Bài viết của Trần Tâm Ninh, phóng viên Minh Huệ tại New York.

[MINH HUỆ 8-6-2016] Bộ phim tài liệu đạt giải Hard to Believe (Điều khó tin) phơi bày tội ác do nhà nước hậu thuẫn – thu hoạch tạng các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Trung Quốc, đã được công chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Hoboken tại Middletown, New York vào ngày 4 tháng 6.

Thước phim điều tra của đạo diễn đạt giải Emmy, Ken Stone, đã tác động mạnh tới khán giả có mặt tại Nhà hát Paramount.

2016-6-5-minghui-falun-gong-newyork-01--ss.jpg

Sau buổi chiếu phim, khán giả trò chuyện với nhà sản xuất và hỏi thêm thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Theo một trong những nhà sản xuất bộ phim này, Kay Rubacek, phản hồi sau buổi chiếu phim VIP vào ngày 3 tháng 6 rất tích cực, và buổi công chiếu vào ngày hôm sau cũng rất tốt, rạp hát kín hết chỗ và phải thêm ghế ngồi.

Khán giả xúc động rơi lệ

Bà Rubacek giải thích lý do làm bộ phim: “Đây quả thật là một tội ác nghiêm trọng và thế giới chưa chú ý tới đúng mức. Trong bộ phim, chúng tôi không chỉ điều tra về tội ác để chứng minh rằng nó đang xảy ra […], mà chúng tôi còn điều tra bước tiếp theo, tìm hiểu nguyên nhân tại sao rất ít người biết tới tội ác này và điều đó thậm chí còn gây sốc hơn nữa.

“Tội ác này đã diễn ra quá lâu. Các khán giả đã khóc sau khi xem bộ phim.” Bà cho biết thêm một số khán giả bày tỏ sự hối hận vì đã thờ ơ khi các học viên Pháp Luân Công ở trên phố tặng họ tờ thông tin nâng cao nhận thức về sự tàn khốc của cuộc bức hại.

Cô Oriana D’Agostino, Phó Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Hoboken nhận xét: “Bộ phim tài liệu Hard to Believe thật xuất sắc. Tôi thực sự xúc động sau khi xem bộ phim. Tôi chỉ không thể nào tin nổi người Trung Quốc phải chịu đựng đau khổ đến vậy trong cuộc đời. Vấn nạn này rất đau lòng, nhưng đồng thời nó cũng khiến tôi muốn đứng lên và hành động.”

2016-6-5-minghui-falun-gong-newyork-02--ss.jpg

Cô Oriana D’Agostino chào đón bộ phim tài liệu tới với Liên hoan phim và hy vọng bộ phim sẽ góp phần nâng cao nhận thức về cuộc bức hại

“Hành động vi phạm nhân quyền này là một trong những tội ác khủng khiếp nhất. Những người tham gia thu hoạch tạng là những bác sỹ độc ác. Nó giống như phát xít Đức; tôi không thể tin những gì được thấy trên màn hình. Tôi muốn tham gia vào chiến dịch để nói với mọi người trên thế giới về tội ác này và góp phần thay đổi nó.” cô D’Agostino chia sẻ.

So sánh với tội ác Đức quốc xã

Bà Penny Stoil, nhà sáng lập các Dự án Plus, Inc., một tổ chức đã gây quỹ cho hơn 800 tổ chức từ thiện từ năm 1972, đánh giá: “Tôi thấy bộ phim tài liệu này rất chấn động, được thể hiện chân thực và tuyệt đẹp, và nó gây xúc động nhân tâm.”

2016-6-5-minghui-falun-gong-newyork-03--ss.jpg

Bà Penny Stoil (thứ hai từ bên trái) so sánh cuộc bức hại Pháp Luân Công với tội ác của Đức quốc xã.

“Mọi tình tiết trong bộ phim đều khiến tôi chấn động, tôi không thể hiểu nổi họ thực sự lấy nội tạng của các học viên đang còn sống. Đó là điều khiến tôi không thể chịu nổi,” bà Stoil cho biết. “Điều đáng buồn nữa là chúng ta vẫn chưa chú ý đúng mức tới đất nước này. Chúng ta quan tâm tới danh từ dân chủ trên thế giới và chú trọng tới biểu tượng của nhân quyền, nhưng không có hành động thực sự.”

Tội ác mổ cướp nội tạng gây chấn động đối với tất cả người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội

Khán giả thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp đều rất chấn động bởi tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc. Nhiều người đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt mổ cướp nội tạng và một số đã nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công sau buổi chiếu phim để biết thêm thông tin về cuộc bức hại.

Cô Deb Wendolousky tới từ Đảo Rhode nói rằng thật khủng khiếp khi trong một năm có 65.000 người bị mổ cướp tạng khi họ vẫn đang còn sống.

Cô kêu gọi những ai có nhu cầu cấy ghép tạng không cấy ghép nguồn tạng từ Trung Quốc. “Mọi sinh mệnh đều quan trọng như nhau và không nên vì muốn đi đường tắt mà khiến người vô tội bị giết hại” cô nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/8/329705.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/9/157345.html

Đăng ngày 16-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share