Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ ở Hồng Kông

[MINH HUỆ 26-4-2016 ] Ngày 24 tháng 4 năm 2016, học viên Pháp Luân Công tổ chức một buổi mít-tinh kỷ niệm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra tại Bắc Kinh cách đây 17 năm, và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại môn tu luyện thiền định vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc Đại lục.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho các học viên bị bắt giữ phi pháp và yêu cầu chính phủ cho họ quyền hợp pháp được tu luyện Pháp Luân Công. Cuộc thỉnh nguyện đã thu hút sự chú ý quốc tế. Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 1999, cuộc bức hại Pháp Luân Công đã khai màn dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Buổi mít-tinh cũng nhằm ủng hộ những người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

2016-4-25-minghui-hongkong-rally-01--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công tại buổi mít-tinh ở Hồng Kông vào ngày 24 tháng 4.

Buổi mít-tinh được tổ chức tại Sân chơi King’s Road Playground ở North Point. Nhiều người, trong đó có nhà viết văn ủng hộ phong trào tự do đạt giải thưởng, ủy viên Hội đồng Lập pháp, và các luật sư nhân quyền đã diễn thuyết ở buổi lễ mít-tinh hoặc thông qua bản thu âm. Họ bày tỏ sự ủng hộ với các học viên Pháp Luân Công và lên án những tội ác của chính quyền Trung Quốc trong cuộc bức hại.

Nhà văn về quyền tự do: Pháp Luân Công tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức cao

Bà Lô Tuyết Tùng, tác giả đoạt giải Tưởng niệm Lâm Chiêu của Trung tâm những Cây bút Trung Hoa Độc lập và là một nhà văn ủng hộ phong trào tự do ngôn luận, đã khen ngợi sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999. “Dưới chế độ ĐCSTQ, Trung Quốc chưa bao giờ có cuộc vận động dân chủ nào có lý tính và chính kiến mạnh mẽ đến vậy. Đó là lý do tại sao cuộc thỉnh nguyện ôn hòa quy mô lớn 17 năm trước lại nhận được sự chú ý của quốc tế,” bà Lô nói.

Bà tiếp tục: “Học viên Pháp Luân Công tuân theo tiêu chuẩn đạo đức cao, mọi người trong xã hội nên noi theo. Khi đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo, họ vẫn luôn không sợ hãi và công khai nói với mọi người trên thế giới đừng tin vào sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc và đừng tham gia vào tội ác của chính quyền này.”

“Các học viên không từ bỏ đức tin của họ hay thù hận và giao tranh với sự phân biệt của xã hội. Cũng như cách họ làm vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, họ vẫn mạnh mẽ và tiếp tục thỉnh nguyện bằng phương thức ôn hòa và lý tính nhất.”

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông: Đứng về phía những người tốt

2016-4-25-minghui-hongkong-rally-02--ss.jpg

Ông Giản Hồng Chương, Phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông

Ông Giản phát biểu: “Đáng tiếc là cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân đã không lắng nghe mọi người mà đã phát động chiến dịch bức hại trên toàn quốc ba tháng sau sự kiện thỉnh nguyện. Suốt 17 năm qua, bằng lòng nhân từ và lý trí, các học viên đã nói với mọi người về sự thật đằng sau cuộc bức hại cũng như những việc mà họ vẫn đang làm. Ngày càng có nhiều người hiểu được sự thật về cuộc bức hại suốt bao năm qua và đã lựa chọn đứng về phía người tốt.”

Ủy viên Hội đồng Lập pháp thể hiện sự ủng hộ

2016-4-25-minghui-hongkong-rally-03--ss.jpg

Ông Tằng Kiện Thành, cựu Ủy viên Hội đồng Lập pháp, phát biểu tại buổi mít-tinh.

Ông Tằng Kiện Thành, nguyên Ủy viên của Hội đồng Lập pháp, ngưỡng mộ những nỗ lực không ngừng của các học viên nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. “Cứ có người Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công sẽ tới nói cho họ sự thật” ông nói. Ông kết thúc bài phát biểu bằng việc bày tỏ hy vọng rằng cuộc bức hại sẽ sớm chấm dứt.

2016-4-25-minghui-hongkong-rally-04--ss.jpg

Mục sư Phùng Trí Hoạt, nguyên Ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Mục sư Phùng Trí Hoạt, nguyên Ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nói với các học viên: “Các bạn, cảm ơn các bạn đã cho thế giới thấy cuộc sống ở một tầm cao hơn và sự quan trọng của tâm hồn.”

Một số Ủy viên Hội đồng Lập pháp, gồm ông Albert Hà Tuấn Nhân, ông Lương Diệu Trung, và ông Hồ Chí Vỹ, đã diễn thuyết trước khán giả tại buổi mít-tinh thông qua băng ghi âm. Các ủy viên ca ngợi đức tin kiên định của các học viên và nói Giang Trạch Dân cũng như chính quyền của ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tội ác đã phạm phải trong cuộc bức hại.

Luật sư nhân quyền: Cuộc thỉnh nguyện đã nêu lên một tấm gương tốt

Ông Trịnh Ân Sủng, một luật sư nhân quyền ở Thượng Hải, nói rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đã thể hiện các giá trị phổ quát và nêu lên một tấm gương tốt cho các phong trào dân sự ở Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm về sự kiện ngày 25 tháng 4 năm 1999

Video: Sự kiện thỉnh nguyện làm thay đổi Trung Quốc: một bộ phim tài liệu 21 phút về Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 – một cuộc thảo luận về chủ đề này từ nhiều góc độ sự kiện ngày 25 tháng 4 – với nội dung về các sự kiện kỷ niệm ngày 25 tháng 4.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/26/327145.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/27/156439.html

Đăng ngày 3-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share