Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 18-1-2016] Hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông cùng các khu vực lân cận đã tổ chức hàng loạt các hoạt động vào ngày 16 tháng 1 để nâng cao nhận thức công chúng về cuộc bức hại lên môn tu luyện này ở Trung Quốc.

Các học viên tham gia đã xếp chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” bằng tiếng Trung và biểu diễn bài công pháp thiền tĩnh tọa của Pháp Luân Công vào buổi sáng. Sau đó là tổ chức diễu hành và lễ mít-tinh tại sân chơi trên đường King.

Nhiều khán giả, trong đó có cả các du khách Trung Quốc, đã rất ấn tượng với các hoạt động quy mô lớn này và nói rằng họ rất vui mừng khi được chứng kiến các sự kiện này và đã hiểu rõ những thông điệp [mà các học viên Pháp Luân Công] muốn truyền tải.

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-01--ss.jpg

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-02--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công xếp chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” bằng tiếng Trung ở cung điện Edinburgh vào ngày 16 tháng 1. Đây là sự kiện xếp chữ lần thứ ba của các học viên ở Hồng Kông; lần đầu được tổ chức vào tháng 1 năm 2001.

“Tôi lấy làm kinh ngạc khi chứng kiến việc này, bởi từ trước tới giờ tôi chưa từng thấy điều gì tương tự,” ông Mã, một du khách đến từ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nói. Ông bày tỏ mong muốn người dân Trung Quốc cũng nên được có quyền tự do tín ngưỡng như người dân Hồng Kông.

Xu thế tất yếu

Ông Giản Hồng Chương, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông, nói rằng cuộc bức hại ở Trung Quốc đã không còn phô thiên cái địa như trước nữa bởi người dân đã biết chân tướng Pháp Luân Công và cuộc bức hại. “Sau khi Cửu Bình được xuất bản vào cuối năm 2004, hơn 220 triệu người dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó,” ông nói vào cuối buổi lễ mít-tinh. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100.000 người tuyên bố thoải đảng, từ các quan chức chính quyền cấp cao đến những công dân phổ thông.

Khoảng 800 học viên tham dự buổi mít-tinh tại sân chơi trên đường King, với chủ đề “Chấm dứt bức hại và đưa những thủ phạm chính ra công lý.”

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-03--ss.jpg

Lễ mít-tinh của Pháp Luân Công tại khu sân chơi trên đường King vào ngày 16 tháng 1 năm 2016.

Một dấu hiệu khác cho thấy có sự tiến triển là làn sóng kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc bức hại này. Đã có hơn 200.000 người đã đệ đơn kiện Gaing lên Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc kể từ tháng 5 năm 2015.

Thêm vào đó, có rất nhiều người ủng hộ những nỗ lực bền bỉ của các học viên sau khi biết các học viên đang bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. “Tính đến tháng 12 năm 2015, riêng khu vực Châu Á đã thu thập được hơn một triệu chữ ký thỉnh nguyện ủng hộ làn sóng kiện Giang,” ông Kan nói.

Phong trào thoái ĐCSTQ và khởi tố Giang Trạch Dân không hề đơn lẻ, ông Kan nói: “Nó là một xu thế tất yếu, bởi mọi nỗ lực hòng đàn áp những người vô tội rốt cuộc đều vô ích. Ngày càng có nhiều người tham gia vào những nỗ lực này.” Ông nói rằng, bởi nguyên lý của Pháp Luân Công bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Quốc nên những hoạt động như vậy sẽ giúp khôi phục lại những giá trị truyền thống và nâng cao đạo đức xã hội.

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-04--ss.jpg

Ông Giản Hồng Chương, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông, nói rằng đã thu thập được hơn một triệu chữ ký thỉnh nguyện ở Châu Á ủng hộ làn sóng kiện Giang Trạch Dân.

“Sự kiên định của các bạn sẽ mãi được khắc ghi”

Ông Phùng Chí Hoạt, một linh mục và nguyên ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì những đóng góp của họ cho xã hội: “Những gian khổ mà các bạn phải chịu đựng, những phó xuất của các bạn, và sự kiên định của các bạn sẽ luôn được khắc ghi.” Ông nói thêm rằng nhờ có Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công, mà Trung Quốc sẽ có thể trở thành một xã hội tốt hơn và một quốc gia tiến bộ hơn.

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-05--ss.jpg

Ông Phùng Chí Hoạt, một linh mục và nguyên ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, cảm ơn các học viên vì những đóng góp của họ cho xã hội.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ ông Trần Thụ Anh nhấn mạnh về tự do ngôn luận ở Hồng Kông và kêu gọi nhiều người hơn nữa ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. “Là những viên chức chính phủ, chúng ta cần hết sức nỗ lực thúc đẩy các giá trị cốt lõi của Hồng Kông, để những giá trị này đánh bại ĐCSTQ và những thứ văn hóa và chính trị thấp kém của nó.“

Chấm dứt tội ác

Ông Hà Tuấn Nhân, ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông kiêm cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ, đã bày tỏ sự ủng hộ của ông với sự kiện này qua bài phát biểu được ghi âm gửi tới buổi mít-tinh. Ông nói: “Chúng ta phải chấm dứt nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và chúng ta phải đưa những kẻ đầu sỏ tà ác ra công lý.” Ông nói rằng tội ác đó là tội chống lại nhân loại và nhất định phải tiếp tục điều tra thêm nữa để bắt những thủ phạm có liên quan phải chịu trách nhiệm.”

Ông Lương Diệu Chung, ủy viên lâu năm của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, ủng hộ ồng Hà: “[Thu hoạch tạng từ học viên còn sống] quả là vô cùng tàn ác và phi nhân tính.” Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiện Giang: “Càng nhiều người lên tiếng ủng hộ việc kiện Giang, thì sẽ gây áp lực càng lớn lên chính quyền Trung Quốc để họ thấy cần phải [chấm dứt bức hại], và nâng cao nhận thức hơn nữa trong cộng đồng quốc tế về vấn đề này.”

Du khách Trung Quốc ủng hộ

Nhiều cư dân địa phương và du khách Trung Quốc đứng xem các sự kiện của Pháp Luân Công mặc dù trời đang mưa. Ông Vương đến từ Bắc Kinh nói rằng đây là lần đầu tiên ông được thấy một cuộc diễu hành như vậy. “Với tôi nó thật đặc biệt,” ông nói. Sau khi nghe một học viên giảng chân tướng về những tội ác của chính quyền Trung Quốc, ông đã đồng ý thoải Đảng.

2016-1-17-minghui-falun-gong-hongkong-06--ss.jpg

Lễ diễu hành của các học viên Pháp Luân Công vào chiều ngày 16 tháng 1 năm 2016

Cô Lâm, công tác ở Quảng Châu, cùng bạn đến Hồng Kông. Cô nói rằng chuyến đi này quả thực vô cùng ý nghĩa với cô bởi cô được xem lễ diễu hành của các học viên Pháp Luân Công. “Bạn tôi từng nói với tôi rằng nếu có giấy phép thì các bạn có thể tổ chức diễu hành và biểu đạt ý kiến của mình với công chúng. Đây là điều không tưởng ở Trung Quốc Đại lục.”

Cô Lưu đến từ Thâm Quyên nói rằng mặc dù đã đến Hồng Kông vài lần, nhưng đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy cuộc diễu hành của các học viên.

Sau đó cô Lưu nói: “Tôi thích sự tự do ở nơi đây. Hơn hết, người dân nơi đây có cơ hội biểu đạt những gì họ nghĩ, đúng vậy không?”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/19/154864.html

Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/18/322384.html

Đăng ngày 22-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share