Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2015] Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đang thực hiện quyền pháp lý của mình bằng cách khởi kiện Giang Trạch Dân vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, gây ra thiệt hại và đau khổ to lớn.

Những vụ kiện này đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, các cơ quan có trách nhiệm xử lý tất cả những kiện hình sự của công dân, theo một quy định được Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành gần đây.

Ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, 300 người dân đã bị bắt vào ngày 9 tháng 11 vì kiện Giang Trạch Dân và yêu cầu cựu độc tài Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Mặc dù hầu hết các học viên đã được thả sau 15 ngày bị giam giữ, hàng chục học viên vẫn bị giam giữ tại thời điểm viết bài này. Theo tin nội bộ, Lý Siêu và Kiển Bưu, hai quan chức địa phương đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt, đang dự tính kết án tù các học viên vẫn đang bị giam giữ.

Sử dụng cuộc đàn áp Pháp Luân Công để leo lên nấc thang chính trị

Lý Siêu, trưởng Phòng Công an thành phố Triều Dương, đã bắt tay với Kiển Bưu, Bí thư Đảng thành phố Triều Dương, lên kế hoạch vụ bắt giữ.

Người dân địa phương đều biết hai người này đã leo lên địa vị của mình bằng cách bức hại các học viên địa phương.

Kiển Bưu được thăng chức vào năm 2006 sau khi thu xếp để La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đến thăm thành phố mình và xem “các thành tích” của ông ta trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ba năm sau, ông ta lại được thăng chức khi việc bắt giữ các học viên địa phương thu hút sự chú ý của Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Ông ta trở thành Bí thư Đảng [thành phố] Triều Dương vào tháng 3 năm 2014.

Lý Siêu được thăng chức trưởng công an vào năm 2013. Kể từ đó, việc ngăn các học viên vạch trần cuộc đàn áp và nói cho mọi người về Pháp Luân Công đã trở thành ưu tiên hàng đầu của ông ta. Dưới chỉ thị của ông ta, trong khoảng thời gian ngắn, nhiều học viên địa phương đã bị bắt giữ. Một học viên bị kết án sáu năm vì gửi tin nhắn văn bản có mang thông tin về Pháp Luân Công. Tương tự như vậy, học viên Tôn Bảo Anh bị kết án bảy năm tù; Trương Ngọc Trác bị kết án mười năm tù; ông Triệu Hoành Lợi bị kết án sáu năm tù; bà Trần Quế Lan 61 tuổi bị kết án bốn năm tù.

Bí mật tối quan trọng

Trước vụ bắt giữ tháng 11, Lý Siêu đã ban lệnh cho tất cả các đồn công an ở Triều Dương cùng các quận và thành phố trực thuộc, chỉ đạo họ bắt giam các học viên địa phương đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

Lý Siêu đe dọa sa thải bất cứ ai dám làm rò rỉ mật lệnh của ông ta ra công chúng và thậm chí còn ra lệnh nghe trộm điện thoại của tất cả các trưởng công an và công an.

Tống tiền và lục soát nhà

Một số đồn công an địa phương, gồm cả Phòng Công an thành phố Lăng Nguyên, đã cố kiếm lợi từ vụ bắt giữ tháng 11 bằng việc hứa thả các học viên nếu họ trả đủ tiền cho họ. Tuy nhiên, công an Lăng Nguyên vẫn bắt giam các học viên mà từ chối trả tiền hoặc trả quá ít.

Công an đã lục soát nhà của các học viên và tịch thu các vật dụng cá nhân, cũng như tiền, khi bắt giữ các học viên.

Dưới đây là một vài ví dụ:

1. Ông Vạn Vĩnh Tuấn: Theo một công an ở đó, công an đã bắt giữ ông Vạn, tịch thu 26.800 tệ, máy in, một máy tính để bàn và các vật dụng cá nhân khác, trị giá xấp xỉ 100.000 nhân dân tệ.

2. Bà Lâm Mộng Phân: Công an đã bắt giữ bà Lâm, tịch thu chín máy in, hai máy vi tính, hai máy cắt giấy, hai máy làm lịch, 60 thùng giấy cho máy in (mỗi hộp trị giá 300 nhân dân tệ), bốn hộp mực cho máy in và nhiều vật dụng khác.

3. Bà Tôn: Bà bị bắt giữ vào ngày 10 tháng 11 năm 2015. Công an đã tịch thu một máy tính, một máy in, một máy in màu, hàng chục hộp giấy cho máy in, một máy cắt giấy và một máy làm lịch.

4. Bà Khương Vĩ: Nhà bà bị công an lục soát khi họ bắt giữ bà. Công an đã sử dụng hai xe tải để chở các vật dụng cá nhân của bà Khương.

5. Ông Hồ Kiến Quốc: Công an đã cạy cửa nơi ở của ông khi không có ai ở nhà và tịch thu hơn 1.000 nhân dân tệ.

6. Bà Tôn Tú Phân: Một toán công an đã cạy cửa sổ của bà, lục soát nhà và sau đó rời đi cùng các vật dụng cá nhân của bà.

Phòng Công an thành phố Triều Dương:

Văn phòng chính: +86-421-2615149 (điện thoại); +86-421-2617317 (fax)

Lý Siêu, trưởng Phòng Công an: +86-18342116855 (điện thoại)

La Chí Phong, phó Phòng Công an: +86-421-3806002 (văn phòng); +86-13942150033 (di động).

Phòng An ninh Nội địa thành phố Triều Dương: +86-421-3801039 (điện thoại), +86-421-2898131(fax)

Hồng Đức Minh, đội trưởng: +86-421-3801513 (văn phòng); +86-13704911020 (di động)

Vương Cảnh Long, Bí thư Đảng: +86-13591860610

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Bài viết tiếng Trung có liên quan: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/3/320008.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/22/319473.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/8/153997.html

Đăng ngày 22-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share