Bài của Li Ming (Lê Minh), ký giả Minh Huệ (www.minghui.org)

[Minh Huệ] Cách đây không lâu lắm, hệ thống giáo dục của Trung quốc bị đảo lộn vì những chiến dịch kích động chính trị được gọi là “Cách mạng Văn hóa”. Trong thời gian đó, tất cả học sinh bị kéo vào những biến động chính trị đang xảy ra trên toàn quốc và học đường hầu như mất hẳn sự yên lặng và các thầy giáo mất hẳn bục giảng của họ. Dân Trung quốc không bao giờ quên được hậu quả khiếp hại mà Cách mạng Văn hoá đem đến cho họ, cho trí thức, thầy cô giáo và học sinh. Trong một chiến lược tương tự như vậy, Giang và đám hầu đoàn cũng thiết lập một hệ thống tương tự để phát động chính sách kỳ thị, thù ghét và đầu độc những đầu óc còn non trẻ nhằm chống phá Pháp Luân Công, và đã gây ra những ảnh hưởng quá trầm trọng trong cả nhiều thế hệ, không chỉ riêng cho các đệ tử Pháp Luân Công.

Vào đầu năm 2004, Giang Trạch Dân khuyến khích tên đàn em, Chen Zhili (Trần Chí Lập), đương nhiệm bộ trưởng bộ giáo dục, phát động một chiến dịch trên toàn quốc tại tất cả các trường học, với khẩu hiệu “Đánh phá XX” (XX: từ mạ lỵ) và Cảnh tỉnh hệ thống giáo dục!” Chen Zhili dựng nên khẩu hiệu “Đánh phá XX” để mạ lỵ, bôi nhọ Pháp Luân Công, một nhóm thiền tập ôn hoà, dựa trên chân lý Chân Thiện Nhẫn, để phát động kỳ thị và để ủng hộ chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang. Đây là lần thứ hai Giang và đám hầu đoàn đầu độc vào đầu óc non trẻ của thanh thiếu niên Trung quốc kể từ năm 2001, khi mà họ phát động chính sách “Một triệu chữ ký” để tấn công Pháp Luân Công.

* * * * * *

I. Giang và đám hầu đoàn đầu độc hơn 367 triệu học sinh trong hệ thống học đường Trung quốc

Trong 5 năm qua, Giang cùng đám hầu đoàn thi hành chính sách khủng bố Pháp Luân Công, dân Trung quốc dần dần đã hiểu được sự lừa bịp của họ, cộng đồng thế giới cũng lên án chính sách vô nhân của họ, và một số quốc gia trên thế giới cũng nộp đơn kiện Giang vì chính sách diệt chủng cùng các tội trạng về nhân quyền của họ. Tại Trung quốc, càng ngày càng nhiều người hiểu biết hơn sự thật về Pháp Luân Công, và càng trở nên khó khăn cho y tiếp tục khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công. Trong tuyệt vọng, Giang lại giở trò một lần nữa, với bộ máy giáo dục Trung quốc bằng cách lừa dối, mạ lỵ, kỳ thị và phát động chiêu bài chống phá Pháp Luân Công tại các trường học khắp nơi tại Trung quốc.

Chiến dịch khủng bố trên toàn quốc

Theo Minh Huệ (www.minghui.org), chiến dịch “Đánh phá XX và Cảnh tỉnh hệ thống giáo dục” là được tổ chức chu đáo và có hệ thống. Nó bao gồm từ các trường đại học, cao đẳng, trung học, cho đến tiểu học và mẫu giáo trên toàn Trung quốc. Điều này có nghĩa rằng chiến dịch này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thanh thiếu niên, nhi đồng từ 18 tuổi trở xuống, mà chiếm tới 367 triệu thanh thiếu niên, theo thống kê của Trung quốc. Theo đó, chúng ta thấy rằng, chiến dịch này sẽ được đẩu mạnh khắp mọi nơi tại Trung quốc.

  • Tại phân bộ giáo dục thuộc thành phố Shenzhen (Thẩm Quyến), giáo chức nhận mệnh lệnh từ ban giám hiệu áp dụng cho chính sách chống phá Pháp Luân Công trong suốt tháng 4, 5 và 6 năm 2004 tại mỗi trường. Tất cả các trường học đều bị bắt buộc thực hiện “một triệu chữ ký” để chống lại Pháp Luân Công. Mỗi trường phải xuất bản, viết bài mạ lỵ Pháp Luân Công và người sáng lập. Tại một vài trường, các giáo chức bị bắt buộc dạy các học sinh rằng câu tục ngữ của Trung quốc là “Làm thiện thì hưởng phúc, gieo gió sẽ gặt bão” là sai trái. Có một vài trường còn phân phát tài liệu chống đối Pháp Luân Công đến từng lớp, từng học sinh tại trường và bắt buộc phải đọc.
  • Vào đầu tháng 3 năm nay, phó đảng ủy của Ban tuyên huấn tỉnh Hồ Nam (Hunam), Li Daolong, và Phó giám đốc của Công an tỉnh Hồ Nam, Jiang Heping, đi Chenzhou (Sâm Châu) mấy chuyến. Trong những lần đi như vậy, họ đến các trường học và vùng phụ cận tại Guiyang (Quý Dương) và các nơi khác để kiểm tra việc thực hiện chiến dịch “Đánh phá XX”, cùng đi với họ còn có Bí thư tỉnh uỷ Sâm Châu, chủ nhiệm phòng “610” Li Rishun, Phó bí thư tỉnh uỷ Liu Xianger. Guiyang và một vài nơi khác được “tuyên dương” cho những nổ lực chống phá Pháp Luân Công của họ. Trong hội nghị quốc hội nhân dân và bộ chánh trị, chiến dịch “Đánh phá XX” trong hệ thống giáo dục được tổ chức trên tất cả các thành phố và thị xã tại Chenzhou, tỉnh Hồ nam. Theo các nguồn tin đáng tin thì chiến dịch này sẽ bao gồm các tổ dân phố cho đến khóm, phường, và tất cả các trường học mà chính quyền đã phân phát rất nhiều biểu chương, VCD để mạ lỵ Pháp Luân Công. Tất cả cơ quan, đoàn thể nhận được các tài liệu đó đều phải dán, chiếu tại các nơi quy định. Các cấp chính quyền sẽ đến xem xét, kiểm tra từng cơ quan. Chính sách khủng bố này tạo nên nhiều sự kỳ thị, mạ lỵ đến Pháp Luân Công, gây chia rẽ trong lòng của dân chúng đối với Pháp Luân Công, đặc biệt là trong giới học sinh. Để ngăn cấm không được hạ những bích chương đó, các chính quyền địa phương thuê người đi tuần và canh gác không cho các đệ tử Pháp Luân Công hạ những bích chương đó xuống và dán những bích chương giải thích sự thật về Pháp Luân Công.
  • Phòng giáo dục thành phố Leiyang (Lỗi Dương), tỉnh Hồ nam còn phân phát các bích chương bằng tranh ảnh để mạ lỵ, bôi nhọ Pháp Luân Công, đến các trường học trong cả vùng và ra lệnh họ treo những bích chương đó trong các hành lang trường cũng như trên các đường phố. Họ cũng bắt buộc các thầy cô và học sinh viết những bài phát biểu cá nhân về việc bài trừ Pháp Luân Công.
  • Các trường trung và tiểu học tại thị xã Guanghua (Quang Hoa), thành phố Tonghua (Thông Hoá), tỉnh Jilin (Cát Lâm) bắt buộc học sinh viết các bài luận văn chống phá Pháp Luân Công, và bảo trợ việc trao giải thưởng cho các bài viết đó. Các bài tập về nhà đều mang tính chất tương tự. Hiệu trưởng Wang Peigang và Chủ nhiệm khoa giáo Kong Xiangmei tại trường tiểu học Zhongxing (Trung Tâm) cũng viết những bài xuyên tạc mạ lỵ đó hay yêu cầu học sinh viết những bài viết cho báo nhà trường nhằm xuyên tạc Pháp Luân Công.
  • Vào tháng 2 năm 2004, phòng giáo dục thành phố Hanchuan (Hán Xuyên), tình Hồ bắc phân phát các quyển truyện tranh về đánh phá Pháp Luân Công cho tất cả các phòng giáo dục trên toàn thành phố, để sau đó họ phân phát cho các trường trung, tiểu học và mẫu giáo trong tỉnh và gián chúng lên tường. Trong thời gian này, trường trung học tại làng Xinhe (Tân Hà), có một thầy giáo lợi dụng giờ tập thể dục buổi sáng cho học sinh, bôi nhọ Pháp Luân Công và dán những bích chương mạ lỵ Pháp Luân Công.
  • Phòng 610” tại thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân), tỉnh Heilongjiang (Hắc Long Giang) ra lệnh xuống hội đồng giáo dục thành phố, tất cả các trường mẫu giáo trong toàn thành phố để điều tra những hoạt động của các đệ tử Pháp Luân Công như dán bích chương, phân phát tài liệu Pháp Luân Công.
  • Vào ngày 1 tháng 4 năm 2004, ủy ban Đảng uỷ và phòng giáo dục huyện Liaozhong (Liêu Trung) tụ tập tất cả các hiệu trưởng các trường trung tiểu học và mẫu giáo trong một cuộc họp mà mục đích là đế chống phá, bôi nhọ Pháp Luân Công, cuộc họp kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Cuộc họp được điều hành bởi Phó bí thư của phòng Giáo dục là Wang Tianbin, bí thư Đảng uỷ Li Lin, và phó giám đốc phòng giáo dục Du Chunshan, hiệu trưởng trường trung học số 2 Wei Shijia, và hiệu trưởng của trường tiểu học số 1 Zhao Guangming, tất cả thay phiên nhau phát biểu bôi nhọ, mạ lỵ và gây thù oán Pháp Luân Công trong lòng người. Buổi họp được quay phim bởi cơ quan truyền hình Liaozhong và chiếu trên TV để đầu độc hàng triệu người vô tội.
  • Dân chúng tại thành phố Yuyao (Dư Diêu), tỉnh Zhejiang (Chiết Giang) bắt đầu chiến dịch gọi là “Ký để nhận giải thưởng” để mạ lỵ Pháp Luân Công. Họ tổ chức các chiến dịch trên đường phố trong vùng đông nam thành phố. Bất cứ ai ký vào giấy chống phá Pháp Luân Công đều được tặng một cục xà phòng và một chai nước. Trong suốt mùa hè, các trường học yêu cầu các học sinh tham gia vào chiến dịch này tại các địa phương của các em. Để kiếm nhiều chữ ký, chúng yêu cầu các học sinh vào những công viên để kiếm chữ ký, thậm chí các học sinh mẫu giáo cũng bị yêu cầu và bắt buộc các em ký tên vào danh sách. Đầu tháng 3 năm 2004, chính quyền địa phương theo lệnh của Giang và đám hầu đoàn được dùng toàn quyền kệnh TV số 2 của truyền hình Yuyao và các đài truyền thanh để phát sóng các tài liệu mạ lỵ Pháp Luân Công. Đặc biệt là họ đầu độc, tiêm nhiễm những đầu óc học sinh, thanh thiếu niên vô tội. Điều đáng chú ý là các học sinh tại các trường đó thường cảm thấy chán ngán, có một số phát bệnh mỗi khi nghe tài liệu tuyên truyền đó.
  • Các sinh viên được trúng tuyển vào Học viên khoa học Trung Quốc bị bắt phát biểu ý nguyện của cá nhân về Pháp Luân Công. Một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Sư phạm Hồ Nam được trúng tuyển vào làm nghiên cứu sinh tại Khoa Địa chất Học viên Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh. Giấy trúng tuyển có ghi là “sinh viên có liên hệ phải được trường đại học đang theo học cho biết về ý kiến của sinh viên về quan điểm cá nhân anh với Pháp Luân Công và trường đại học phải công nhận là sinh viên đó không tham gia vào các hoạt động Pháp Luân Công”.

Thanh thiếu niên là những người vô tội của xã hội. Họ học từ xã hội và thế giới chung quanh về nhân loại, con người và xã hội, và họ là tương lai của quốc gia. Tuy nhiên tại Trung quốc, Giang và đám hầu đoàn đã đầu độc vào tương lai của quốc gia, vào những đầu óc trong sạch đó, dạy cho họ đầu óc thù oán với chân lý Chân Thiện Nhẫn. Điều này đã gây nên những hậu quả vô cùng to lớn cho tương lai nứơc nhà, cho tương lai của Trung quốc.

Tiếng nói thật lòng của phụ huynh

Rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất quan tâm về chính sách của Giang đối với học đường, vì nó tại nên nhiều áp lực và khó chịu trong trường học mà họ đã trải qua trong thời Cách mạng Văn hoá. Sau đây là một lá thư của một phụ huynh gởi cho hiệu trưởng về sự thật mà trường dạy cho các học sinh để thù ghét Pháp Luân Công:

“Sau khi đọc xong vài tài liệu chống phá Pháp Luân Công mà một em bé (đang học tại Quảng Châu) là con của một người bạn của tôi đang học tại trường, và tôi cũng nghe em bé đó nói rằng các thầy cô của em đã dạy em như vậy tại trường, tôi thật tình không biết phải nói làm sao về cảm tưởng của tôi. Đầu tiên tôi nghĩ rằng, tại sao họ lại bắt buộc những đầu óc vô tội nghe theo họ với những điều giả dối, mạ lỵ, thiếu sự thật như vậy? Tôi cũng rất lo ngại về chính sách giáo dục tại trường này.

Tôi không biết trong thâm tâm hay lương tâm của những người được gọi là “nhà giáo”, nhưng tôi không hiểu tại sao họ lại đem chính sách tuyên truyền, bôi nhọ vào trường học với mục đích duy nhất là để lừa dối và đầu độc đầu óc của những học sinh vô tội với mục đích là để lợi dụng về chính trị. Họ đang đầu độc cho cả nhiều thế hệ. Khi tên Pháp Luân Công được phục hồi trong tương lai, thì chúng ta phải nói làm sao với cả một thế hệ lớn đang bị lừa dối và thế hệ trẻ chỉ tin vào những lời tuyên truyền sau bức màn sắt tối tăm kia?

Mặc dầu tôi không biết quý vị nghĩ gì về Pháp Luân Công, tôi và còn nhiều bạn khác (đặc biệt là những người có đi nước ngoài), ai ai cũng biết rằng chính sách tuyên truyền mạ lỵ này là một chính sách bất công nhất trong lịch sử nhân loại. Tiếng kêu càng ngày càng lớn trên các quốc gia trên thế giới để chấm dứt chính sách khủng bố vô nhân này và hãy trừng phạt Giang Trạch Dân. Thật ra Giang Trạch Dân đang bị kiện ra toà tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Công ty của chúng tôi cũng có một số đệ tử Pháp Luân Công. Tất cả họ đều bị bức hại và ngược đãi, trong khi đó họ là những người lương thiện, công dân gương mẫu cho chúng ta.

Tôi biết rằng các bạn và rất nhiều nhân viên tại trường các bạn rất nhiệt tình để giảng dạy học sinh và vì thế xin nhớ lại bài học Cách mạng Văn hoá năm xưa. Một con người không bao giờ dứt bỏ lương tâm của mình để đầu độc hàng ngàn học sinh vô tội chỉ vì kiếm miếng ăn, giữ việc làm. Thanh thiếu niên là tương lai của dân tộc. Nếu tất cả thanh thiếu niên chỉ biết kiếm tiền mà không biết thế nào là phải là trái, là thật là dối thì tương lai của dân tộc sẽ ra sao? Xin làm ơn nhắn lại với trường của các bạn đừng nghe theo chính sách tuyên truyền, tham quyền cố vị để bôi nhọ Pháp Luân Công: Xin đừng đầu độc trẻ em nữa. Xin nhớ bài học Cách mạng Văn hoá, hành thiện thì hưởng phúc và gieo gió sẽ gặt bão”

21-5-2004

(còn tiếp…)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/5/22/75284.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/10/49059.html.

Dịch và đăng ngày 15-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share