Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm
[MINH HUỆ 23-7-2016] Một tòa án địa phương của tỉnh Cát Lâm đã đảo ngược quyết định cho phép luật sự đại diện cho một cư dân bị cáo buộc là sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật—một tội danh thông dụng được chính quyền Cộng sản Trung Quốc sử dụng để định tội các học viên Pháp Luân Công.
Bà Đặng Lệ Quyên bị bắt vào ngày 4 tháng 8 năm 2015 trong khi đang phân phát tài liệu phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tòa án Thành phố Đôn Hóa ban đầu chấp thuận yêu cầu mời luật sư Bắc Kinh làm đại diện của bà Đặng, nhưng sau đó lại yêu cầu bà phải thuê luật sư do tòa án chỉ định.
Thẩm phán Vương Thúy Linh, người phụ trách vụ án của bà Đặng, đã nói với bố bà Đặng rằng luật sư đã tự bỏ vụ án. Bố bà Đặng phản bác tuyên bố của Vương: “Vị luật sư ấy hôm qua còn nói chuyện với chúng tôi, và anh ấy còn sẵn sàng bào chữa vô tội cho con gái tôi.”
Bà Đặng cũng khẳng định rằng bà sẽ không đồng ý bất kỳ luật sư nào do tòa án chỉ định.
Khi bị bố bà Đặng chất vấn, thẩm phán Vương thừa nhận rằng bà ta chỉ làm theo lệnh của Phòng 610 địa phương, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công và được trao quyền vượt trên hệ thống tư pháp.
Luật sư của bà Đặng hỏi về thẩm quyền pháp lý của Phòng 610 và phản đối việc khước từ ông tham gia phiên xử một cách phi lý. Thẩm phán Vương trả lời: “À, tôi chỉ làm theo lệnh của Phòng 610 thôi!”
Không rõ quá trình tố tụng bà Đặng sẽ diễn tiến ra sao, hiện tại, bà không thể thuê luật sư từ Bắc Kinh đến mà chỉ được thuê các luật sư do tòa án chỉ định.
Chồng bà Đặng, ông Trịnh Phúc Tường, cũng là học viên Pháp Luân Công. Ông bị tra tấn đến chết vào ngày 7 tháng 4 năm 2004, còn bà Đặng buộc phải rời khỏi nhà sống lang bạt để tránh bị bức hại. Con trai họ lúc đó mới chỉ 13 tuổi. Cậu phải bỏ học để lo cuộc sống của bản thân. Sau đó cậu đã bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi.
Bài viết liên quan:
Hai học viên bị cảnh sát ở Đôn Hóa, tỉnh Cát Lâm tra tấn
Bà Đặng Lệ Quân tự thuật về những thống khổ bản thân đã trải qua trong cuộc bức hại
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/23/331776.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/16/126748.html
Đăgn ngày 29-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.