Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 18-8-2016] “Mong Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục hồng truyền và biến thế giới này thành một nơi tối đẹp hơn,” một nữ tu sỹ Công giáo trẻ viết trong thư gửi hai học viên Pháp Luân Đại Pháp đã hướng dẫn các bài công pháp cho hơn 2.100 học sinh của cô ở một vùng xa xôi thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ hồi tháng 7.

Mang thông tin Đại Pháp đến vùng thảo nguyên miền Đông Bắc Ấn Độ

Hai học viên Pháp Luân Đại Pháp ở lại miền Đông Bắc Ấn Độ suốt bốn tuần. Vùng này hiện là một bang của Ấn Độ nhưng nhiều người dân địa phương không phải là người gốc Ấn. Quả thực, từ nét mặt đến văn hóa truyền thống, và ngôn ngữ mà xét thì rất có thể họ là có nguồn gốc từ tộc người Mông Cổ.

Mặc dù tổ tiên của họ là những chiến binh hung bạo, nhưng họ bản tính của họ khá thân thiện và cực kỳ mến khách. Họ coi sự an toàn, an ninh và sự hài lòng của các vị khách là danh dự và uy tín. Hai học viên này được chứng kiến sự cởi mở và hiếu khách của họ ở nhiều phương diện.

Cho đến nay, vẫn chưa có học viên nào giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp với người dân trong vùng. Hầu hết mọi người đều đón nhận tài liệu thông tin của hai học viên; một số còn đọc ngay tại chỗ.

Hai học viên này không chỉ tiếp cận với người dân ở trên các con phố mà họ còn gặp các quan chức chính phủ, luật sư nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, và trường trung học, thành viên các Rotary Club (câu lạc bộ của tổ chức quốc tế Rotary), và một bác sỹ y khoa.

Ngay ngày thứ hai đến thủ phủ của vùng này, hai học viên đã tổ chức buổi họp báo với sự có mặt của các phóng viên từ năm tờ báo địa phương và một đài truyền hình. Kết quả thu được rất đáng khích lệ. Ba tờ báo đã đăng bài về Pháp Luân Đại Pháp, trong đó có hai bài bằng tiếng Anh và một bài bằng tiếng địa phương.

Cư dân địa phương dễ cảm thông và liễu giải cuộc bức hại Pháp Luân Công

Có thể nói vùng thảo nguyên này là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên trù phú với những rặng núi xanh ngan ngát, và lác đác những ngọn đồi. Vào mùa hè, gió mùa mang đến lượng mưa dồi dào, đôi khi là những trận mưa lớn. Còn trong những tháng mùa đông, thời tiết khô ráo, mát mẻ.

Người dân nơi đây đã trải qua lịch sử đau thương ròng rã dưới sự đàn áp của những lực lượng như thực dân Anh, quân đội Nhật Bản, và quân đội Ấn Độ. Bởi vậy họ rất dễ liễu giải những thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu trong cuộc bức hại ở Trung Quốc hơn 17 năm qua.

Mặc dù báo chí địa phương đã có những đánh giá tốt đẹp về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng họ không đăng tải thông tin nào về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc Đại lục. Trên một chuyến xe buýt địa phương, một học viên đã gặp một chuyên gia trẻ, và cảm thấy cần phải chính lại điểm này. Cô ấy đã viết một bài cho một blog địa phương, trong đó nói về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng đồng thời cũng là giảng viên đại học, được xem là người “có tầm ảnh hưởng lớn”, đã sẵn lòng gặp mặt hai học viên. Khi bà biết đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bà lập tức thắc mắc vì sao trước đây bà không hề hay biết gì về sự việc này.

Bà rất quan ngại về cuộc bức hại và tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức đang xảy ra ngay ở nước láng giềng. Bà còn đề cập đến một trường hợp từng sang Trung Quốc để ghép tạng. Bà hồ hởi nhận cuốn sách và tài liệu mà hai học viên tặng, trong đó có cuốn Thu hoạch đẫm máu, Tạng nhà nước, và Thảm sát, cũng như bộ phim tài liệu “Trung Quốc tự do” và “Điều khó tin”. Cũng giống như bao người khác, bà đã ký tên ủng hộ chiến dịch thỉnh nguyện do Hiệp hội các Bác sỹ Chống Mổ cướp Tạng (DAFOH) khởi xướng để gửi tới Liên Hợp Quốc.

Nhiều người đến tìm hiểu về cuộc đàn áp cũng lập tức cung cấp cho hai học viên này thông tin liên hệ của những người có tầm ảnh hưởng trong vùng. Nhờ đó, hai học viên đã có thể tận dụng hiệu quả quỹ thời gian và tài liệu hữu hạn của mình.

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở trường học

e4462fa52f5d58eaa2670c78fbb324da.jpg

Học sinh trung học ở một trường công lập của Ấn Độ ở gần biên giới Myanmar học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

fd3f562850b3ead744f28db957b7308c.jpg

Một bé gái học bài công pháp số năm (tọa thiền) trong một hội thảo của hai học viên Pháp Luân Đại Pháp nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Bắt đầu từ tuần thứ hai, hai học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở ba ngôi trường—một trường công lập liên kết với Giáo hội Baptist và hai trường Công giáo tư nhân. Sau khi gặp các học viên vào buổi sáng, hiệu trưởng các trường đều mong muốn họ hướng dẫn các bài công pháp cho khoảng 60 học sinh khối 5 và khối 6.

768a33dfe5c610e8f5e25971df85c6b6.jpg

Học viên giảng chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc với học sinh ở một trường công lập.

Để nói về cuộc bức hại sao cho trẻ nhỏ có thể dễ dàng tiếp thụ, liên hệ và đồng cảm, một học viên đã mang theo những bức họa của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Zhen-Shan-Ren (Chân – Thiện – Nhẫn) như bức “Tại sao?”, “Không nhà”, “Cha ơi hãy trở lại,” “Bị giết hại vì đức tin”, “Bất động tâm”, “Nến hoa sen.”

54c7b87bb87b4ee196993ebdf2415b88.jpg

Trẻ em ở một bang của Ấn Độ gần biên gới Myamar tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

55442d9872cced8490a6eace3326fa8c.jpg

Qua các bức họa của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Zhen-Shan-Ren, các em nhỏ ở miền Đông Bắc Ấn Độ đã biết đến những điều bất công đang xảy ra với các bạn nhỏ ở Trung Quốc.

Ở cả ba ngôi trường, các em học sinh đều rất ấn tượng với các bức họa của học viên Pháp Luân Công. Ngay cả khi một số em có đôi chút khó chịu trong khi luyện các bài công pháp –bởi nắng nóng, không gian chật chội, không có điện để nói bằng micro, hoặc vì cơn đói lúc sắp đến giờ ăn trưa –nhưng ngay sau khi các học viên nói về những thống khổ và bất công ở Trung Quốc, các em học sinh lại rất chăm chú lắng nghe. Thậm chí một số em mắt còn ngấn lệ.

Một tuần sau đó, khi hai học viên quay trở lại để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với những học sinh khác ở các trường công lập này, họ được các em chào đón bằng những nụ cười tươi và câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Các học viên đã hướng dẫn luyện công và giới thiệu nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp và giảng chân tướng cuộc bức hại với hàng trăm em học sinh của các khối.

Hiệu trưởng viết thư cảm ơn: “Những gì hai học viên Pháp Luân Đại Pháp làm mang lại lợi ích lớn lao cho các em học sinh của trường.”

bd9b46c95b19e375addb96511e203e24.jpg

Các em nữ sinh ở một vùng xa xôi của Ấn Độ học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

057aefda083a7c53fc5d2c5e651585af.jpg

Trẻ em mầm non tập trung nghe hướng dẫn và tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Ở một ngôi trường khác, hiệu trưởng trường, cũng là một linh mục Công giáo, đã lên kế hoạch cho một cuộc họp giáo viên trong trường vào thứ Bảy tới. Ông đã dành 30 phút để nghe các học viên giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và nói về tình huống các học viên đang bị bức hại ở Trung Quốc. Hai học viên đã chiếu bộ phim “Trung Quốc, ngày 20 tháng 7 năm 1999” cho khoảng 50 giáo viên có mặt lúc đó. Bộ phim được làm dưới hình thức một bài hát – một lời kêu gọi xúc động tới nhân tâm của mỗi người gồm thông tin và những cảnh quay về cuộc bức hại –bài hát do chính các học viên Ấn Độ sáng tác và trình bày.

Trong cuộc họp, vị hiệu trưởng tán thành các học viên bằng việc nhấn mạnh rằng các em học sinh học tập không chỉ chú trọng vào kiến thức sách vở, mà còn cần phải tìm hiểu về những gì đang xảy ra trong thế giới này. Việc hiệu trưởng thể hiện quan điểm rõ ràng trước các giáo viên khiến họ ủng hộ mạnh mẽ cho Pháp Luân Công trong thời gian tám tiết học. Nhiều giáo viên cũng học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong hai ngày giới thiệu về Đại Pháp.

5eb53b250f624cfa8a7c5fd60a468109.jpg

Học sinh trung học tại một ngôi trường Công giáo ở miền Đông Bắc Ấn Độ học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Sau đó, khoảng 2.000 học sinh từ mầm non đến lớp 12 đã biết đến nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Trong giờ giải lao, một học viên đã giới thiệu một đoạn video ngắn về trẻ em ở Ladakh hát bài “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Ladakh là một tiểu bang miền Bắc Ấn Độ, cách rất xa miền Đông Bắc Ấn Độ. Tuy vậy, một trong các cậu bé ở đây lập tức nói: “Đấy là các bạn của cháu.”

Hiệu trưởng nhà trường viết thư cảm ơn về buổi họp “giàu thông tin và bổ ích” đối với cán bộ nhà trường, còn “đối với học sinh mà nói thì đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời.”

Tại ngôi trường thứ ba mà các học viên dến—một trường Công giáo nữ—vị hiệu trưởng, cũng là một nữ tu sỹ Công giáo trẻ sống ở một tiểu bang lân cận, rất sẵn lòng cho tất cả học sinh của mình tìm hiểu về Chân-Thiện-Nhẫn, học các bài công pháp, và tìm hiểu cuộc bức hại. Một trong hai học viên này đã có cơ hội giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với toàn thể học sinh và giáo viên vào tiết sinh hoạt toàn trường buổi sáng.

Trong một hội trường nhỏ có tới 300 nữ sinh, hai học viên đã có vài tiết học để giới thiệu về việc tu luyện tự thân và về cuộc bức hại. Hai học viên hỏi các em cảm nhận ra sao sau khi luyện các bài công pháp. Một nữ sinh nói: “Tuyệt vời ạ!” Một bé gái khác nói: “Cảm giác rất an hòa”. Ở đây cũng lại có cả học sinh từ mầm non đến lớp 12 học các bài công pháp và chú tâm tìm hiểu về những thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải gánh chịu.

Để bày tỏ sự cảm kích, vị hiệu trưởng viết thư cảm ơn:

“Tôi xin trân trọng cảm ơn hai học viên Pháp Luân Đại Pháp tâm huyết đã dành thời gian cũng như công sức để mang lại lợi ích cho học sinh của nhà trường… chắc chắn rằng các em giờ đã biết làm thế nào để chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống.”

“Thế giới ngày nay đầy áp lực và băng hoại. Bạo lực và bức hại tràn lan. Hết thảy những điều này gây nhiễu và làm loạn tâm trí bọn trẻ, và các em thực sự cần được giúp đỡ. Chính tại lúc này, Pháp Luân Đại Pháp đã đến!!”

“Tôi chúc Pháp Luân Đại Pháp sẽ đạt được thành quả tốt đẹp nhất, xứng đáng với những cống hiến của mình trong tương lai. Mong Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục hồng truyền và biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn!”

Vị hiệu trưởng đưa cho mỗi học viên một bộ gồm hai đĩa DVD với các tiết mục múa hát và bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường hai năm trước.

Còn nhiều người nữa rất ủng hộ hai học viên và nhiều lần bày tỏ lòng cảm kích. Bà chủ nhà khách nơi hai học viên trọ đã làm rất nhiều món ăn bằng ngũ cốc và rau xanh ở địa phương để thiết đãi họ. Bà nói như thể thay mặt người dân địa phương: “Chúng tôi rất cảm kích trước những gì các bạn đã làm.”

Một quan chức chính quyền hết sức cảm động vì hai học viên đã đi từ rất xa tới. Ông nói: “Cảm ơn các bạn đã đến nơi xa xôi này.” Các tài xế taxi thì lấy tài liệu để sau này phát cho hành khách. Các cửa hàng cũng lấy các tờ giới thiệu thông tin để khách hàng tự do lấy khi đến mua hàng.

Hai học viên đã để lại khá nhiều sách và tài liệu thông tin khác trong Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học, thư viện các trường đại học và phổ thông, cũng như trong các trại giam ở thành phố này.

Ngay trước ngày hai học viên rời thành phố này, nhân một buổi lễ thắp nến tưởng niệm hai em học sinh bị sát hại một năm trước trong một vụ nổ súng, có hai em nhỏ tham dự sự kiện đã nhận ra một học viên và mỉm cười nói: “Thật tuyệt vời khi các cô đã đến trường chúng cháu!”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/18/158317.html

Đăng ngày 4-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share