Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 4-1-2016] Học viên Pháp Luân Công là thành viên trong Đoàn nhạc Tian Guo Châu Âu đã tề tựu về Dortmund, Đức để luyện công tập thể trong kỳ nghỉ Giáng sinh 2015. Họ cùng nhau chia sẻ về lý do vì sao họ tham gia đoàn nhạc.

Hai lần được trao giải nhì ở Bremen

Đoàn nhạc biểu diễn tại các lễ diễu hành ở Paris, Vienna, và nhiều thành phố khác ở Châu Âu trong năm 2015, và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Đoàn nhạc Tian Guo đã giành giải nhì trong số 147 đoàn tham gia vào Cuộc diễu hành Freimarktumzug thường niên ở Bremen, Đức.

2014-8-24-minghui-hungary-parade-05--ss.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo Châu Âu tại Lễ diễu hành Ngày Quốc khánh Hungary năm 2014.

Ông Hà, Thành viên Đoàn nhạc Tian Guo

Ông Hà, bếp trưởng của một nhà hàng Trung Quốc, nằm trong đội kèn Trumpet trong đoàn nhạc.

“Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của tôi được cải thiện và tâm thái trở nên tường hòa,” ông nói.

Ông tiếp tục: “Năm 2006, khi tội ác thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị phơi bày, tôi muốn nâng cao nhận thức [công chúng] về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Đoàn nhạc Tian Guo [Châu Âu] được thành lập cùng thời điểm đó nên tôi quyết định tham gia vì đó là một phương thức có thể góp phần thay đổi nhận thức của mọi người.“

“Bên cạnh các bản nhạc Pháp Luân Công, chúng tôi còn trình diễn bản Ode to Joy và những bản nhạc cổ điển khác. Khán giả của lễ diễu hành thường hưởng ứng nồng nhiệt. Họ nhún nhảy theo tiếng nhạc, vỗ tay, và chụp hình cùng chúng tôi. Những lúc đó tôi thực sự rất vui.”

Ông Quách Cư Phong, thành viên Đoàn nhạc Tian Guo

Ông Quách Cư Phong, một kỹ sư, đã tham gia đoàn nhạc được sáu năm, và chơi kèn Trombone.

“Người Trung Quốc giảng thiên nhân hợp nhất,” ông nói. “Bởi vậy, khi diễn tấu tôi thường đặc biệt chú ý để hài hòa giữa âm nhạc, nhạc cụ và bản thân. Tôi cũng cần đảm bảo rằng tiếng nhạc của tôi hài hòa với các nhạc cụ khác trong ban nhạc. Đó là sự phối hợp. Không chỉ là cá nhân, mà là cả nhóm—một chỉnh thể.”

Ông Quách từng bị bức hại khi ở Trung Quốc. Ông bị bắt phải lao động khổ sai 16 tiếng một ngày trong một trong những trại lao động khét tiếng của Trung Quốc. Họ dùng dùi cui điện tra tấn ông suốt năm giờ đồng hồ, rồi còng tay ông vào giường sắt trong 24 ngày.

Ông cảm thấy được giải thoát khi được nhập cư vào Đức, và cách đây hai tuần, ông đã được nhập quốc tịch thành công dân Đức. Trở thành một công dân Đức không chỉ giúp ông được tự do tu luyện Pháp Luân Công, mà còn giúp ông dễ dàng hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của đoàn nhạc ở các nước Châu Âu khác.

Hai mẹ con anh Tô Hồng Vũ, thành viên Đoàn nhạc Tian Guo

Năm ngoái là lần đầu tiên trong 15 năm hai mẹ con anh Tô Hồng Vũ được đón Giáng sinh cùng nhau. Hiện tại cả hai mẹ con anh đều là thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo.

Anh Tô từng bị bức hại ở Trung Quốc, thậm chí đã có thời điểm anh không tu luyện Pháp Luân Công nữa. Là một nhạc sỹ, anh đã thử tham gia Cuộc thi Thanh nhạc Quốc tế dành cho người Trung Quốc do Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007.

Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã biết có thư mời được gửi qua đường fax đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ để anh Tô xin cấp thị thực. Họ đã ra lệnh cho cảnh sát địa phương ở thành phố Phủ Thuận tìm kiếm anh cùng hai nhạc sỹ khác muốn tham gia cuộc thi. Anh và một trong hai nhạc sỹ kia đã phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt và bức hại. Còn hộ chiếu của người nhạc sỹ thứ ba đã bị tịch thu.

AnhTô cho biết: “Cảnh sát đã bốn lần đột nhập vào nhà tôi và tịch thu máy tính, khiến bà tôi khiếp sợ. Mẹ tôi đã vạch trần cuộc bức hại này trên Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở New York. ĐCSTQ đã nổi giận và ban hành lệnh truy nã tôi trên toàn quốc. Tôi phải sống ẩn náu tại ba tỉnh khác nhau ở Trung Quốc trong chín năm qua.”

Mẹ anh Tô, một học viên Pháp Luân Công, đã gửi thư đảm bảo kèm theo đĩa CD nhạc luyện công và một đĩa DVD Cửu Bình cho anh. Lá thư đã bị cảnh sát chặn lại. Họ tìm ra anh và nơi làm việc của anh và truy vấn ai là người đã gửi những chiếc đĩa đó. Anh nói với họ rằng đó là mẹ anh. Cảnh sát hỏi: “Bà ấy có ý định trở lại Trung Quốc không? Nếu bà ấy trở lại Trung Quốc, cảnh sát sẽ lập lức bắt giữ bà ấy.”

Vì bản thân đã từng bị bức hại, anh Tô cùng mẹ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, vào tháng 8 năm ngoái.

Anh vô cùng ấn tượng với sự tương phản hoàn toàn giữa cuộc bức hại ở Trung Quốc và xã hội tự do ở hải ngoại.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/5/321840.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/14/154800.html

Đăng ngày 19-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share