[MINH HUỆ 1-4-2016 ] Ngày đầu tiên trong chuyến công du đến Washington D.C., Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt gặp cuộc thỉnh nguyện kêu gọi đưa thủ phạm chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công ra công lý.
Ông Tập đến khu Căn cứ Không quân Andrews vào ngày 30 tháng 3 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân trong hai ngày. Các học viên Pháp Luân Công ở Washington D.C. giương biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” trước khách sạn ông Tập ở. Giang là cựu lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc, đã phát động và chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm nay.
Học viên Pháp Luân Công cầm các biểu ngữ trước khách sạn ông Tập ở. Biểu ngữ màu trắng với dòng chữ màu xanh và đen có nội dung: “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý.”
Nghị sỹ Chris Smith kêu gọi Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề nhân quyền
Trước thềm cuộc họp song phương Obama-Tập diễn ra vào ngày 31 tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc của Hoa Kỳ (CECC), Nghị sỹ Chris Smith, và Thượng Nghị sỹ Marco Rubio, đã viết thư gửi tới tổng thống Obama, hối thúc Tổng thống đề cập đến vấn đề nhân quyền tại cuộc họp.
Ngày 29 tháng 3, tại cuộc họp báo Capitol Hill về chuyến thăm của ông Tập, Nghị sỹ Smith nói: “Nếu nhân quyền lại bị đẩy ra ngoài một lần nữa trong cuộc họp Obama-Tập tuần này—thì đây không chỉ là sự thờ ơ vô tâm đối với những người tốt nhất, thiện lương nhất ở Trung Quốc, những người hiện tại vì để có được sự tự do mà bị cầm tù, tra tấn, và bị chết, mà nó còn là một sai lầm vô cùng to lớn về mặt chiếc lược.”
“Hoa Kỳ không thể chỉ đơn giản là ‘bày tỏ’ quan ngại về vấn đề nhân quyền khi ngày càng rõ ràng rằng an ninh và lợi ích kinh tế của chúng ta trong quan hệ với Trung Quốc sẽ không được đảm bảo nếu không có sự cải thiện căn bản nào về nhân quyền cũng như sự tiến bộ trong việc cai trị bằng pháp luật,” Nghị sỹ Smith cho biết.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến Nghị quyết Hạ viện 343 mới được Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện thông qua gần đây, Nghị sỹ Smith nói rằng dự luật kêu gọi sự trợ giúp nhằm chấm dứt nạn thu hoạch tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời cho hay sắp tới sẽ còn tổ chức thêm nhiều phiên điều trần nữa về vấn đề này tại Quốc hội.
Ông Smith còn đề xuất rằng ngành kinh doanh tạng bất nhân này cũng cần được đề cập đến trong cuộc họp Obama-Tập.
10.000 người dân D.C. ký tên thỉnh nguyện ủng hộ khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc
Bà Vương Xuân Vinh, cựu Giám đốc điều hành của một tổ chức kế toán ở Trung Quốc, đã tham gia vào buổi thỉnh nguyện ở trước khách sạn của Tập vào ngày 31 tháng 3.
Bà Vương, hiện là công dân Washington D.C., đã mấy lần bị tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Bà phát biểu trước báo chí rằng tính từ cuối tháng 5 năm 2015, đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân . Cho đến nay, đã có hơn 10.000 người dân D.C. ký tên thỉnh nguyện ủng hộ các đơn tố cáo này.
“Các đơn thỉnh nguyện được gửi đến Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc,” bà cho biết. Còn phong trào thu thập chữ ký vẫn đang tiếp tục.
Hơn 50 lãnh đạo chính phủ của các quốc gia đến tham dự hội nghị thượng đỉnh này. Cuộc thỉnh nguyện và kháng nghị bên ngoài hội nghị đã thu hút sự chú ý của dư luận và giới truyền thông.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/1/326110.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/2/156137.html
Đăng ngày 06-04-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.