Bài viết của Đường Ân, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 5-12-2015] Ông Trần Đức Minh, chủ tịch Hiệp hội Quan hệ qua Eo biển Đài Loan (ARATS), một tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có chuyến thăm Đài Loan vào ngày 30 tháng 11 năm 2015. Bất cứ nơi nào ông Trần đi qua đều gặp phải sự kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công. Theo kế hoạch, ông Trần sẽ viếng thăm tám hạt và thành phố trong chuyến công du một tuần này.

Ông Trần theo lệnh Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, kẻ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công. Trần được chỉ định là Bí thư Thành ủy của Tô Châu, Tỉnh trưởng tỉnh Thiểm Tây, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, và nhiều chức vụ khác. Ông ta ra lệnh bức hại ở tỉnh Thiểm Tây từ tháng 5 năm 2002 đến tháng 7 năm 2007. Ít nhất 36 học viên Pháp Luân Công ở Thiểm Tây bị cảnh sát tra tấn tàn bạo đến chết trong thời gian đó.

Ông Trần đã gặp phải các cuộc kháng nghị khi ông vừa đến Sân bay Đào Viên và trong suốt chuyến thăm của ông ở Đào Viên, Cơ Long, và Nghi Lan. Học viên Pháp Luân Công cầm các biểu ngữ lớn có dòng chữ: “Ủng hộ người dân Trung Quốc đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân” và “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.” Họ hô lớn “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” và “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” khi đoàn xe tháp tùng ông Trần đi ngang qua và tại những nơi mà ông ta đến.

2015-12-4-minghui-taiwan-chendeming_visit-01--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ lớn bên ngoài Sân bay Đào Viên khi Trần Đức Minh đến sây bay vào ngày 30 tháng 11. Các biểu ngữ lớn có dòng chữ: “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”, “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, “Ủng hộ người dân Trung Quốc đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân,” v.v.

Ông Trần ghé thăm Bảo tàng Khoa học Hải Dương Cơ Long vào ngày 2 tháng 12, hơn 50 học viên Pháp Luân Công đã trưng các tấm biểu ngữ kháng nghị tại đó. Người dân địa phương gồm ông Từ, ông Ngô, cô Quách, cô Từ, và cô Trần nói rằng những người vi phạm nhân quyền không được chào đón ở Cơ Long.

Ông Trần, một cư dân địa phương, nói rằng Đài Loan tôn trọng tính đa văn hóa, nhân quyền, và tín ngưỡng tôn giáo, và việc bức hại tín ngưỡng là không thể chấp nhận được. Cô Trần nói rằng Đài Loan là một quốc gia dân chủ, và Đài Loan không hoan nghênh những người vi phạm nhân quyền viếng thăm.

Những kẻ hành ác không được chào đón ở Đài Loan”

Vào ngày 3 tháng 12, ông Trần tham quan cung Tiến An ở Nghi Lan, tại đó ông tiếp tục gặp phải kháng nghị. Học viên Pháp Luân Công giương cao các tấm biểu ngữ lớn và hô lớn: “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Tiếng hô đanh thép của đoàn người kháng nghị có thể nghe thấy rõ ở phía trong ngôi đền khi ông Trần cùng phái đoàn của ông đang ở trong đó. Cảnh sát ở đó bày tỏ rằng họ hiểu rõ và tôn trọng quyền của những người kháng nghị.

2015-12-4-minghui-taiwan-chendeming_visit-02--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị Trần Đức Minh ở bên ngoài Cung Tiến An ở Nghi Lan. Nội dung trên các biểu ngữ lớn: “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”, “Chấm dứt mổ cướp tạng của Pháp Luân Công”, “Ủng hộ người dân Trung Quốc đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân”, v.v.

Ông Trần, bác sỹ y khoa, cũng là học viên Pháp Luân Công nói: “Hội đồng huyện Nghi Lan đã thông qua một nghị quyết vào ngày 21 tháng 12 năm 2010 từ chối nhập cảnh với những người vi phạm nhân quyền Trung Quốc. Đề nghị các cấp chính quyền của Nghi Lan, và các tổ chức phi chính phủ không mời, không hoan nghênh, hay đón tiếp các quan chức Trung Quốc có liên quan đến các vi phạm nhân quyền. Trần Đức Minh tích cực tham gia bức hại, và vi phạm nhân quyền. Người dân Nghi Lan không chào đón những kẻ hành ác.”

Gần 200.000 người dân Trung Quốc đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, và hơn 770.000 người dân ở Châu Á tố cáo tội ác của y

Kể từ tháng 5 năm 2015, gần 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Báo cáo toàn cầu về tội ác của Giang, thúc giục truy tố ông ta, và đã nhận được nhiều phản ứng mạnh mẽ tích cực. Hơn 770.000 người đã báo cáo yêu cầu chấm dứt bức hại Pháp Luân Công và đưa Giang ra công lý.

Ở Đài Loan, 10 ngày trước chuyến công du của ông Trần, hơn 370.000 người đã tham gia tố cáo Giang. Ông Giang Thông Uyên, thị trưởng thành phố Nghi Lan, đã ký tên ủng hộ việc kiện Giang.

Dự kiến là ông Trần sẽ gặp nhiều đoàn người kháng nghị trong suốt chuyến công du của ông ta. Trong suốt chuyến đi của ông ta hai năm trước, ông ta cũng liên tiếp gặp phải các cuộc kháng nghị tương tự, và ông ta đã vội vàng rời đi trong hoảng loạn.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/12/5/320074.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/6/153970.html

Đăng ngày 15-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share