Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở Pháp

[MINH HUỆ 29-7-2016] Le Figaro, một tờ báo lớn của Pháp, đã đăng tải bài phỏng vấn luật sư Canada ông David Kilgour của nhà báo Thomas Delozier hôm 25 tháng 7 năm 2016 vừa qua, mô tả chi tiết tội ác mổ cướp tạng được nhà nước bảo hộ trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Với tựa đề “90.000 ca ghép tạng chui giúp các bệnh viện duy trì hoạt động,” bài báo này trích dẫn nghiên cứu của ông David Kilgour, phát hiện rằng trong suốt 15 năm qua, mỗi năm có từ 60.000 đến 100.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại để lấy tạng, tổng số lên tới hơn một triệu người.

Bài báo giới thiệu rằng Đại sư Lý Hồng Chí đã hồng truyền Pháp Luân Công ra công chúng từ năm 1992, giúp mọi người nâng cao sức khỏe và đánh thức lương tri đạo đức của họ. Pháp Luân Công đã bị bức hại bởi vì Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ sinh lòng đố kỵ với sự phổ biến của môn tu luyện này.

2016-7-29-minghui-organharvest-media-france-01--ss.jpg

Ảnh trên tờ Le Figaro: “Với 70.000 đô la Mỹ, bạn sẽ nhận được một hợp đồng trọn gói với chuyến bay khứ hồi, một khách sạn và một quả thận,” bác sỹ phẫu thuật Francis Navarrro của Đại học Bệnh viện Montpellier cho hay.

Ông Kilgour chia sẻ với phóng viên rằng, ở Trung Quốc chưa từng có nhiều ca cấy ghép tạng như vậy. Chỉ riêng Bệnh viện Trung ương Thiên Tân năm 2006, một tòa nhà 17 tầng với 500 giường bệnh đã được thiết kết cho việc ghép tạng. Ông Kilgour cùng các cộng sự đã tiến hành phân tích công suất sử dụng giường bệnh, thời gian đợi ghép tạng, và các nhân tố khác, và đưa ra kết luận rằng nếu tính cả 144 cơ sở cấy ghép tạng khác, thì số lượng các ca ghép tạng không thể chỉ là 4.000 ca như chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố.

Bên cạnh số ca ghép tạng lớn, một đặc trưng khác của“ngành công nghiệp” cấy ghép tạng của Trung Quốc là có cả “thực đơn ghép tạng” để lựa chọn. Bệnh viện Trường Chinh của Thượng Hải cam kết thời gian chờ đợi ghép tạng là một tuần lễ, hoặc chỉ bốn tiếng nếu trong tình trạng khẩn cấp.

Báo cáo điều tra có nhiều bằng chứng khiến người ta kinh hãi. Ví dụ, một công dân Đài Loan đã nhận được ít nhất bảy tạng trong vòng vài tuần. Đây là điều không thể xảy ra ở một nước phương Tây, nơi mà người ta phải mất hàng tháng thậm chí hàng năm để có được một tạng.

2016-7-29-minghui-organharvest-media-france-02--ss.jpg

Ảnh trên tờ Le Figaro: Học viên Pháp Luân Công tập trung tại Seoul, Hàn Quốc, nơi họ không bị bức hại

Ông Kilgour nói với nhà báo rằng nguồn cung tạng chủ yếu là từ các tù nhân lương tâm, thường là học viên Pháp Luân Công. Số lượng tạng được cấy ghép tăng gấp bốn lần từ năm 1997 đến năm 2004, rất tương hợp với thời gian xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các điều tra viên của ông đã gọi điện thoại đến các bệnh viện, hỏi rằng có sẵn tạng của học viên Pháp Luân Công hay không. Câu trả lời mà họ nhận được là “Có.“ Tại sao lại là nhóm người này? Bởi họ không hút thuốc hay uống rượu, họ thường xuyên luyện công, và tạng của họ vô cùng khỏe mạnh.

Ông Kilgour khẳng định rằng đây là tội diệt chủng. Để nâng cao nhận thức, ông Kilgour cùng tổ chức Các Bác sỹ chống Cưỡng bức mổ cướp tạng (DAFOH), một tổ chức được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2016, đang hoạt động trên toàn cầu và tham gia rất nhiều hội nghị, kêu gọi sự quan tâm đến những tội ác này bằng cách liên hệ với các tổ chức và thỉnh nguyện công chúng.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/29/332108.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/3/158092.html

Đăng ngày 10-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share