Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 11-12-2015] Học viên Pháp Luân Công ở Ottawa, Toronto và Montreal đã tụ họp tại Tòa nhà Quốc hội tại Ottawa vào ngày 19 tháng 12 vừa qua, ngay trước thềm Ngày Nhân quyền Thế giới, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của chính phủ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đơn thỉnh nguyện với 95.000 chữ ký đã được gửi tới Thủ tướng Justin Trudeau để hối thúc chính phủ Canada gây áp lực với Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và trả tự do cho 10 thân nhân của các học viên Pháp Luân Công Canada đang bị giam giữ [ở Trung Quốc]. Bảy nghị sỹ đã phát biểu trong lễ mít-tinh thể hiện sự ủng hộ của họ.

2015-12-10-minghui-falun-gong-canada-01--ss.jpg

61156b1b8f81b1f7193b31420916d355.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại Tòa nhà Quốc hội để kêu gọi sự ủng hộ của chính phủ Canada nhằm chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Nghị sỹ Judy Sgro: Thủ tướng Trudeau đã nêu vấn đề đàn áp Pháp Luân Đại Pháp với Chủ tịch Trung Quốc

c905df90d5cb7878a431ea96edfff942.jpg

Nghị sỹ Judy Sgro

Nghị sỹ Judy Sgro của Đảng Tự do đã thay mặt Thủ tướng Trudeau gửi lời chúc mừng và phát biểu trước đông đảo khán giả rằng ngài Thủ tướng đã ghi nhận những quan ngại của họ.

Trong bài phát biểu, bà nói: “Trong cuộc hội đàm gần đây giữa Thủ tướng Trudeau với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Thủ trướng Trudeau đã nêu lên vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là Pháp Luân Đại Pháp, với Chủ tịch Trung Quốc.”

Bà Sgro khích lệ các học viên kiên trì nỗ lực của mình. “Tôi biết đôi khi các bạn cũng nản lòng vì cuộc bức hại vẫn tiếp diễn tại Trung Quốc. Nhưng các bạn hãy luôn mạnh mẽ và kiên định với những gì các bạn đang làm. Bởi đó chính là điều tạo nên sự khác biệt. Cuối cùng, tự do sẽ chiến thắng. Tôi tin chắc vào điều đó. Nhưng nó chiến thắng không phải bởi chút đóng góp nhỏ nhoi của những việc mà tôi và các cộng sự của tôi đang làm, mà là bởi chính những nỗ lực của các bạn. Hãy hành động, bất luận là vì 1.300 người mới bị tống giam, hay vì hàng nghìn người đã bị giết hại, hay vì tất cả những ai đã bị thu hoạch tạng. Ngày hôm nay, các bạn đang đứng ở đây chính là vì tất cả những học viên đó, để đảm bảo rằng những người đang có cơ hội thuận lợi để lên tiếng trong Hạ viện như chúng tôi sẽ tiếp nối tiếng nói cho các bạn khi chúng ta tiến bước tiếp, để cuối cùng các bạn sẽ có được tự do hoàn toàn, không chỉ là tại đất nước tuyệt vời này của chúng ta, mà còn là trên toàn thế giới.”

Nghị sỹ Michael Cooper: Các nguyên lý của Pháp Luân Công là những nguyên lý phổ quát của vũ trụ và Canada

c84bc527ac061779c95a6a6b35da500f.jpg

Nghị sỹ Michael Cooper

Nghị sỹ Michael Cooper của Đảng Bảo thủ nói rằng thật vinh dự khi được sát cánh cùng những người đang bảo vệ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. “Những nguyên lý này không chỉ là của riêng Pháp Luân Công, mà còn là của Canada, và cũng là nguyên lý phổ quát của vũ trụ,” Nghị sỹ Copper nói.

Nghị sỹ Cooper ghi nhận những nỗ lực kiên định của các học viên Pháp Luân Công trong việc phơi bày những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc. Ông nhìn nhận rằng Pháp Luân Công là quần thể người bị xâm hại nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới này. Ông Cooper cam kết với các học viên rằng ông cùng các đồng nghiệp của mình sẽ bền bỉ đấu tranh vì nhân quyền cho đến khi chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc bỏ tù, giam giữ, thu hoạch tạng và giết hại hàng nghìn hàng nghìn người đang sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cuối cùng, nghị sỹ khích lệ các học viên hãy hiệp lực đồng tâm để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, “bởi ánh sáng của chân lý sẽ chiến thắng bóng tối của chế độ độc tài.”

Nghị sỹ Scott Reid: Sự ôn hòa của Pháp Luân Công là chưa từng có tiền lệ

3e04a62d41e64a7f79dfcc87680b1e4e.jpg

Nghị sỹ Scott Reid

Nghị sỹ Scott Reid là người ủng hộ mạnh mẽ Pháp Luân Công kể từ khi cuộc bức hại này bắt đầu vào năm 1999. Ông nói: “Đã 15 năm trôi qua kể từ khi tôi đắc cử lần đầu tiên. Thực sự, tôi rất tự hào khi nói rằng vấn đề đầu tiên mà tôi nêu ra trong Hạ viện, vấn đề đầu tiên mà tôi đề xuất giải quyết trong Hạ viện, là tình trạng về các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“Lúc đó là tháng 2 năm 2001. Và tôi phải nói rằng nếu tôi quay lại đứng tại thời điểm đó mà nhìn về tương lai, nếu tôi biết được rằng cuộc bức hại này tiếp diễn đến tận năm 2015 thì chắc hẳn tôi phải hết sức bàng hoàng“.

“Tôi không thể tin nổi là một đoàn thể người hoàn toàn ôn hòa, hoàn toàn vô hại về mặt chính trị, chỉ đơn thuần là hướng đến việc tự cải thiện bản thân, để có được sức khỏe về tinh thần và thể chất lại bị bức hại ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thật quá kỳ quái. Đáng buồn là cuộc đàn áp đó không phải là chưa có tiền lệ, nhưng điều mà tôi nói sau đây là chưa có tiền lệ, điều khiến tôi luôn thấy ấn tượng là có nhiều người bị đàn áp đến vậy, nhưng họ lại có thể chân chính dựa trên nền tảng Chân-Thiện-Nhẫn mà đối diện với cuộc bức hại. Không hề có một trường hợp phản ứng bạo lực nào, cũng rất hiếm có trường hợp phản ứng bằng căm giận trước cuộc đàn áp tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công đang phải chịu đựng.

“Đó [Chân-Thiện-Nhẫn] là giá trị cốt lõi của xã hội và nền văn minh Trung Hoa… Những gì các bạn làm có ý nghĩa phi thường. Tôi rất vinh hạnh được hiện diện tại đây cùng các bạn, và tôi hy vọng rằng với tân chính phủ [Canada], và bản thân tôi giờ đây là thành viên của Đảng đối lập, còn nhiều thành viên của đảng đối lập trước kia, nay là đảng cầm quyền, tới đây sẽ có thể hợp sức làm điều gì đó để giúp các bạn và những người đang bị bức hại tại Trung Quốc.”

Nghị sỹ Garnett Genuis: Chính phủ nào hạn chế tự do tín ngưỡng thì vốn dĩ là yếu kém

0be1578ba001ac78f2009ca5652d4b0d.jpg

Nghị sỹ Garnet Genuis

Nghị sỹ mới đắc cử Garnett Genuis của Đảng Bảo thủ trong diễn văn tại cuộc mít-tinh đã nói: “Chính phủ nào hạn chế tự do tín ngưỡng thì vốn dĩ là yếu kém. Họ cho rằng tự do tư tưởng sẽ làm phá vỡ ổn định chính trị và xã hội. Song tư tưởng tự do, không bị khống chế lại là điều nhân loại cần phải có. Chừng nào chính phủ còn tìm cách để giảm thiểu nhân quyền của công dân nước họ, thì họ sẽ luôn cảm thấy bất an bởi vì người ta đều có thể hướng vào nội tâm mà nhận ra rằng mục đích cuộc sống của họ không chỉ có vậy.

“Và các bạn, tôi muốn nói thêm rằng chính quyền Trung Quốc không có lý do gì để phải lo sợ Pháp Luân Công. Những người đang thực sự trầm tĩnh suy xét về vị trí của họ trong vũ trụ này không có gì nguy hiểm đối với xã hội nơi họ đang sinh sống. Ngược lại, những người luôn nghiêm túc suy nghĩ về việc họ thực chất là ai, mục đích của họ là gì, và họ từ đâu đến, sẽ luôn luôn là những công dân tốt bởi trong xã hội đời thường, họ sẽ luôn hành xử dựa trên những suy nghĩ đó. Vấn đề họ quan tâm nhất là làm thế nào để phù hợp với vũ trụ này, tiếp đến là làm sao để có thể phù hợp và phát triển xã hội.

“Thành thực mà nói, những ai đang cự tuyệt hoặc tìm cách kìm kẹp tín ngưỡng tâm linh chân chính mới là mối nguy hàng đầu đối với trật tự xã hội. Họ phủ nhận rằng tự do tín ngưỡng bắt nguồn từ phẩm chất căn bản của con người, họ cấm đoán mà không cân nhắc đến những vấn đề sâu xa hơn về mục đích, vị trí, và giá trị của con người.

“Là nghị sỹ của Đảng Bảo thủ, tôi, chúng tôi, luôn sát cánh cùng các bạn để giành lại quyền được suy nghĩ, được tồn tại, sở hữu, và hành động của các bạn. Các bạn là những người bạn chân chính của một cường quốc và chúng tôi sẽ đồng hành cùng các bạn.”

Nghị sỹ Borys Wrzesnewskyj: Tiếp tục dùng luật pháp để chấm dứt nạn thu hoạch tạng

128777c185028c6a900e2951370f8706.jpg

Nghị sỹ Borys Wrzesnewskyj

Nghị sỹ Borys Wrzesnewskyj nói trong bài phát biểu: “Thực sự tôi được khích lệ rất nhiều khi thấy có nhiều người tập trung tại đây như thế này. Chân-Thiện-Nhẫn. Có chính quyền nào mà lại nhìn nhận những đức tính đó của công dân nước mình là mối đe dọa không? Đó chỉ có thể là một chính phủ sợ sự thật, một chính phủ không có biểu hiện thiện lương, chỉ muốn tiêu diệt những người bất đồng chính kiến, một chính phủ không tin vào nhẫn, không lắng nghe những ý kiến trái chiều.

“Hàng chục nghìn học viên đã bị bỏ tù và như chế độ độc tài kia đã từng tuyên bố, họ bị xâm phạm nhân quyền, nhưng chúng tôi còn thấy được những điều mà trước nay chưa từng thấy. Đó là một quốc gia giết hại chính công dân của mình một cách có tổ chức, có hệ thống và theo nhu cầu của thị trường. Những người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn không chỉ bị giam giữ, tra tấn, mà còn bị thu hoạch nội tạng và các bộ phận thân thể một cách có hệ thống để phục vụ thị trường. Nếu gọi theo đúng nghĩa đen, đây là một tiền lệ kinh hoàng về một quốc gia ăn thịt đồng loại, ăn thịt nhóm người dễ bị xâm hại nhất.

“Năm 2009, tôi có đệ trình một điều luật trong nghị viện với hy vọng có thể giúp chấm dứt vấn nạn khủng khiếp này. Là một Nghị sỹ Quốc hội tái đắc cử, tôi xin cam kết rằng điều luật đó sẽ lại được tái đề xuất, và tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng quyền hạn của chúng tôi, không phân biệt đảng phái, cùng với các cộng sự của các đảng khác, để đảm bảo nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc sẽ phải chấm dứt.”

Nghị sỹ Peter Kent: Mời các tân nghị sỹ tham gia vào Hội những Người bạn Nghị sỹ Quốc hội của Pháp Luân Công

d60b8d2e2bbaef76e8e11f669368ab7a.jpg

Nghị sỹ Peter Kent

Nghị sỹ Peter Kent nguyên là Bộ trưởng Bộ Môi trường. Ông cũng là Chủ tịch của Hội những Người bạn Nghị sỹ Quốc hội của Pháp Luân Công. Gần đây ông đã cho ra một thông cáo báo chí kêu gọi tân Thủ tướng hối thúc Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công trong buổi họp với Chủ tịch Trung Quốc.

Ông Kent nói trong bài phát biểu: “Trong cuộc bầu cử chính phủ mới, tôi đã gửi một lá thư thăm hỏi tới tân Thủ tướng của chúng ta để đề nghị ông trong buổi họp đầu tiên của ông với chủ tịch Trung Quốc tiếp tục chuyển tới chính phủ Trung Quốc những quan ngại của Canada về vấn đề nhân quyền bằng những thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng nhất. Đặc biệt là về cuộc bức hại phi pháp, tàn bạo, đẫm máu đối với các học viên Pháp Luân Công suốt 16 năm qua.

“Tôi cũng ghi nhận rằng chính phủ đương thời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã tiến hành được một số cải tổ nhất định, như việc tạo điều kiện tiếp nhận hơn 200.000 đơn kiện hình sự ở Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Ngược lại, điều đáng buồn của chính sách cải tổ sớm này, như chúng ta biết, là cuộc bức hại này vẫn tồn tại cho đến hôm nay, chẳng khác gì những năm tháng đen tối từ thời đầu của cuộc bức hại cách đây 16 năm.

“Bởi vậy tôi tự hỏi, và tôi cũng chắc chắn rằng trong năm mới này khi mời các tân nghị sỹ thuộc tất các đảng tham gia vào Hội những Người bạn Nghị sỹ Quốc hội của Pháp Luân Công của chúng tôi—đây hoàn toàn không phải là cuộc vận động đảng phái—chúng ta sẽ lại khuyến nghị chính phủ, vô luận là thuộc đảng cầm quyền hay đảng đối lập, hãy tiếp tục gây sức ép với chính phủ Trung Quốc. Một là, cho phép quy trình tố tụng hình sự được tiến hành đến cùng theo quy định. Quy trình đó sẽ thay mặt những kẻ phát động và tiến hành cuộc bức hại kéo dài suốt 16 năm qua mà đưa ra kết luận về những hành vi phạm tội và trọng tội. Hai là, chính phủ Canada khuyến nghị, khuyến nghị mạnh mẽ, và thậm chí yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt cuộc bức hại này, chấm dứt tra tấn, giam cầm và bức hại phi pháp, xin nhắc lại là vượt ngoài khuôn khổ pháp luật, đối với các học viên. Và thay mặt 10 gia đình công dân Canada, những người có thân nhân đang bị giam cầm và tra tấn, và cho đến hôm nay vẫn còn đang bị giam giữ ở Trung Quốc, chúng tôi cho rằng chính phủ Canada phải có bước tiến, và phải tiếp tục chuyển tải hết sức rõ ràng, những quan ngại sâu sắc của chúng tôi về nhân quyền tới chính phủ Trung Quốc.”

Cựu Bộ trưởng Tư pháp kêu gọi ứng xử với Pháp Luân Công như một phép thử để xem Trung Quốc có thể bước sang phía chính diện của lịch sử hay không

62632665d662e4c2ed203e0ed400062e.jpg

Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada, ông Irwin Cotler, ca ngợi Pháp Luân Công đã mang lại sự khỏe mạnh về tinh thần và tâm linh cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Ông nói: “Hãy đứng về phía chính diện của lịch sử, hãy coi việc ứng xử với Pháp Luân Công như một phép thử để xem Trung Quốc có thể cùng với phần còn lại của thế giới bước sang phía chính diện của lịch sử hay không.”

Cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á—Thái Bình Dương: Việc Chính phủ Trudeau gây sức ép với Bắc Kinh nhằm chấm dứt cuộc bức hại là một bước tiến tích cực

40dffc21a8e789455998b1da4937bb12.jpg

Cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour

Cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour nói: “Đó là một bước tiến rất, rất tích cực, tôi chắc chắn rằng tất cả các bạn đều đồng ý với nhận định này. Chính phủ mới của ngài Trudeau hãy gây áp lực với Bắc Kinh để chấm dứt cuộc bức hại, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công kéo dài suốt từ năm 1999 cho đến nay, đặc biệt là nạn mổ cướp/ buôn lậu nội tạng đã khiến hàng chục nghìn người trong số các tù nhân lương tâm bị giết hại.”

Ông Kilgour khích lệ mọi người tiếp tục phơi bày cuộc bức hại. “Đương nhiên, các bạn có thể tra cứu trên Google với từ khóa thu hoạch tạng ở Trung Quốc, nó sẽ cung cấp cho các bạn cả núi tài liệu. Hãy nói với bạn bè của bạn những thông tin mà các bạn tìm được, như tôi đã nói, xin hãy chia sẻ thông tin này trên Facebook và các trang mạng xã hội khác. Quan trọng hơn cả là các bạn hãy dành thời gian đến gặp các nghị sỹ của các bạn.”

Nghị sỹ Peter Julian gửi thư mừng

Nghị sỹ Peter Julian viết trong thư gửi Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada: “Kể từ khi pháp môn này được giới thiệu ra công chúng cách đây 23 năm, các học viên và những người ủng hộ Pháp Luân Công luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bản lĩnh và lòng can đảm của các bạn đã minh chứng là không thể bị khuất phục. Và khi đối mặt với nghịch cảnh, các bạn không hề dao động đức tin của mình cũng như hoạt động nâng cao nhận thức về nhân quyền.”

Các học viên Pháp Luân Công phân phát tờ rơi và thu thập chữ ký tại các ngã tư lớn quanh Tòa nhà Quốc hội. Nhiều viên chức chính phủ, cư dân địa phương và khách du lịch đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ các hoạt động của Pháp Luân Công nhằm chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/12/11/320327.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/17/154122.html

Đăng ngày 25-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share