Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-12-2015] Vào ngày 3 tháng 12 năm 2015, hai học viên Pháp Luân Đại Pháp là bà Hứa Lệ Xuân và bà Thiệu Hiểu Cầm đã bị cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa huyện Đài An, thành phố An Sơn bắt giữ. Họ bị bắt giữ vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào tháng 7 năm 2015.

Bị bắt giữ vì khởi kiện Giang Trạch Dân

Các vụ bắt giữ được Ủy ban Chính trị và Pháp luật An Sơn, Phòng 610 và Phòng Cảnh sát huyện Đài An lên kế hoạch và phối hợp. Bà Hứa và bà Thiệu đang bị giam giữ tại Trại giam thành phố An Sơn.

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, Phòng 610 và đội an ninh nội địa đã đe dọa, lừa dối, giám sát và cầm tù các học viên. Sau khi bị bắt, nhiều học viên đã bị tra tấn, và bị chính quyền lục soát nhà cửa. Cựu Trưởng Phòng 610 Đổng Trung Đào, và trưởng phòng hiện tại – Lữ Vinh Phong là người đang chỉ đạo bức hại tại và xung quanh thành phố An Sơn.

Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và người thân của họ đã bị tấn công cả về thể chất, tinh thần và tài chính. Nhiều học viên buộc phải rời xa gia đình mình để tránh bức hại, và nhiều gia đình đã bị ly tán.

Bức hại trước đó

Bà Hứa và bà Thiệu, bên cạnh việc bắt giữ hiện tại, họ còn phải chịu nhiều bức hại trong suốt 16 năm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng cho công chúng.

Vào ngày 14 tháng 11 năm 2000, hai học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp. Họ bị cảnh sát ở Thiên An Môn, Bắc Kinh đánh đập và bắt giữ. Họ bị giam giữ bất hợp pháp tại Đồn Cảnh sát Xưởng Kiều trong 24 giờ, sau đó bị giam tại Phòng Cảnh sát quận Tây Thành, Bắc Kinh. Trong cuộc thẩm vấn, công an đã dùng gậy đánh đập bà Hứa, khiến bà có nhiều vết bầm tím. Cảnh sát cũng đổ nước lạnh lên người bà Hứa và để bà bên ngoài trời lạnh dưới gió rét khắc nghiệt của mùa đông mà không có quần áo ấm. Cảnh sát cũng dùng dùi cui điện đánh đập bà Thiệu.

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2001, hai học viên bị kết án bất hợp pháp ba năm lao động cưỡng bức, và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Cả hai học viên đã bị tra tấn dã man tại đây. Các lính canh không cho phép họ ngủ và sắp xếp cộng tác viên sử dụng các kỹ thuật tẩy não đối với họ liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Các nhà chức trách cũng ép họ viết báo cáo ăn năn, tuyên bố từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã được thả về nhà vào ngày 18 tháng 12 năm 2001.

Bà Hứa đã bị cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Đạt Ngưu bắt giữ vào tháng 11 năm 2004, nhà của bà bị lục soát. Bà đã bị thẩm vấn hai lần tại nhà ga, và sau đó bị đưa đến trại giam huyện Đài An. Một lần nữa, bà Hứa lại bị kết án ba năm lao động cưỡng tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi bà bị tra tấn và cưỡng bức lao động. Người thân trong gia đình bà Hứa không được phép đến thăm bà. Bà đã bị giam giữ ở đó cho đến khi được trả tự do vào tháng 3 năm 2006.

Cả hai học viên đều được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp

Trong đơn kiện Giang Trạch Dân của mình, cả bà Hứa và bà Thiệu đều đề cập đến việc bản thân đã được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp như thế nào.

Bà Thiệu viết: “Bệnh phụ khoa và bệnh dạ dày của tôi đã biến mất sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997. Tôi không chỉ có một thân thể khỏe mạnh, mà còn trở thành người khoan dung và độ lượng. Tôi luôn nghĩ cho người khác trước, không còn chấp trước vào lợi ích cá nhân và được mất. Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại hạnh phúc to lớn cho tôi và cả gia đình.”

Bà Hứa bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Bà viết: “Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi thế giới quan của tôi về cuộc sống… Cách tôi suy xét về các vấn đề hàng ngày cũng đã thay đổi. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi luôn luôn nghĩ về lợi ích cá nhân trước tiên, và cảm thấy bất công khi những người khác lợi dụng mình. Nhưng bây giờ tôi luôn nghĩ cho người khác trước.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự để truy tố kẻ cựu độc tài.

Các bên liên quan trong việc bức hại bà Hứa và bà Thiệu:

Tạ Vinh Phương, Trưởng Phòng 610 thành phố An Sơn. Điện thoại: +86-412-2225062, +86-13644200338

Khang Khải, Đội trưởng Đội an ninh Nội địa thành phố An Sơn. Điện thoại: +86-18241280541

Triệu Hồng Ba, Trưởng Trại giam nữ số 1 thành phố An Sơn. Điện thoại: +86-15698902199

Đỗ Lợi Cương, Trưởng Phòng Cảnh sát huyện Đài An. Điện thoại: +86-13941215511

Lữ Vân Phong, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Đài An. Điện thoại: +86-13591213245, +86-15694227391, +86-412-4891170, +86-412-4867035, +86-412-4833040

Đổng Trung Đào, Trưởng Phòng 610 huyện Đài An. Điện thoại: +86-13130175970, +86-412-4890011

Trần Thủ Nghĩa, Chủ tịch huyện Đài An. Điện thoại: +86-412-4890002, +86-412-6310998

Dương Đức Hiển, Bí thư Đảng ủy huyện Đài An. Điện thoại: +86-412-4890710, +86-412-3282288, +86-13804122828

Lý Chính Bân, Chánh án Tòa án huyện Đài An. Điện thoại: +86-412-4601000, +86-15842262222


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/8/320207.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/25/154232.html

Đăng ngày 08-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share