Ngày 26 tháng 11 năm 2015
[MINH HUỆ 06-12-2015] Khi ngày càng có nhiều học viên Pháp Luân Công kiện Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc đàn áp tín ngưỡng của họ, cảnh sát địa phương tại nhiều khu vực của Trung Quốc đã tăng cường điều tra và thậm chí bắt giữ các nguyên đơn đã đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc.
Theo báo cáo mới đây do Minh Huệ tổng hợp, hơn 80 người dân tại huyện Tấn Vân, tỉnh Chiết Giang, đã bị bắt giữ trong một ngày vì đệ đơn kiện Giang. Một nông dân tại thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, cách đó hơn 1.000 dặm về phía Bắc cũng đã bị bắt.
[Chiết Giang] Hơn 80 Cư dân bị bắt và lục soát nhà
Ngày 11 tháng 11, hơn 80 người dân huyện Tấn Vân bị bắt và bị lục soát nhà vì đã thực hiện quyền pháp lý của mình để kiện Giang Trạch Dân.
Các học viên buộc tội cựu độc tài Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp dã man đối với Pháp Luân Công và yêu cầu Giang phải chịu trách nhiệm về những tổn thất to lớn mà họ phải chịu trong chiến dịch của ông ta. Đơn kiện hình sự của họ đã được gửi lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ông Triệu Dũng Nhạc tại thị trấn Hồ Trấn đang bị giam tại Trại Tạm giam huyện Tấn Vân.
35 học viên đang bị giam tại các trại giam huyện Tấn Vân, bao gồm: Lâu Vĩ Lệ (楼 伟 丽), Lâu Quế An (楼 桂 安), Trầm Thổ Tương (沈 土 相), Lý Mỹ Quần (李 美 群), Lô Hồng Chấn (卢洪 震), Ngô Kết Lan (吴 桔 兰), Ứng Đường Đức (应 唐德), Mai Ngọc Bình (梅玉萍), Tào Thải Phương (曹彩芳), Lữ Tuyết Phân (吕雪芬), Chu Thục Viện (朱淑媛), Chu Kiến Hồng (周 建 红), Cẩm Như (锦 茹), Mai Phương (梅芳), Đỉnh Uyển (鼎 婉), Chu Lập Mẫn (周立敏), và Mỹ Uyên (美娟).
Hơn 20 học viên được trở về nhà đêm đó. Nơi ở của nhiều vẫn chưa được biết.
[Liêu Ninh] Nông dân bị bắt tới 12 lần
Ông Trình Quang Huy (程光辉) sống tại thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh cũng bị bắt vào ngày 11 tháng 11 vì nộp đơn kiện Giang Trạch Dân. Đây là lần thứ 12 ông bị bắt trong 16 năm qua.
Ông đã được đưa tới trại tạm giam, trại tẩy não, và trại cải tạo lao động nhiều lần. Ông đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức vào năm 2006 trong hai năm và phải chịu cực hình tra tấn trên ‘giường chết’ trong 23 ngày. Ông bị thương nặng và không thể đi lại trong 3 tháng.
Vợ ông là bà Trịnh Lệ Hoa và hai con gái đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia mà năm 2001 đã bị đóng cửa. Tại thời điểm đó, con gái cả của ông là 19 tuổi, và con gái thứ mới chỉ 17 tuổi. Sau đó, hai cô bé này đã bị kết án 7 năm tù.
Nhà của họ bị lục soát nhiều lần và đồ dùng cá nhân bị tịch thu. Mẹ của ông, khoảng 80 tuổi, đã sống trong sự sợ hãi. Họ không có nguồn thu nhập vì bị bức hại không ngừng. Con trai của ông Trình được họ hàng giúp đỡ chút ít, chỉ vừa đủ học xong.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi đức tin của họ, thậm chí là bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, gọi là Phòng 610, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng an ninh và tòa án trong việc thực thi chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu độc tài Giang.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/21/319450.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/26/153827.html
Đăng ngày 11-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.