[MINH HUỆ 11-12-2015] Theo tin tức tổng hợp từ trang Minh Huệ, kể từ cuối tháng 5 đến ngày 27 tháng 10, tại thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, đã có 763 học viên Pháp Luân Công đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

Các học viên cáo buộc cựu lãnh đạo độc tài của Trung Quốc vì đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất to lớn mà cuộc bức hại này đã gây ra cho họ. Các đơn kiện này được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao qua đường bưu điện.

Nhiều học viên đã kể lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ hồi phục sức khỏe và cho họ một thế giới quan mới về cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên, mong ước được sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn của họ đã tan vỡ khi vào năm 1999, Giang Trạch Dân phát động một chiến dịch trên toàn quốc nhằm xóa bỏ môn tu luyện này.

Chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình, họ đã bị bắt, giam giữ, tra tấn, bị lục soát nhà, bị chính quyền tịch thu tài sản cá nhân. Người thân của họ cũng bị liên lụy, một số người thậm chí bị buộc phải trả một khoản tiền phạt khổng lồ.

Các học viên Pháp Luân Công ở Mai Châu thuộc mọi tầng lớp xã hội, gồm cả các chủ doanh nghiệp tư nhân và các viên chức chính phủ.

Sau đây, chúng tôi tóm lược tiểu sử của bốn người trong số họ.

Người vợ kiện Giang đã gây nên cái chết của chồng bà và bản thân bà bị cầm tù

Bà Lâm Tinh Như (林星茹), 73 tuổi, là chủ một doanh nghiệp nhỏ, từng bị bắt giữ bốn lần, bị cầm tù ba năm, và đã mất đi người chồng. Bà đệ đơn kiện cho cả bản thân mình cùng người chồng, ông Lai Giai Miểu (赖佳淼), đã qua đời khi bị giam cầm trong tù cách đây sáu năm.

Bà Lâm từng bị bắt giữ hai lần vào năm 2000 và chồng bà bị bắt giữ một lần. Năm 2005, hai vợ chồng buộc phải rời khỏi nhà và sống ẩn dật để tránh bị bức hại thêm nữa. Nhưng công an đã tìm thấy họ và bắt giữ chồng bà vào cuối năm 2005, và bắt giữ bà vào năm 2006. Cặp vợ chồng này lại bị bắt giữ một lần nữa vào tháng 11 năm 2007, và bị kết án ba năm tù giam vào năm 2008.

Bà Lâm bị chuyển đến Nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông, ở đó bà bị tra tấn cả ngày lẫn đêm, dẫn đến bị thương tổn nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chồng bà, ông Lai đã qua đời trong khi bị cầm tù năm 2009. Các nhà chức trách tìm cách để bác bỏ yêu cầu ban đầu khám nghiệm tử thi của con trai họ, và hỏa táng thi thể của ông trong hai ngày. Bà Lâm không được phép tham dự đám tang của chồng mình.

Công chức nhà nước bị cầm tù tổng cộng 15 năm

Ông Tạ Hán Trụ (谢汉柱), từng là công chức nhà nước, bị cơ quan sa thải và bị cầm tù gần 15 năm bởi đức tin của ông vào Pháp Luân Công. Ông bị bắt giữ vào năm 1999 và bị tống vào trại lao động cưỡng bức trong hai năm rưỡi. Ông bị bắt một lần nữa vào năm 2005 và bị kết án 12 năm tù giam.

Ông Tạ bị ta tấn tàn bạo trong Nhà tù Mai Châu. Trong đơn kiện của mình, ông viết rằng các lính canh đã không cho phép ông rửa mặt, đánh răng, hay tắm trong suốt mùa hè năm 2008. Họ bắt ông phải ngồi im trên một chiếc ghế đẩu và nếu ông cử động, họ sẽ đánh đập ông, họ không cho phép ông ngủ trước 4 giờ sáng, và chỉ cho phép ông sử dụng nhà vệ sinh vào 8 giờ sáng và 8 giờ tối. Họ đe dọa sẽ bắt ông uống nước tiểu của mình nếu ông không nhịn tiểu được.

Chủ doanh nghiệp bị tra tấn khi công an thẩm vấn

Ông Chung Tích Lĩnh (钟昔岭), một chủ doanh nghiệp, bị bắt giữ vài lần và bị cầm tù tổng cộng bảy năm.

Ông thuật lại một phiên thẩm vấn trong đơn kiện: “Họ bảo tôi đến đồn cảnh sát để thẩm vấn vào ngày 7 tháng 3 năm 2005. Ngay khi tôi vừa trời khỏi trại tạm giam, bảy đến tám cảnh sát vây quanh tôi, và họ dùng một chiếc túi ni-lông đen trùm lên đầu tôi. Sau đó họ kéo tôi vào trong xe ô tô. Lúc 6 giờ tối, một cảnh sát còng tay tôi ra sau ghế. Một cảnh sát khác đánh vào đầu và vai tôi, họ còn đá tôi. Tôi bị tra tấn suốt cả đêm. Sau đó họ lôi tôi vào một căn phòng khác tiếp tục tra tấn. Họ đẩy tôi tới lui như một quả bóng, dùng một chiếc vợt bắt muỗi bằng điện để sốc điện tôi, và đập đầu tôi vào tường.”

Một ông lão bị lừa và đưa vào trung tâm tẩy não

Ông La Đạo Xương (罗道昌), 83 tuổi, kể lại việc ông bị đưa tới một trung tâm tẩy não địa phương vào một ngày trong tháng 5 năm 2005.

Ông viết trong đơn kiện: “Lúc đó khoảng 5 giờ sáng. Tôi nghe có tiếng gõ cửa và nhìn thấy một nhóm cảnh sát ở ngoài cửa. Họ nói rằng họ cần tôi xác minh vài việc liên quan tới văn phòng chính quyền thành phố, và rằng họ sẽ đưa tôi về nhà vào buổi tối sau khi xong việc.

Tôi tin họ và vào trong xe ô tô. Tuy nhiên, thay vào đó họ lại đưa tôi đến một trung tâm tẩy não và giam tôi ở đó trong hai tháng. Ở đó tôi bị bắt phải nghe những thông tin phỉ báng Pháp Luân Công. Cơ quan của tôi, Cục Cung ứng Điện, đã giữ lại 1.500 Nhân dân tệ tiền trợ cấp sinh hoạt của tôi. Tôi sống trong sợ hãi triền miên suốt 16 năm qua.”

Bài viết liên quan:

Ông Lại Gia Miểu, 60 tuổi chết trong khi bị giam ở Nhà tù thành phố Thiều Quan

Lính canh Nhà tù Mai Châu ở tỉnh Quảng Đông sử dụng tra tấn để ép học viên Tạ Hán Trụ nhận tội oan sai

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/11/320234.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/20/154160.html

Đăng ngày 26-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share