Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-6-2016] Ba học viên Pháp Luân Công bị bắt với tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật” vào cuối tháng 9 chỉ bởi họ đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đã bị đưa ra xét xử vào tháng 5.

Ông Phó Quý, Lý Nhuận Thiên, và ông Long Binh Phong đều ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Cả ba người bị đưa ra xét xử độc lập vào các ngày 19, 20, 24 tháng 5.

Toà án đã thiết lập an ninh ở mức độ cao nhất trong ba phiên xử, có hàng chục viên cảnh sát mặc thường phục, viên chức Phòng 610 đi tuần tra ở bên ngoài toà nhà xét xử. Họ chụp hình những người qua đường và đe doạ họ không được tiến đến gần toà nhà xét xử.

Kiện Giang Trạch Dân là hành vi hợp pháp

Cả hai luật sư của ông Phó và ông Lý đều biện luận về việc không có điều luật nào kết tội Pháp Luân Công, và cuộc bức hại là phi pháp. Do đó, thân chủ của họ không thể bị truy tố khi thực thi quyền hợp pháp nhằm đưa Giang ra công lý vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Thêm nữa, những tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công bị tịch thu ở nhà học viên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ, và nó không làm hại bất cứ người nào, không liên quan đến việc phá hoại thực thi pháp luật. Vì vậy, những tài sản bị tịch thu không thể được dùng như một bằng chứng chống lại các học viên.

Cuối cùng các luật sư chốt lại phần biện hộ bằng yêu cầu trả tự do cho thân chủ của mình.

Vị học viên thứ ba, ông Long, người không thể thuê được luật sư, đã tự biện hộ vô tội trước toà và cũng yêu cầu toà án trả tự do cho mình.

Thẩm phán đã hoãn cả ba phiên xử mà không đưa ra phán quyết.

Làm giả chứng cứ

Các luật sư trình bày trong phiên xử về việc nhiều bằng chứng cung cấp bởi công tố viên bị làm giả trước đó.

Trong phiên xử ông Lý, công tố viên đã buộc tội ông sản xuất tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công ra ngày 23 tháng 10 năm 2015.

Luật sư của ông trình bày: “Thân chủ của tôi bị bắt vào ngày 22 tháng 9 năm 2015 và ông bị giam từ hôm đó, vậy làm sao ông có thể sản xuất tài liệu ra ngày 23 tháng 10 được?”

Cả công tố viên và thẩm phán đều im lặng.

Công tố viên tiếp tục buộc tội ông Lý nói chuyện với nhiều người về tảng đá có dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong”.

Luật sư hỏi công tố viên: “Thân chủ của tôi có khắc lên đá không?“, luật sư hỏi công tố viên. “Không ai trong các vị đưa ra được chứng cứ nào liên quan đến hồ sơ. Vì thế thân chủ tôi vô tội và tôi yêu cầu các ông trả tự do cho thân chủ tôi ngay lập tức.”

Trong suốt phiên xử ông Phó, ông tuyên bố trong 17 tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công được dùng để buộc tội ông, chỉ có thư khiếu nại và biên nhận gửi thư là của ông Phó. Ông không nhận ra những thứ còn lại mà công an tuyên bố tịch thu tại nơi ông sinh sống, khi không có ai ở nhà.

Khi công tố viên đọc một số lời thú tội của ông Phó, ông nói công an đã dùng các phương thức tra tấn bắt ông viết lời thú tội đầu tiên. Còn những lời thú tội khác nộp tại toà là do công an chuẩn bị mà không có chữ ký của ông Phó. Ông nói: “Tôi không bao giờ trả lời những câu hỏi này trong bản thú tội.”

Chặn thư

Cả luật sư của ông Phó và ông Lý đều chỉ ra rằng việc đệ đơn khiếu nại Giang Trạch Dân là quyền hiến pháp quy định, và nếu chính quyền chặn thư khiếu nại của họ thì đó mới chính là hành vi phạm pháp.

Luật sư nói: “Luật pháp thì không bỏ sót ai, kể cả khi người đó là công dân bình thường hay cựu lãnh đạo Đảng. Việc thân chủ tôi đệ đơn kiện không phải là quảng bá Pháp Luân Công, mà nói về những bức hại ông đã trải qua khi Giang xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của thân chủ tôi.”

Giam cầm vượt quá thời hạn hợp pháp

Trong lần bắt giữ của họ vào tháng 9, cả ba học viên được chuyển từ trại tạm giam đến trại tẩy não và bị giữ ở đây đến phiên xử. Họ bị đưa ra xét xử vào tháng 12 năm 2015.

Luật sư ông Lý đã chất vấn công tố viên: “Thân chủ của tôi bị bắt vào ngày 22 tháng 9 năm 2015, nhưng ông không nhận được lệnh bắt chỉ đến hai tháng sau, vượt quá 20 ngày so với thời hạn giam giữ hợp pháp 37 ngày ở trại tạm giam. Tại sao?”

Công tố viên nói: “Đó là một lỗi nhỏ trong quá trình xử lý.”

Luật sư nói: “Ông không thể chối bỏ dễ dàng như thế, ông phải chịu trách nhiệm cho điều này.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Thông tin những cá nhân tham gia bức hại:

Liệu Trí (廖致), Phó Hội đồng trọng tài tại tòa án: +86-730-8722801 (Văn phòng)

Lưu Học Nông (刘学农), Đội trưởng Đội an ninh Nội địa: +86-730-8823173, +86-13975020007

Lý Tương Tân (李湘滨), Trưởng Phòng 610 thành phố Nhạc Dương: +86-730-8881808, +86-13807301767

Phương Vũ (方宇), Trưởng Phòng 610 quận Lâu: +86-13908405838

Đồn công an Thành Lăng Ky : +86-730-8567088, +86-730-8592756


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/17/330134.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/27/157582.html

Đăng ngày 18-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share