Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-7-2016] Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã dỡ bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức, nhưng lại chuyển trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia thành một khu giam giữ dưới sự quản lý của nhà tù nữ Liêu Ninh.

Theo những nguồn tin bí mật, hiện có ba học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trái phép trong các khu trên. Vẫn là các lính canh trước kia tại Mã Tam Gia và họ tiếp tục ngược đãi các học viên.

Học viên Hứa Lệ đã bị kết án bốn năm tù giam và bị gửi đến khu giam giữ Mã Tam Gia vào mùa hè năm 2014. Vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, bà Hứa đã bị buộc phải đứng, bất động, cho đến tận nửa đêm sau nhiều giờ lao động cưỡng bức. Bà không được phép đi tắm mặc cho cái nóng mùa hè oi ả.

Lính canh đã khiến các tù nhân chống lại bà bằng cách buộc các tù nhân phải ngồi trên những băng ghế nhỏ khi bà không từ bỏ đức tin của mình.

Tháng 11 năm 2014, các lính canh đã lột hết quần áo của bà Hứa. Họ trói bà trần truồng vào một cái ghế, tát và dùng dùi cui điện để đâm bà. Họ đã viết những lời phỉ báng lên mặt, người, tất và giày của bà. Họ ra lệnh cho các tù nhân giám sát bà một cách chặt chẽ.

Bà Hứa thường xuyên bị đánh đập vì đã từ chối đeo phù hiệu tù nhân và ký các tuyên bố trái với ý muốn của mình. Bà bị buộc phải đứng trong nhiều giờ. Gia đình bà bị từ chối thăm viếng trong nhiều tháng.

Hai học viên khác, là bà Miêu Tố Thanh và bà Hồ Quế Anh, đều hơn 60 tuổi, đã bị tra tấn dã man vì không đồng ý từ bỏ đức tin của họ.

Bà Miêu đã bị đá và bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi các vết bầm tím tồn tại suốt sáu tháng. Các lính canh đã túm tóc bà và đập đầu bà vào tường.

Bà Hồ đã bị sốc điện bằng dùi cui.

Những người chịu trách nhiệm bức hại

Nhậm Hồng Chiêm: Đội trưởng, +86-24─89210406

Tôn Đỉnh Nguyên: Đội trưởng, đội lính canh số 2, +86-24-89216848


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/10/331124.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/20/157897.html

Đăng ngày 1-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share