Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-4-2016] Ngày 13 tháng 4, khi một cư dân thuộc huyện Lâm Thao và hai vị khách của cô đang đọc các sách của Pháp Luân Công, cảnh sát đã xông vào và bắt giữ họ. Không lâu sau đó, chồng cô trở về nhà và cũng đã bị bắt giữ.

Cảnh sát đã tịch thu một máy tính, máy in, các sách Pháp Luân Công và tài liệu thuộc quyền sở hữu của cô Tang Tiểu Xuân và chồng cô là anh Vương Á Long tại nhà của họ. Cô Tang đã được thả ra sau đêm hôm đó, nhưng anh Vương vẫn còn bị giam giữ.

Hai vị khách bị khám người. Cảnh sát đã tịch thu 1.000 nhân dân tệ tiền mặt của anh Văn Vĩ Long và sau đó lục soát nhà của anh Yến Nguyên Kinh. Anh Yến đã bị sốc bằng dùi cui điện trong lúc thẩm vấn. Anh Yến đã được thả ra còn anh Văn vẫn đang bị tạm giam.

Trước đây, cả anh Vương và anh Văn đều đã từng bị kết án tù và bị tra tấn tàn bạo vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Gia đình họ đang rất lo lắng rằng liệu họ có phải đối mặt với hình phạt tương tự khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình không.

Hai lần bị kết án tù của anh Văn

Anh Văn sinh ngày 12 tháng 11 năm 1976 tại huyện Lâm Thao, tỉnh Cam Túc. Năm 1998, khi anh đang làm việc tại Bắc Kinh, anh đã tìm được Pháp Luân Công và bắt đầu tu luyện [kể từ đó].

Rất nhiều căn bệnh của anh đã khỏi khi anh bắt đầu tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chẳng bao lâu sau, thế giới quan của anh đã thay đổi. Anh trở nên quan tâm đến người khác hơn và tìm được sự bình an trong nội tâm.

Tháng 7 năm 1999, sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, anh thường xuyên bị đe doạ và sách nhiễu vào mùa hè đó. Họ đã lấy đi các sách Pháp Luân Công cùng các đồ dùng của anh có liên quan đến môn tu luyện và giam giữ anh ấy trong hơn 20 giờ đồng hồ.

Ngày 16 tháng 11 năm 2000, anh đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và đã bị bắt giữ. Anh bị giam giữ, đánh đập và bắt đầu tuyệt thực để phản đối [việc bị ngược đãi]. Ba ngày sau, anh được hộ tống trở lại huyện Lâm Thao. Sau khi được thả ra, anh bị giám sát chặt chẽ.

Ngày 1 tháng 1 năm 2001, anh lại đi thỉnh nguyện lần nữa, anh bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn và bị giam giữ tại trại tạm giam Hải Điến. Anh bị khám xét, đánh đập và dội nước đá, bị ép ngồi trên một tấm bảng cứng cả ngày và bị bức thực.

Ngày 16 tháng 1 năm 2001, anh được đưa trả về huyện Lâm Thao và bị giam giữ. Anh đã tuyệt thực và bị bức thực tàn bạo. Anh cũng được gửi tới Bệnh viện huyện Lâm Thao trong tình trạng nguy kịch, ở đó anh bị tiêm một loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Tháng 4 năm 2002, anh Văn bị kết án bốn năm tù và bị giam giữ tại Nhà tù Lan Châu. Tháng 11 năm 2002, anh bị chuyển tới nhà tù Định Tây. Anh bị đánh đập, sốc điện và phải lao động cưỡng bức trong nhà tù.

Khi được thả vào ngày 5 tháng 6 năm 2004, anh bị cảnh sát địa phương sách nhiễu và đe doạ nhiều lần.

Ngày 13 tháng 3 năm 2008, anh Văn bị bắt giữ tại nơi làm việc. Một lần nữa nhà của anh lại bị lục soát. Tivi, chảo vệ tinh, máy in và các sách Pháp Luân Công cùng tài liệu của anh đã bị lấy đi. Anh bị giữ tại sở cảnh sát và bị khoá vào một chiếc ghế cọp trong 24 giờ đồng hồ.

Anh bị tra tấn nhiều lần trong khi bị giam giữ. Anh cũng bị đánh đến nỗi mông thâm tím lại. Anh bị dìm đầu xuống nước, xích quấn quanh cổ, khiến anh ngất xỉu.

2012-6-19-cmh-kuxingtu-23.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bị ép ngồi trên một chiếc nghế nhỏ trong một thời gian dài

Ngày 28 tháng 9 năm 2008, Toà án huyện Lâm Thao đã kết án anh Văn sáu năm tù giam. Anh đã kháng án, nhưng Toà án phúc thẩm Định Tây vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu.

Ngày 15 tháng 1 năm 2009, anh bị giam tại Nhà tù Thiên Thuỷ và phải chịu đựng tất cả mọi sự ngược đãi ở đó. Anh bị ép phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong một thời gian dài và bị tẩy não bằng cách ép phải xem các chương trình vu khống Pháp Luân Công. Anh bị ép uống nước tiểu, cấm ngủ và bị đánh đập nhiều lần.

Sau khi anh được thả vào ngày 13 tháng 5 năm 2013, cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu anh. Họ chụp ảnh, lấy máu và buộc anh phải cắt tóc.

Hơn 16 năm bị bức hại tàn bạo, anh Văn và gia đình anh đã phải chịu thiệt hại to lớn cả về thể chất lẫn tinh thần cùng tài chính. Mẹ anh đã qua đời sau nhiều năm phải chịu đựng những đau đớn về tinh thần cũng như sự căng thẳng. Cha của anh rơi vào tình trạng mê sảng mãn tính và ông thường xuyên bị lạc khi đi ra ngoài.

Hai vợ chồng đã nhiều lần bị bắt

Hai vợ chồng anh Vương Á Long và cô Tang Tiểu Xuân đến từ huyện Lâm Thao. Năm 1996, anh Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và vợ anh bắt đầu tu luyện từ năm 1998. Pháp Luân Công đã mang đến cho họ thân thể khoẻ mạnh và một cuộc sống hài hoà.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, họ bị cảnh sát địa phương nhiều lần sách nhiễu và bị tịch thu các sách Pháp Luân Công. Chính quyền địa phương buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.

Tháng 11 năm 2000, cặp đôi này đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp, ở đó họ đã bị bắt và giam giữ tại trại tạm giam Chiêu Dương khoảng 7 ngày. Sau đó, họ được đưa về quê nhà.

Họ bị tra tấn bằng cách dội nước đá trong thời tiết giá lạnh, bị bức thực tàn bạo, đánh đập và bị tẩy não.

2011-10-21-kuxing-fei_rgwhoq1.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Tra tấn máy bay

Cô Tang bị tra tấn bằng cách bị buộc phải đứng trong tư thế “máy bay.” Cô bị giam giữ hai tuần trước khi được thả.

Đêm ngày 17 tháng 1 năm 2001, hai cảnh sát đã đột nhập vào nhà của hai vợ chồng [cô Tang]. Họ đã bắt giữ hai vợ chồng cô mà không có lệnh bắt và giam họ tại một trung tâm tẩy não. Hai vợ chồng bị giam trong một căn phòng và bị buộc phải xem các video vu khống Pháp Luân Công. Vài ngày sau đó, cô Tang được thả nhưng chồng cô vẫn bị giam giữ trong trại tạm giam.

Năm 2002, anh Vương bị kết án bốn năm tù giam. Anh bị đưa đến nhà tù Đại Sa Bình thuộc thành phố Lan Châu và sau đó bị chuyển tới nhà tù Định Tây. Anh không được phép luyện công, nói chuyện hay đi lại xung quanh.

Tháng 7 năm 2002, cô Tang lại bị giam tại một trung tâm tẩy não. Con trai cô chỉ mới bắt đầu đi học và vì mẹ mà cháu đã khóc suốt. Tháng 10 năm 2003, khi cô Tang được thả ra, con trai cô phải học lại lớp một. Cuộc bức hại đã gây ra nhiều tổn thương tâm lý cho cô và những người thân của cô.

Tháng 10 năm 2004, sau khi anh Vương được thả, chính quyền địa phương tiếp tục sách nhiễu anh và gia đình.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/25/327112.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/8/156575.html

Đăng ngày 13-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share