Bài viết của học viên trẻ Trung Quốc ở hải ngoại
[MINH HUỆ 19-1-2016] Cháu là một học viên 10 tuổi có bố mẹ là người Mỹ gốc Hoa. Cháu thực lòng biết ơn khi Sư phụ an bài cho cháu được sinh ra trong một gia đình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, điều đó cho phép cháu được tu luyện.
Cháu đã lắng nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ từ trong bụng mẹ trước khi cháu được sinh ra. Ngay khi biết nói, mẹ cháu đã dạy cháu đọc Hồng Ngâm II. Mẹ cũng bắt đầu dạy cháu đọc mỗi ngày một đoạn Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung. Tuy nhiên, khi lên hai tuổi ở nhà trẻ cháu giao tiếp bằng tiếng Anh, vì vậy tiếng Trung của cháu không tốt. Cháu mất hai năm để đọc hết một lượt Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung lần đầu tiên. Sau đó cháu bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Anh. Cháu đã đọc nó 7 lần, cùng với tất cả các bài giảng khác của Sư phụ.
Đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung
Vào mùa hè năm 2015, mỗi ngày cháu đã dành một tiếng để đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung. Ban đầu, cháu chỉ có thể đọc vài đoạn mỗi lần. Bây giờ, cháu có thể đọc sách cùng với bố mẹ. Vào những ngày được nghỉ học, cháu đọc Chuyển Pháp Luân một tiếng và các bài giảng của Sư phụ một tiếng bằng tiếng Trung.
Khi cháu lên 5 tuổi, mẹ cháu bắt đầu dạy cháu luyện công. Cháu luyện bài công pháp đứng hoặc ngồi 30 phút mỗi ngày. Một hôm khi một tiểu đệ tử khác và cháu đang đả tọa với mẹ cháu, tình cờ mẹ cháu bật đĩa CD dài 60 phút thay vì 30 phút. Cháu tự hỏi tại sao nó lại dài đến vậy. Chân cháu bị đau, nhưng cháu không bỏ chân ra. Kể từ hôm đó, cháu có thể luyện công trong 60 phút. Mặc dù đôi khi rất đau đớn, cháu nhớ rằng Sư phụ đã giảng:
“Liền tháo [chân] ra; luyện [cũng] như không. Xếp bằng hễ đau một cái, liền vội hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; chúng tôi thấy không có tác dụng.” (Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy dù việc luyện công đau đớn thế nào, cháu cũng sẽ không bỏ chân xuống cho đến khi hết nhạc. Tuy nhiên, cháu thường không luyện tốt bài Pháp Luân Trang Pháp. Đôi lúc cháu bỏ tay xuống khi quá mỏi.
Khi được nghỉ học một ngày, cháu học Pháp hai tiếng và luyện công hai tiếng. Đôi khi cháu không hoàn toàn tập trung trong lúc học Pháp, và cháu thường không nhắm mắt khi luyện công. Cháu quyết tâm sẽ làm tốt hơn trong tương lai.
Trò chơi điện tử làm hại các học viên cũng như người thường
Giống như nhiều bạn bè của cháu, cháu nghiện trò chơi điện tử. Không những cháu đã phí phạm thời gian quý báu, mà cháu cũng trở nên hư hỏng. Mẹ cháu đã xóa hết tất cả các trò chơi của cháu. Cháu đã rất thất vọng. Mặc dù cháu không thể chơi chúng nữa, cháu vẫn liên tục nghĩ về chúng. Khi cháu nhìn thấy những bạn nhỏ khác chơi điện tử, cháu sẽ đứng lại và theo dõi. Sau đó, cháu đã thức tỉnh khi nghe bài giảng ở San Francisco năm 2014 của Sư phụ về trò chơi điện tử. Sư phụ giảng:
“Chúng rất hấp dẫn người ta, đối với người thường thì chúng gây tác hại hết sức tiêu cực, khiến chư vị không làm công tác được tốt, ngủ không ngon, nghỉ ngơi cũng không tốt, khiến chư vị mất đi tình người, khiến chư vị không quản gia đình, khiến học sinh các vị không quản việc học tập, hấp dẫn chư vị, làm chư vị đi vào trong đó, cũng tương đương với huỷ hoại nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Điều này thực sự giúp cháu hiểu được mức độ nguy hại mà trò chơi điện tử có thể mang đến. Sư phụ cũng giảng:
“bất kể cái gì cũng đều là vật chất, chư vị nghe vào rồi, thì chính là đã rót vào rồi, chính là đã tiến vào trong thân thể chư vị”
Là đệ tử Đại Pháp, cháu nhận ra là cháu không nên chơi trò chơi điện tử cũng không nên xem người khác chơi. Cháu không còn nghĩ về chúng nữa. Tạ ơn Sư phụ đã giúp con vượt qua chấp trước này.
Sư phụ tiêu giảm khổ nạn
Một hôm, sau một buổi tập nhạc giao hưởng, một số bạn học sinh và cháu ở lại hỗ trợ việc dọn dẹp. Một bạn học đã đẩy một chiếc xe đẩy có chở theo cả chục chiếc ghế kim loại. Bạn ấy không nhìn thấy cháu và đã va vào cháu. Cháu bị ngã, và bị chiếc xe đẩy đè vào chân, rất đau đớn. Vào lúc đó, cháu nhớ Sư phụ đã giảng: “Tốt xấu xuất tự một niệm” (Chuyển Pháp Luân). Do đó cháu nói với bạn ấy và tự nhủ: “Mình ổn mà”.
Cùng ngày hôm đó cháu bị ngã hai lần trong một trận bóng rổ. Quả bóng cũng đập vào đầu cháu rất mạnh. Mặc dù đau đớn, cháu tự nhủ rằng cháu vẫn ổn. Cháu biết là nghiệp của cháu đã được tiêu đi từng chút một.
Khi về đến nhà, cháu kể với mẹ những gì đã xảy ra. Cháu nói: “Nếu con không là học viên Đại Pháp, có thể con đã bị thương nghiêm trọng.” Mẹ cháu khen cháu, nói rằng cháu có chính niệm. Ngày tiếp theo, chân cháu không còn bị đau nữa. Cháu biết rằng Sư phụ đã tiêu trừ khổ nạn cho cháu.
Các hoạt động chứng thực Pháp
Cả bố mẹ cháu đều là các đệ tử Đại Pháp, vì vậy cháu tham gia vào các hoạt động chứng thực Pháp từ trước khi biết đi.
Cháu đã đi cùng với bố mẹ để tham gia quảng bá Thần Vận vài lần, phân phát tờ rơi trước nhà hát, treo biển quảng cáo ở các khu thương mại và treo tờ rơi trên cửa nhà trong các khu dân cư.
Mẹ cháu lái xe và mỗi lúc mẹ dừng trước một ngôi nhà, cháu ra khỏi xe và treo tờ giới thiệu lên cánh cửa, sau đó cháu quay lại xe ô tô và đi đến ngôi nhà tiếp theo. Đôi khi chủ nhà ở bên ngoài. Cháu trực tiếp tặng ông ấy tờ giới thiệu thông tin và nói với ông rằng Thần Vận là biểu diễn đệ nhất thế giới và ông nhất định phải đi xem.
Đại Pháp khai mở trí huệ
Ba năm trước, cháu bắt đầu chơi đàn violin. Cháu hy vọng một ngày nào đó được tham gia dàn nhạc giao hưởng Thần Vận và trợ Sư Chính Pháp.
Khi cháu lên 5 tuổi, mẹ hỏi cháu có thích học đàn piano không. Cháu nói rằng cháu thích đàn violin hơn dù cháu không chắc chắn vì lý do gì. Có thể đó là điều đã được an bài từ rất lâu rồi. Mẹ cháu quá bận rộn với các hạng mục đến nỗi bà không tìm được giáo viên dạy nhạc mãi cho đến khi cháu lên 7 tuổi. Mẹ lo lắng rằng sẽ là quá muộn nếu cháu không bắt đầu ngay lập tức. Gia đình cháu tìm được một giáo viên dạy violin tốt nhất trong vùng. Một lần nữa, cháu và mẹ biết rằng tất cả đều được Sư phụ an bài.
Một trong số những bạn học violin cùng cháu lớn hơn cháu 6 tháng tuổi. Bạn ấy bắt đầu chơi violin lúc 5 tuổi và đã ở trong dàn nhạc địa phương khi cháu vừa mới bắt đầu học. Cháu đổ lỗi cho mẹ vì đã không cho cháu học đàn violin sớm hơn. Mẹ nói rằng nếu cháu tập luyện thêm một tiếng mỗi ngày, cháu sẽ bắt kịp trong vòng hai năm. Khi cháu nghĩ về việc đó, cháu tin là mẹ đã đúng. Sư phụ giảng:
“Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kỳ tâm trí trong Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Lấy khổ làm vui”
Kể từ đó cháu tập luyện 2 tiếng mỗi ngày. Bây giờ, cháu tập luyện 3 tiếng mỗi ngày trong năm học và 4 tiếng mỗi ngày trong kỳ nghỉ. Có lẽ vì cháu là đệ tử Đại Pháp, cháu không mải chơi như những đứa trẻ khác mà trầm tĩnh hơn và có thể chịu đựng khổ nạn.
Đại Pháp cũng khai mở trí huệ cho cháu. Cháu không cần phải được dạy mới đọc được nhạc. Ngay lập tức cháu biết cách đọc, và cháu có thể nhớ một tác phẩm âm nhạc sau vài lần thực hành. Kỹ thuật của cháu cũng nhanh chóng được nâng cao. Trong vòng một năm, cháu đã được nhận vào dàn nhạc giao hưởng địa phương.
Cháu tham gia một cuộc thi tài trong Liên hoan âm nhạc trẻ vùng Tây Nam hai năm trước và đã giành giải nhất trong 4 tiết mục. Cháu đã chơi các bản nhạc của Moza, Bach và Mendelssohn. Cháu biết rằng điều này không phản ánh việc cháu có năng lực như thế nào, bởi vì tất cả những thành công là do Sư phụ và Đại Pháp ban cho cháu. Cháu không được để cho tâm tật đố chiến thắng mình.
Giáo viên dạy violin của cháu cũng là chỉ huy dàn nhạc của cháu. Bởi vì thầy là người Trung Quốc, một lần thầy đã chọn một bản nhạc cộng sản từ Trung Quốc cho buổi hòa nhạc. Mẹ cháu nhắc cháu phát chính niệm để thanh trừ các nhân tố tà đảng đằng sau bản nhạc. Cháu liên tục phát chính niệm trong suốt buổi luyện tập cũng như biểu diễn. Cháu cũng nói với thầy giáo rằng âm nhạc của ĐCSTQ không tốt. Cháu cũng phát chính niệm cho thầy giáo và cầu xin Sư phụ gia trì cho cháu. Kể từ đó thầy không chọn bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào của ĐCSTQ nữa.
Mẹ cháu đã khuyên thầy giáo thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, thầy chưa từng gia nhập ĐCSTQ hay bất kỳ tổ chức liên đới nào. Mẹ cháu đã cho thầy mượn một số sách Đại Pháp, nhưng thầy chưa trả lại. Thầy nói đã đọc những cuốn sách ấy vài lần. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó thầy sẽ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cháu nhận ra rằng có quá nhiều phương diện trong tu luyện mà cháu không làm tốt. Cháu vẫn có nhiều chấp trước mà cháu nên tống khứ. Chẳng hạn, cháu kiêu ngạo và không muốn bị chỉ trích trước mặt người khác. Cháu có tâm tranh đấu và thêm nữa là tâm hiển thị. Cháu sẽ tu luyện tinh tấn hơn trong tương lai. Cháu sẽ học Pháp tốt, tu luyện tinh tấn và trợ Sư cứu độ chúng sinh.
Tạ ơn Sư phụ, cảm ơn các đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/12/-322045.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/29/154988.html
Đăng ngày 26-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.