt các nguời và thậm chí giết các người mà không cần lý do! Người già nên nghĩ đến những hậu quả cho con cái mình. Người trẻ nên nghĩ đến những hậu quả cho gia đình mình. Hay lo cho chính mình và đừng có quan tâm đến chuyện của người khác.” Nhiều cảnh sát mặc thường phục cũng xuất hiện đi lại trong cộng đồng. Mọi người đành phải từ bỏ kế hoạch tập chung tại sở cảnh sát để yêu cầu thả Zhang Yulan.
Nhiều người già trong cộng đồng là những người đầu tiên phát hiện ra chỗ Zhang Yulan bị giam. Họ đến trại giam hàng ngày yêu cầu được gặp Zhang Yulan. Sau khi bị từ chối, họ nói ra những nỗi bất bình cho Zhang ở cổng trại giam.
Họ nói, “Zhang Yulan là người lãnh đạo tốt nhất trong cộng đồng của chúng tôi. Cô dùng đồng lương của chính mình để giúp đỡ chúng tôi. Cô chăm sóc chúng tôi cứ như là cô ấy là con gái của chúng tôi vậy, giúp những cụ bà tắm, giúp giặt quần áo cho chúng tôi, đi chợ [giúp chúng tôi], hoặc tổ chức tiệc sinh nhật [cho chúng tôi]. Vào dịp Tết, cô mời chúng tôi đến nhà cô ăn cơm và cùng đón giao thừa với chúng tôi. Vào những ngày lễ, cô dẫn chúng tôi đi chơi các nơi khác nhau. Cô giúp đỡ những người thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Trong bảy năm làm giám đốc văn phòng cộng đồng địa phương, cô đã luôn luôn làm những việc tốt như vậy. Năm đầu tiên cô được bổ nhiệm làm giám đốc, cộng đồng dân cư địa phương đã từ vị trí tụt hậu trở thành hình mẫu của các cộng đồng dân cư.”
Lúc đầu cảnh sát cố giải tán họ. Cuối cùng, cảnh sát đã bị cảm hóa và bắt đầu nghe họ nói.
Một hôm, Li, một người đàn ông có tuổi góa vợ và không có con, tỉnh dậy trong bệnh viện. Việc đầu tiên ông đề nghị là được đưa đi gặp Zhang Yulan một lần nữa.
Từ khi biết Zhang Yulan bị bắt, ông Li đã quỳ xuống ở văn phòng cộng đồng cùng với những người khác để yêu cầu thả cô. Sau khi yêu cầu bị từ chối, ông ngày càng bị ốm nặng hơn. Ông nói rằng ông sẽ chỉ sống được vài ngày nữa và không thể yên tâm nhắm mắt ra đi nếu không được gặp Zhang Yulan một lần nữa. Mọi người không có cách nào khác là đưa ông đến trại giam.
Đầu tiên, trại giam từ chối yêu cầu của ông. Ông nói với cảnh sát rằng ân huệ mà ông nợ Zhang Yulan nặng như núi. Có một lần, ông bị đau bụng đến mức ông chỉ còn muốn chết. Zhang Yulan dùng chính những ngón tay cô để moi những cục phân không ra được ra ngoài từng ít một. “Mọi người xem, thậm chí con gái các vị cũng sẽ không dám làm như vậy. Yulan dám. Bây giờ cô ấy bị bức hại trong tù. Nếu các người không muốn cho tôi gặp cố ấy một lần nữa và nói với cô những lời cuối cùng trước khi vĩnh biệt thế giới này, tôi sẽ kiện các người trước mặt Diêm Vương sau khi tôi chết. Cô ấy chỉ tập Pháp Luân Công để làm một người tốt. Cô ấy phạm tội gì. ‘Nếu các người từ chối một yêu cầu như vậy của một người sắp chết, các ngươi có còn tính người nữa không”’
Cảnh sát không thể trả lời ông. Chúng có một buổi họp dài để thảo luận về vấn đề đó và cuối cùng quyết định cho ông gặp Zhang Yulan qua lớp kính ngăn.
Tiếng tốt về những việc làm của Zhang Yulan được lan truyền trong trại giam. Thậm chí những kẻ buôn lậu ma túy cũng ngưỡng mộ cô và muốn vứt bỏ quá khứ và làm người tốt. Một số nói họ đã học được từ Zhang Yulan và sẽ tập Pháp Luân Công sau khi trở về với xã hội.
Do những ảnh hưởng lớn của Zhang Yulan đối với xã hội và thái độ kiên định của cô trong luyện tập Pháp Luân Công, các nhà cầm quyền cấp trên muốn “xử một người để làm gương cho trăm người” và quyết định xét xử công khai. Tuy nhiên, việc đó đã không bao giờ xảy ra. Nhiều tháng sau đó, mọi người được tin rằng phiên xét xử công khai đã bị hủy bỏ, và Zhang Yulan sẽ bị đưa đi giam ở một nhà tù ở nơi khác. Cho đến khi gia đình Zhang Yulan nhận được yêu cầu đòi tiền của Nhà tù Thành phố Nam Thông mọi người mới biết rằng Zhang Yulan đã bị bí mật đưa đi.
Một số cảnh sát nói riêng rằng, “Nếu ai trở thành một người như Zhang Yulan, thậm chí ở tù cũng là một vinh dự.”
Zhang Yulan bị giam giữ bất hợp pháp trong trại giam cho đến khi cô bị xử 7 năm tù vào tháng 8 năm 2002. Cô vẫn đang bị giam giữ tại Nhà tù Thành phố Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô.
Câu chuyện thứ II: Dân làng ngăn không cho cảnh sát bắt một người tập Pháp Luân Công
Khoảng 8 giờ vào một buổi tối tháng 2 năm 2004, 7 cảnh sát từ tỉnh Sơn Đông đi trên 2 xe cảnh sát đến để bắt những người tập Pháp Luân Công ở một làng thuộc địa phận quản lý của chúng. Đầu tiên chúng bắt cóc một người tập nam, và sau đó cố bắt một người tập nữ. Người chồng của người tập nữ này lúc đó không có nhà, nên cô khóa cửa. Không thèm gõ của, cảnh sát cậy cửa và đột nhập vào nhà cô. Chúng kéo lê cô ra khỏi cửa, và một số cảnh sát thậm chí còn đá cô từ đằng sau.
Khi cô đang bị kéo lê ra khỏi cửa, cô kêu lên, “Cứu tôi với, Những tên tội phạm đang tấn công tôi!”. Khi nghe tiếng cô kêu cứu, dân làng đổ xô ra ngoài với gậy gộc và cuốc để xem chuyện gì đang xảy ra. Họ bao vây đám cảnh sát. Đám cảnh sát vội vàng giải thích, “Chúng tôi từ đồn cảnh sát.” Dân làng trả lờI, “Dù các người có ở đồn cảnh sát đến cũng vậy. Chồng cô ấy không có nhà. Tại sao các người lại bắt cô ấy” Cảnh sát chìa chứng minh thư của chúng ra và nói, “Chúng tôi có chứng minh thư. Chúng tôi phụ trách về Pháp Luân Công.” Dân làng không nhúc nhíc và nói, “Chúng tôi không quan tâm.”
Cảnh sát muốn đuổi dân làng đi, nhưng dân làng nói, “Nếu các người tiến lên, chúng tôi sẽ dùng gậy đánh. Các người nói các người phụ trách về Pháp Luân Công. Bằng chứng đâu [để bắt giữ cô ấy].”
Cảnh sát lấy ra một số tài liệu chứng thực Pháp Luân Công và nói, “Đây là bằng chứng [ghi chú: chúng muốn chứng tỏ là cô đã dán những tài liệu chứng thực].” Dân làng nói, “Đấy là bịa đặt.” Thấy dân làng lườm chúng giận dữ, cảnh sát đã phải bỏ đi. Một số người nhận ra rằng xe của chúng thậm chí không có biển kiểm soát.
Sáng sớm hôm sau, cảnh sát lại đến; tuy nhiên người tập nữ kia không có nhà. Cảnh sát tìm thấy một thùng sơn cũ từ nhà cô, và để nó trước cửa nhà cô, cố tình làm giả bằng chứng rằng cô đã vẽ những biển chứng thực [Pháp].
Theo dân làng, chính quyền thị trấn đã từng họp tất cả các bí thư đảng bộ làng. Chúng cũng định tổ chức các lớp học tẩy não sau đó, nhưng các bí thư chi bộ đã từ chối hợp tác. Rõ ràng là mọi người đang thức tỉnh và bắt đầu hiểu sự thật.
Câu chuyện thứ III: “Không có bằng chứng phạm tội, Tại sao các người dám bắt người”
Cheng Jilin là một chủ doanh nghiệp ở Thị xã Luqiao, Thành phố Huanghua, Tỉnh Hà Bắc. Sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông đã nhiều lần trả lại tiền mà khách hàng và bạn hàng đã trả thừa cho ông. Mọi người trong khu vực đều biết ông là một người tốt.
Vào sáng ngày 25 tháng 3 năm 2004, 6-7 cảnh sát đột nhập vào cửa hàng của ông và bắt đầu kéo lê ông ra khỏi nhà. Ông nói lớn, “Tôi không phạm tội gì! Các người đang phạm pháp trong khi các người là nhân viên bảo vệ pháp luật!” Ông chống cự nhưng vẫn bị ép lên xe cảnh sát. Tuy nhiên, ông cố gắng hết sức để bám lấy cửa xe. Cảnh sát cố ép ông buông tay ra ra nhưng không được. Nên chúng đóng cửa trong khi tay ông vẫn bám ở đó. Ông bị thương và bắt đầu chảy máu đầm đìa. Vợ ông chạy đến chỗ xe để chặn không cho nó đi và kêu cứu, “Làng nước ơi, kẻ cướp lại đến đây để bắt những người tốt! Cứu với!”
Dân làng và những người tập khác nghe tiếng kêu cứu từ khắp nơi chạy đến. Cảnh sát chìa chứng minh thư ra và nói, “Chúng tôi là cảnh sát! Đừng có cản trở!” Mọi người hét lên, “Cảnh sát nhẽ ra phải bảo vệ nhân dân. Tai sao các người lại hại người như thế này! Các người là cảnh sát giả!” “Không có bằng chứng phạm tội, Tại sao các người dám bắt người” “Thả ông ấy ra!” Người nhà ông đến lôi ông ra khỏi xe. Họ nhận ra rằng đầu của ông bị kẹt dưới ghế và ông không thể cử động. Máu trên tay ông nhuộm đỏ cả xe. Nhìn thấy cảnh này, dân làng rất tức giận. Cuối cùng cảnh sát bỏ chạy mà không giám bắt ông đi.
Câu chuyện thứ IV: “Tại sao các người lại bắt những người tập Pháp Luân Công trong khi họ là những người tốt”
Vào ngày 19 tháng 2 năm 2004, tên cảnh sát Hou Dajian từ Sở Cảnh sát huyện Anping, Tỉnh Hà Bắc cùng với cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Thị xã Liangkui và Khu vực Henghui đi trên bốn xe cảnh sát đến để bắt một người tập nữ ở Làng Hancunpu. Người nhà cô kháng cự quyết liệt hành động bất hợp pháp đó. Dân làng rất tức giận về hành động của những tên cảnh sát đó. Họ lên án những tên cảnh sát đó. Một số hỏi, "Tại sao các người lại bắt những người tập Pháp Luân Công trong khi họ là những người tốt" “Các người đến làng chúng tôi nhiều lần đẻ bắt người. Các người đã bao giờ cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra chưa?” Không nói được câu nào cảnh sát phải bỏ đi.
Nếu có thêm nhiều người cùng với những người tập lên án sự bức hại và chống lại hành động bắt cóc thì việc bức hại sẽ sớm kết thúc.
VI. Những nỗ lực quốc tế chống lại tội ác diệt chủng nhằm mục tiêu vào chế độ của Giang
Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 1 năm 2004, hội nghị quốc tế về “Tội ác diệt chủng trong Thời đại mới” đã được tổ chức thành công ở Stockholm, Thụy điển. Hội thân hữu Pháp Luân Công Châu Âu và Những người bảo vệ Công lý Quốc tế là những nhà đồng bảo trợ của sự kiện này. Dùng việc bức hại Pháp Luân Công ở Trung quốc làm ví dụ, những người tham dự đã thảo luận toàn diện từ nhiều góc nhìn về những dấu hiệu của nhiều dạng của tội ác diệt chủng và những đối phó có thể thực hiện được trên thế giới ngày nay.
Trong khi hội nghị này đang diễn ra, một diễn đàn quốc tế về “Ngăn chặn tội ác diệt chủng”, được bảo trợ bởi chính phủ Thụy điển đã được tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở ngay bên kia đường. Các phái đoàn của 58 chính phủ đã tham dự diễn đàn này
Đàn áp Pháp Luân Công được coi là tội ác diệt chủng
Sự nhóm họp đồng thời của hai hội nghị này ở thành phố này đã đưa vấn đề cấp bách về tội ác diệt chủng đến sự chú ý của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và nhân dân của cộng đồng quốc tế. Thảo luận tập trung vào tội ác diệt chủng, bài học lịch sử và diễn biến hiện thời, cách vạch trần nó, và cách ngăn chặn nó.
Theo Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng của Liên hợp quốc, tội ác diệt chủng được định nghĩa là những hành động có chủ ý “để tiêu diệt, toàn bộ hay một phần, một dân tộc, một tộc người, một chủng tộc hoặc một tôn giáo” thông qua các biện pháp như “giết hại các thành viên của nhóm người, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm người, và cố ý gây ra cho nhóm người đó những điều kiện sống nhằm để gây ra sự hủy hoại toàn bộ hoặc một phần về thể chất …”
Phiên họp này của diễn đàn quốc tế về “Tội ác diệt chủng trong Thời đại mới” đã phát đi một thông điệp khẩn cấp và quan trọng: Một cuộc đàn áp trên diện rộng nhằm cướp đi quyền sống và quyền được theo đuổi về mặt tinh thần đang diễn ra tại Trung quốc! Từ những sự thực được ghi lại từ đầu đến cuối về cuộc đàn áp chống lại những người tập Pháp Luân Công ở Trung quốc, chúng tôi đã chứng kiến rằng tội ác diệt chủng này ngoài việc sát nhân còn đưa đến cả sự hủy diệt về tín ngưỡng của nạn nhân.
Phải đưa chế độ của Giang ra Công lý
Hơn 100 luật sư về nhân quyền, đại diện của các tổ chức phi chính phủ, những nhân vật nổi tiếng và nhà ngoại giao từ Châu Âu, Châu Á, và Bắc Mỹ đã tham dự diễn đàn “Tội ác diệt chủng trong Thời đại mới”. Hơn 4 năm liên tục đàn áp Pháp Luân Công cũng như sự phản kháng hòa bình của những người tập Pháp Luân Công trong suốt thời kỳ này đã tập trung sự chú ý của ngày một nhiều các chuyên gia về luật vào cáo buộc về tội ác diệt chủng nghiêm trọng của cuộc đàn áp này. Cùng tham giự là 5 luật sư đại diện cho những người tập Pháp Luân Công trong những vụ xét xử Giang về tội ác diệt chủng ở Mỹ, Bỉ, Đức, Đài Loan, và Tây Ban Nha, và những luật sư đại diện cho những vụ kiện của những người tập Pháp Luân Công tố giác những quan chức cao cấp khác của Đảng Cộng sản Trung quốc trịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công trên toàn thế giới, và những chuyên gia về luật khác quan tâm đến chủ đề này.
Đã từng thành công trong việc kiện cựu độc tài của Chile, luật sư về nhân quyền nổi tiếng Georges-Henri Beauthier tuyên bố tại diễn đàn, “Chúng ta biết một ngày nào đó, có thể là ngày mai, chúng ta sẽ đưa những tên độc tài này ra xét xử. Chúng ta không ở trong vị thế bị cô lập, vì chúng ta đến đây vì những người dân vô tội thay vì vì lợi ích chính trị và kinh tế. Điều chúng ta muốn làm là đưa Giang, Lý, và Lou ra công lý.” Nhìn lại vụ kiện này, ông nói, “Đã có những quan điểm khác nhau trong giới luật gia của những nước khác trên thế giới; một số người nghĩ Chile quá xa chúng ta và rằng không có hy vọng trong việc kiện hắn. Thậm chí trong khó khăn như vậy, chúng tôi đã vượt qua tất cả những vất vả từng bước một và đã thành công trong việc đưa hắn ra xét xử trước công lý.”
Vào buổi tối sau cuộc họp báo, Đài truyền hình lớn nhất Thụy điển đã phát đi cuốn phim về hội nghị này 3 lần.
Vancouver Sun đưa tin ngày 21 tháng 1 năm 2004 rằng RCMP đang giữ một danh sách theo dõi 15 quan chức cấp cao của Trung quốc bị buộc tội tra tấn và đàn áp những thành viên của phong trào tinh thần Pháp Luân Công. Những quan chức này bao gồm Giang Trạch Dân, Thị trưởng Bắc kinh Liu Qi, và các quan chức “Phòng 610”. Không lâu sau đó, danh sách đã được tăng lên đến 45 quan chức Trung quốc. Nếu bất kỳ người nào trong số những quan chức này đặt chân đến Canada, RCMP sẽ nhìn vào những cáo buộc về những hành động tội ác của chúng
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2004, Hội thân hữu Pháp Luân Công có trụ sở tại Mỹ (Friends of Falun Gong – FoFG) và Tổ chức Thế giới Điều tra việc đàn áp Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong – WOIPFG) cùng trình một bản báo cáo chi tiết lên Chính Phủ Mỹ, cung cấp thông tin về 102 quan chức Trung quốc đã chỉ đạo hay trực tiếp thực hiện những vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của những người tập Pháp Luân Công. Những vi phạm được ghi trong bản báo cáo bao gồm tự ý giam giữ, tra tấn và chết do tra tấn tràn lan cúng như các thi hành không qua xét xử khác. Những quan chức Trung quốc này có thể bị khước từ quyền được nhập cảnh vào Mỹ hoặc phải đối mặt với việc trục xuất nếu họ đã ở đây vì những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng của họ chống lại quyền tự do tín ngưỡng.
Hiện thời, hơn 20 vụ kiện đã được khởi kiện bởi những người tập Pháp Luân Công chống lại Giang và đồng bọn bao gồm những quan chức của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Li Lanqing, Zeng Qinghong, Luo Gan và Wu Guanzheng cũng như Bộ trưởng Bộ Công an Zhou Yongkang, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Sun Jiazheng, các quan chức Bộ An ninh Quốc gia và Đài Truyền hình Trung ương Trung quốc. Giang Trạch Dân là tên bị kiện nhiều nhất trong số những quan chức này. Những người tập Pháp Luân Công ở 6 nước và khu vực đã kiện Giang về tội ác diệt chủng.
14-4-2004
Tham chiếu: phần 1: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/4/15/72409.html; https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/13/48028.html.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/4/16/72410.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/17/48210.html.
Dịch ngày 2-6-2004, đăng ngày 3-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.