Bài viết của Trương Vận, phóng viên Minh Huệ ở Toronto

[MINH HUỆ 23-7-2016] Với việc công bố báo cáo điều tra mới nhất về vấn nạn mổ cướp tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và việc nhất trí thông qua Nghị quyết 343 của Hạ viện Hoa Kỳ hồi tháng Sáu, thế giới đã ngày càng chú ý hơn tới tội ác tàn bạo của ĐCSTQ. Bộ phim tài liệu giành giải thưởng Điều khó tin đã công chiếu tại tòa nhà Galbraith của Đại học Toronto hôm 20 tháng 7 vừa qua, đánh dấu tròn 17 năm Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa phản bức hại.

2016-7-22-minghui-toronto-movie-01--ss.jpg

Cảnh trong phim Điều khó tin (nguồn Swoop Films)

2016-7-22-minghui-toronto-movie-02--ss.jpg

Bộ phim tài liệu Điều khó tin công chiếu ở Đại học Toronto hôm 20 tháng 7 năm 2016

Bộ phim đứng từ giác độ của bên thứ ba để phơi bày sự thật về tội ác mổ cướp tạng được nhà nước bảo hộ. Các nhà báo, bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ và luật sư đã được phỏng vấn trong bộ phim.

Khán giả bày tỏ rằng thực sự rất khó tin là có tội ác man rợ như thế, nhưng trước những bằng chứng thuyết phục như vậy, họ đồng thuận rằng mọi người cần phải bước ra chấm dứt tội ác này. Nhiều khán giả đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cưỡng bức mổ cướp tạng.

9a6d75ab3bec6f4b78c09a3a9e26a176.jpg

Cô Pia Morar, tốt nghiệp Đại học Toronto

Cô Pia Morar, tốt nghiệp Đại học Toronto chuyên ngành khoa học chính trị, trả lời phóng viên rằng: “Điều đáng sợ là nó [mổ cướp tạng] đang diễn ra trên quy mô lớn như vậy. Các kênh truyền thông chắc chắn cần phải đưa tin về nó nhiều hơn nữa. Một cách hiệu quả để khiến nhiều người hơn nữa quan tâm đến vấn nạn này là so sánh nó với một số tội ác trong quá khứ. Tội ác mổ cướp tạng này giống với điều mà Đức Quốc Xã đã làm trước kia. Chúng ta phải giúp mọi người nhận ra rằng chúng ta đang bị che mắt lần nữa.”

Cô Morar dự định chia sẻ với gia đình, bạn bè và các nhóm liên quan về chân tướng này. Cô sẽ học Thạc sỹ tại Đại học McGill vào mùa thu này, và cô muốn nói với các bạn học của mình về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

2016-7-22-minghui-toronto-movie-04--ss.jpg

Ông Steven Sekulovski

Ông Steven Sekulovski, giảng viên khoa Anh ngữ và Xã hội học, đã giảng dạy tại Đại học Toronto 5 năm, nói rằng mổ cướp nội tạng sống thật quá đáng sợ, là phi pháp, và đi ngược đạo đức. Ông nói: “Thế giới cần phải hành động để chấm dứt nó.”

Ông Steven hy vọng rằng thủ tướng Trudeau sẽ “có cuộc đối thoại về Pháp Luân Công và mổ cướp tạng sống, đồng thời thảo luận về lý do tại sao việc này lại là sai lầm nghiêm trọng” trong chuyến công du sắp tới của ông tới Trung Quốc.

2016-7-22-minghui-toronto-movie-05--ss.jpg

Cô Hạ, sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Toronto

Cô Hạ, sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Toronto, nói rằng cô liễu giải được rất nhiều điều sau khi xem bộ phim. Trước kia cô đã từng xem những đoạn phim tuyên truyền của ĐCSTQ về Pháp Luân Công, nhưng giờ đây cô biết rằng họ đã nói dối. Cô Hạ tin rằng tội ác mổ cướp tạng này thực sự tồn tại. Cô muốn nói với nhiều người hơn nữa về điều này.

Cô Hạ nói: “Ban đầu tôi không hiểu vì sao không có ai ngăn cản sự việc này. Giờ đây tôi đã biết lý do, đó là bởi rất nhiều người không biết sự thật hoặc là không thể tin nổi là nó tồn tại. Cuộc bức hại và việc giết hại học viên Pháp Luân Công là hoàn toàn sai trái.”

2016-7-22-minghui-toronto-movie-06--ss.jpg

Cô Jane Zhou, Chủ tịch tổ chức Lựa chọn Nhân quyền

Buổi công chiếu bộ phim được tài trợ bởi Lựa chọn Nhân quyền (Choose Humanity), một tổ chức nhân quyền liên kết với Đại học Toronto. Chủ tịch Jane Zhou nói rằng bộ phim đề cập đến nhiều lĩnh vực như y học, luật pháp, nhân quyền, đạo đức, chính sách quốc tế và nghiên cứu Châu Á. Bộ phim giúp mở rộng tầm nhìn của sinh viên đại học và khích lệ họ quan tâm sát sao hơn đến nhân quyền.

Cô Zhou nói: “Người dân ở nhiều quốc gia đã tới Trung Quốc để ghép tạng, nhưng họ không hay biết về nguồn tạng. Họ có thể vô tình và gián tiếp tiếp tay cho tội ác này. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải để cho mọi người biết được chân tướng của tội ác mổ cướp tạng này.”

Điều khó tin đã giành 11 giải thưởng, và được công chiếu ở các nước Mỹ, Anh, Úc, Ý, Áo, Israel, Ấn Độ, Séc và Slovakia. Bộ phim đã được phát sóng hơn 40 lần trên Đài truyền hình PBS.

Thông tin chi tiết mời truy cập Hardtobelievemovie.com


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/23/331814.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/4/158110.html

Đăng ngày 11-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share