[MINH HUỆ 23-11-2015] Trong buổi hội đàm của Hiệp hội Ghép Tạng tại Melbourne, Úc từ ngày 15 đến 19 tháng 11, các học viên Pháp Luân Công nói với những người tham dự về nạn thu hoạch tạng cưỡng bức từ các học viên bị giam cầm ở Trung Quốc. Nhiều chuyên gia y khoa đã lên án hoạt động [ghép tạng] vô đạo đức này và kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo đó.

“Có báo cáo cho thấy ở Trung Quốc, người ta bị lấy mất nội tạng trái với ý muốn. Rõ ràng đó là điều mà không ai trong chúng ta tán đồng,” ông Christopher McGregor, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực của Đại học London. “Bởi vậy, tôi nghĩ rằng phần đa những người có mặt tại hội nghi này sẽ rất quan ngại về vấn đề đó. Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ chấm dứt vấn nạn đang xảy ra này.”

Khoảng 600 chuyên gia y tế đến từ chín quốc gia đã tham dự hội thảo do Hiệp hội Ghép Tụy và Đảo tụy Quốc tế cùng Hiệp hội Ghép dị chủng Quốc tế và Hiệp hội Cấy ghép Tế bào đồng tổ chức. Cả ba hiệp hội này đều dưới sự điều hành của Hiệp hội Ghép tạng.

Nhiều người tham dự hội thảo và người qua đường đã đọc các biểu ngữ và tài liệu mà các học viên phân phát cũng như ký tên thỉnh nguyện ủng hộ.

Những người có liên quan đều sẽ phải chịu trách nhiệm

Bác sỹ McGregor nói rằng nhiều người tham gia hội thảo đều đã biết về nạn thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. “Tôi không rõ là toàn thế giới này đã biết đến hay chưa, nhưng phần đa những người có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động lâm sàng đều đã nhận thức về vấn đề này từ vài năm trước đây, và tất nhiên nó rất đáng quan ngại.” Ông nói rằng không một ai ở trong hội nghị này ủng hộ loại hoạt động này dù với bất cứ lý do gì.

“Tôi không biết cụ thể tình hình hoạt động này ra sao. Tất cả những gì tôi biết là rõ ràng đây không phải là một việc tốt đẹp gì. Không phải là việc làm có đạo đức của ngành y,” ông nói thêm.

Ông nói rằng bất cứ ai can dự vào việc thu hoạch tạng này đều sẽ phải chịu trách nhiệm: “Cần phải có chuẩn mực và thỏa thuận về những hành vi cho cán bộ ngành y ở mỗi quốc gia để bất kỳ ai vì phạm các tiêu chuẩn được chấp thuận của ngành cấy ghép tạng này…đều sẽ không được phép hành nghề nữa.

“Chúng ta sống trong một xã hội coi trọng tự do tín ngưỡng. Phần đa chúng ta tin rằng nó là nền tảng của một xã hội công bằng.”

Ông nói rằng cần phải nâng cao nhận thức công chúng về vấn nạn này. “Có nhiều người ở khắp nơi trên thế giới cũng như mọi người ở tại đây đã lên tiếng, những người đang âm thầm phơi bày và thu hút sự quan tâm của mọi người về sự việc này. Đó là việc làm hết sức tốt đẹp, bởi nó sẽ giúp mọi người nhận thức được điều gì đang diễn ra.”

Cần nỗ lực nhiều hơn nữa để chấm dứt tội ác này

Bác sỹ McGregor nói rằng để các quan chức chính phủ hiểu về vấn nạn này là rất quan trọng: “Biết về nó là một bước khởi đầu tốt đẹp, và tiến đến việc nâng cao nhận thức các chính trị gia. Các chính trị gia trong khi thảo luận với các quốc gia khác có thể nêu lên những quan ngại của họ.

“Tôi tin rằng vô luận chính phủ Anh quốc hay chính phủ Úc…đều sẽ rất ủng hộ nhân quyền căn bản của con người dù họ ở bất cứ nơi đâu.” Ông nói những quan chức chính phủ như vậy sẽ luôn phản đối loại hoạt động tàn nhẫn này.

Ông nhấn mạnh rằng những người mà ông biết, cả ở trong hội nghị này cũng như ở hầu hết các hội nghị cấy ghép khác, đều quan ngại sâu sắc về toàn bộ vấn đề này: “Vấn đề không phải là nó có đáng để tranh luận hay không—mà đơn giản nó là điều hoàn toàn không nên xảy ra.”

Đã đến lúc chấm dứt thông lệ được nhà nước hậu thuẫn này

Ông Tom Kay, chủ tọa hội nghị, nói rằng cộng đồng cấy ghép tạng, trong đó có các tổ chức như Hiệp hội Ghép Tạng, đã và đang quan tâm đến vấn nạn này. Khi các cơ quan tạng bị thu hoạch một cách phi pháp, chính phủ Úc cũng cần phải can thiệp vào.

Ông Toni, y tá chuyên cấy ghép tế bào tiểu đảo, nói rằng: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được” khi lấy tạng mà không cần sự đồng ý của người hiến tạng. “Bởi thu hoạch tạng cưỡng bức đang được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc, nên sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chấm dứt nó. Cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này trên toàn cầu.”

Chuyên gia phẫu thuật Kyo Won Lee chuyên cấy ghép gan, thận, và tuyến tụy. Ông nói rằng thu hoạch tạng cưỡng bức là vô đạo đức: “Các bác sỹ Trung Quốc cần phải dừng ngay việc làm đó lại; nó là vô đạo đức—Họ nên dừng việc làm đó lại.”

Chuyên gia ghép tạng William Mullay nói rằng thu hoạch tạng không tự nguyện ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này cũng đều không thể nào chấp nhận được: “Tôi nghĩ rằng cần phải cấm chỉ mọi hoạt động thu hoạch tạng vô đạo đức.”

Linda Tempelman đến từ Hoa Kỳ nói rằng đó là vô đạo đức: “Tôi biết rằng có nhiều quy định mang tính quốc tế nhắm vào nó rồi.”

Dong-sil Ham, một giáo sư chuyên nghiên cứu về ghép tạng ở Hàn Quốc, cũng tán đồng. Ông nói tạng người không bao giờ được thu hoạch mà không có sự đồng ý của người hiến tạng. “Ở Hàn Quốc, chúng tôi có luật pháp quy định về việc này rất nghiêm khắc.

“Nếu việc thu hoạch tạng cưỡng bức xảy ra ở Hàn Quốc thì tất cả những chuyên gia y tế có liên quan tới đều sẽ phải ngồi tù,” ông nói.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/11/23/319549.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/28/153859.html

Đăng ngày 29-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share