Bài viết của Du Nhiên

[MINH HUỆ 13-4-2016] Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 17 năm qua ở Trung Quốc, nhiều học viên ở Thiên Tân, khu vực gần Bắc Kinh nhất, đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Dưới đây là ba trường hợp trong đầu năm 2016, ba câu chuyện minh chứng cho việc các học viên vô tội bị bắt và giam giữ và kết án tùy tiện.

Chuyên gia kỹ thuật bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lý Văn tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa danh tiếng với thành tích học tập cao nhất lớp chuyên ngành kỹ sư cơ khí năm 1991. Ông làm việc trên cương vị là một kỹ sư trưởng tại một nhà máy sản xuất đồ thủy tinh và các thiết bị vô tuyến. Ông đã được cấp nhiều bằng sáng chế và giành được nhiều giải thưởng do công ty trao tặng.

Ông Lý cùng vợ bị bắt vào tháng 7 năm 2001 bởi tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị kết án bảy năm tù và bị giam giữ trong Nhà tù Thiên Tân. Lãnh đạo cơ quan ông đã cố gắng để ông được trả tự do, nhưng các quan chức đã từ chối yêu cầu của họ. Đại diện công ty ông buộc phải gặp mặt ông Lý trong nhà tù để được hỗ trợ kỹ thuật.

Tháng 7 năm 2015, ông Lý lại bị bắt tại nhà. Tòa án khu Hà Tây đã xét xử ông vào ngày 28 tháng 3 năm nay, và luật sư Dữ Văn Sinh biện họ ông vô tội: “Ít nhất 100 luật sư tại hơn 1.000 phiên tòa đã chỉ ra rằng đàn áp Pháp Luân Công hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Điều 300 Luật Hình sự Trung Quốc đã bị lạm dụng để vu khống các học viên Pháp Luân Công,” luật sư biện hộ trong phiên xét xử. Luật sư nói rằng ông đang cố gắng bảo vệ không chỉ quyền căn bản của các học viên Pháp Luân Công, mà còn để chấm dứt những hành vi phi pháp của những nhân viên thực thi pháp luật.

Giam giữ người biện hộ

Tòa án khu Ninh Hà đã xét xử bà Mạc Vỹ Thu vào tháng 12 năm 2015, và chồng bà, ông Lý Quảng Viễn đã biện hộ cho bà. Nhưng thẩm phán không cho phép ông Lý lên tiếng, chỉ cho phép ông trả lời có hoặc không khi thẩm phán chất vấn. Phiên tòa diễn ra trong nửa giờ đồng hồ. Ông Lý yêu cầu rằng thẩm phán không thể coi năm máy tính tìm thấy trong nhà bà Mạc để làm vật chứng chống lại bà Mạc, tòa án đã bác bỏ yêu cầu và nói rằng bà Mạc sẽ bị kết án tù từ ba đến sáu năm.

Thẩm phán yêu cầu con gái bà Mạc và những người thân khác của bà phải rời khỏi phòng xét xử, và sau đó bắt giữ ông Lý. Cảnh sát tịch thu 7.000 nhân dân tệ tiền mặt mà ông mang theo người, rồi giam giữ ông trong 29 ngày và bắt ông phải nộp phạt.

Lời khai giả của những nhân chứng nặc danh

Hai học viên khác, bà Trần Nguyên Hoa và bà Dương Phúc Tĩnh, bị kết án vào ngày 26 tháng 2 năm 2016 khi thẩm phán chủ tọa hỏi họ rằng có phải họ đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công hay không và có nhận tội hay không. Cả hay học viên này đều nói rằng họ không phân phát tài liệu Pháp Luân Công khi họ bị bắt giữ và rằng họ không hề phạm bất kỳ tội gì. Họ nói với thẩm phán rằng Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

Công tố viên nói rằng có ba cư dân trong thôn đang ở trên phố vào 1 giờ sáng ngày 27 tháng 8 năm ngoái và họ đã trông thấy bà Trần và bà Dương đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Luật sư biện hộ bác bỏ luận cứ buộc tội này bởi thân chủ của họ bị bắt giữ vào tối ngày 26 tháng 8 và thời điểm đó họ đã đang bị giam giữ. Luật sư yêu cầu triệu tập ba nhân chứng đó ra đối chứng trước tòa và rằng công tố viên cần trình ra được vật chứng. Nhưng thẩm phán đều từ chối cả hai yêu cầu này.

Bà Trần và bà Dương bị kết án lần lượt 4 và 3,5 năm tù giam.

Tòa án Ninh Hà kết án bà Mạc 4,5 năm tù giam vào ngày 27 tháng 4.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/13/326618.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/25/157960.html

Đăng ngày 30-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share