Bài viết của Đường Tú Minh, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 8-7-2016 ] Tiếp theo buổi điều trần về tội ác thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 30 tháng 6 năm 2016, một cuộc họp về chủ đề tương tự đã được tổ chức tại Lâu đài Westminster vào ngày 14 tháng 7. Nam Tước Finlay của khu vực Llandaff, thành viên của Viện Quý tộc (Thượng viện) đã sốc khi biết nạn thu hoạch tạng có liên quan đến một số lượng lớn người như vậy vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Bà thấy rằng nước Anh và cộng đồng quốc tế nên có hành động cứng rắn để chấm dứt cuộc bức hại này.
Cuộc họp về thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm đang còn sống của ĐCSTQ được tổ chức tại Lâu đài Westminster vào ngày 4 tháng 7 năm 2016
Ông Daniel Zeichner, một Nghị sỹ, điều hành cuộc họp. Luật sư nhân quyền Canada David Matas đã giới thiệu Báo cáo nghiên cứu cập nhật về thông lệ thu hoạch nội tạng. Nhà báo điều tra và là chuyên gia về Trung Quốc ông Ethan Gutmann đã giới thiệu những cuốn sách về chủ đề này, Thu hoạch đẫm máu và Thảm sát. Đây là chuyến đi thứ ba của họ tới Nghị viện Anh để phơi bày tội ác mổ cướp tạng trong các tuần qua. Tiến sỹ Enver Tohti và cô Tống, một học viên Pháp Luân Công cũng có bài phát biểu.
Nghị sỹ Zeichner: Báo cáo mới phơi bày nạn thu hoạch tạng sau 10 năm phủ nhận của Trung Quốc
Nghị sỹ Daniel Zeichner điều hành cuộc họp tại Lâu đài Westminster vào ngày 4 tháng 7 năm 2016
Nghị sỹ Daniel Zeichner nói trong phần giới thiệu rằng thu hoạch tạng ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện cách đây 10 năm, kể từ đó đã có các bằng chứng mới và các quan chức Trung Quốc luôn phủ nhận, nhưng báo cáo mới có nhiều thông tin chứng minh tội ác vẫn đang tiếp diễn.
Nghị sỹ Zeicher giới thiệu các diễn giả quốc tế nổi tiếng, những người đã trình bày các nghiên cứu của mình tại buổi điều trần của Nghị viện Mỹ, và tại Nghị viện Châu Âu trước đó chỉ vài tuần. Ông nói rằng đây là một vấn đề nổi cộm trong đảng, và xứng đáng có thêm buổi điều trần để bàn về nạn mổ cướp tạng và chức năng của nhà tù một cách chi tiết hơn.
Nghị sỹ Thượng viện Anh lo ngại rằng chỉ hạn chế du lịch ghép tạng không đủ để chấm dứt cuộc bức hại
Nam Tước Finlay của khu vực Llandaft
Nam Tước Finlay của khu vực Llandaft, cũng là giáo sư y khoa và là Thượng nghị sỹ, đã tham dự cuộc họp cùng với trợ lý của mình. Bà bày tỏ lo ngại rằng chỉ hạn chế du lịch ghép tạng sẽ không đủ chấm dứt cuộc bức hại.
Bà nói: “Chúng ta có NHS (Cơ quan Chăm sóc sức khỏe quốc gia), nhưng hầu hết các nước khác không có một hệ thống thống nhất. Từ danh sách những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật, không quá khó để có được một con số tổng, nhưng tôi có một lo ngại là điều đó cũng sẽ không tạo nên bất kỳ một áp lực thực sự nào hay một đòn bẩy nào lên Trung Quốc. Mọi người trên khắp thế giới đang thực hiện ghép tạng…
“Lo lắng của tôi là về biện pháp được áp dụng, như thể nó là một cách trấn an để nói rằng nước Anh đang làm điều gì đó. Nhưng nó không thực sự bảo vệ những người ở Trung Quốc, những người đang khao khát được thực hành tự do tôn giáo của họ. Sinh mạng của họ đang gặp nguy hiểm. Tôi có một lo ngại là thực ra tất cả các quốc gia phương Tây quá dè dặt khi tham gia các hiệp ước thương mại, chẳng hạn, thỏa thuận thương mại đó phụ thuộc vào một thỏa thuận không tiến hành du lịch ghép tạng… Chúng ta cần mạnh dạn hơn.
Nam Tước Finlay của khu vực Llandaff hy vọng rằng Hiệp hội ghép tạng sẽ góp phần vào việc chấm dứt thông lệ thu hoạch tạng, và lên kế hoạch gửi kiến nghị đến văn phòng chính phủ Anh có liên quan để có biện pháp tiếp theo.
Các bài phát biểu tại cuộc họp phơi bày nạn mổ cướp tạng
Ông Matas chỉ ra trong bài diễn văn của mình: “Chúng tôi đi đến kết luận rằng con số chính thức không chỉ là 10 nghìn, mà là trong khoảng từ 60 nghìn đến 100 nghìn. Nó mới chỉ tính đến 146 bệnh viện được cấp phép. Chúng tôi cho rằng số ca cấy ghép lớn hơn rất nhiều. Đây mới chỉ là số liệu của một năm. Qua nhiều năm, chúng tôi đang đi đến con số hơn một triệu. Đó là một con số khổng lồ, lớn hơn bất kỳ đâu trên thế giới… nó có quy mô của nền công nghiệp…
“Các thống kê của từng bệnh viện chỉ là bề nổi, không nhất định là đáng tin cậy hơn các thống kê của Trung Quốc. Chúng tôi không chỉ dựa vào những gì họ nói, mà còn kiểm tra chéo. Chúng tôi xem xét đến số giường bệnh, phần thưởng cho nhân viên, thời gian chờ, số tiền chi cho thuốc chống thải, thư tín nội bộ của họ, các trang web, báo cáo nghiên cứu của các bác sỹ, và những thứ khác.”
Ông Gutmann chỉ ra trong nghiên cứu của mình, đặc biệt là tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, mang tính diệt chủng lại do nhà nước bảo trợ. “Năm 1999, cơ quan an ninh nhà nước đã phát động chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công. Năm 2001, hơn một triệu học viên Pháp Luân Công bị tống giam trong hệ thống Lao Cải (Hệ thống giáo dục cải tạo qua lao động), hoặc là các nhà tù ngầm, trại tạm giam, trại lao động và các bệnh viện tâm thần. Vì vậy họ bị buộc phải xét nghiệm tạng một cách chi tiết…” Bất chấp sự che dấu của chính quyền, vào năm 2012, vấn đề đen tối đã bị phanh phui bởi những tiết lộ của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân.” Ông nói ông vẫn luôn cho rằng nó không chỉ giới hạn ở vấn đề Pháp Luân Công, mà là một tội ác diệt chủng của lịch sử.
Bà Tống, học viên Pháp Luân Công, hồi tưởng lại sự bức hại mà cá nhân bà đã trải qua ở Trung Quốc. Bà bị tù giam hai lần, vào năm 2010 và 2012, và bị tra tấn. Bà nói: “Trong lúc bị tù giam, tôi được xét nghiệm y tế rất chi tiết, bao gồm chụp X quang phổi và xét nghiệm máu. Họ còn kiểm tra xem da tôi có các vết nám nhỏ hay không. Tôi cũng bị xét nghiệm y tế chi tiết và kiểm tra máu khi đang ở trong trại cưỡng bức lao động ở Bắc Kinh. Không bao giờ có lời giải thích tại sao tôi lại phải kiểm tra y tế.
Ông Enver Tohti từng là một bác sỹ phẫu thuật ở Tân Cương, Trung Quốc. Ông nhớ lại trải nghiệm bị ép phải kết liễu cuộc đời của một tử tù bằng cách cướp tạng của tù nhân đó 18 năm trước. Ông dùng trải nghiệm của chính mình để nói lên rằng giáo dục tẩy não và kiểm soát tư tưởng của ĐCSTQ là nền tảng của tội ác thu hoạch tạng như thế nào. Ông nói: “Nhiều người hỏi tôi, ‘là bác sỹ, chẳng phải trách nhiệm của ông là cứu người sao?” Kinh nghiệm của tôi nói với tôi rằng tôi sinh ra trong xã hội đó và trở thành một công cụ của chế độ cầm quyền. Tôi thậm chí còn từng tự hào được là một phần của nó.” Ông nói một khi ai đó bị dán nhãn là kẻ thù của nhà nước, người đó sẽ bị đối xử như là tài sản của nhà nước và bị vứt bỏ theo bất kỳ cách nào họ muốn. Ông Tohti cảm thấy tiếc khi đứng về phía đối lập với nạn nhân, và rất chấn động bởi bài diễn thuyết của các học viên Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/8/ -331105.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/12/157793.html
Đăng ngày 18-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.