Bài viết của ĐườngTú Minh, phóng viên báo Minh Huệ tại L.A
[MINH HUỆ 24-10-2015] Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa bên ngoài Tòa thị chính Manchester trong lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dùng bữa trưa ở bên trong. Ông Kevin Peel, Ủy viên Hội đồng thành phố đã tham gia cùng với các học viên Pháp Luân Công để bày tỏ sự ủng hộ của mình. Sự kiện này diễn ra vào ngày 23 tháng 10, ngày cuối cùng trong chuyến công du Vương quốc Anh của ông Tập.
Các học viên Pháp Luân Công đã giơ các tấm biểu ngữ có dòng chữ “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý,” “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt,” “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công,” và nhiều tấm biểu ngữ khác. Đoàn hộ tống ông Tập có thể thấy được các tấm biểu ngữ khi đi ngang qua. Sau đó Pháp Luân Công đã trở thành sự kiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông của Anh.
Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999 và đã lạm dụng quyền lực mà kiến thiết cuộc bức hại và đã thao túng cả bộ máy nhà nước để thực thi nó. Cuộc bức hại kéo dài 16 năm đã khiến hơn 3.800 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã tử vong trong thời gian bị công an giam giữ.
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức thỉnh nguyện ôn hòa bên cạnh Tòa thị chính Manchester vào ngày 23 tháng 10 năm 2015.
Trong khi các học viên đang làm các việc để hoàn tất điểm biểu tình, viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ nói: “Tôi sẽ đưa các bạn đến một vị trí tốt, nơi mà ông Tập chắc chắn sẽ nhìn thấy các bạn.” Ông đã dẫn các học viên đến phía bên phải quảng trường gần Tòa thị chính.
Đoàn xe hộ tống ông Tập đến vào buổi trưa. Những chiếc xe máy hộ tống dẫn hơn 10 chiếc xe hơi đi vào quảng trường, đối diện một tấm biểu ngữ lớn có dòng chữ “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý.” Hơn 20 quan chức và các nhân viên Trung Quốc đã bước ra khỏi ô tô và nhìn xung quanh trước khi bước vào Tòa thị chính.
Ủy viên Hội đồng Thành phố Manchester, Ông Kevin Peel tham gia cuộc biểu tình của Pháp Luân Công
Ủy viên hội đồng thành phố Manchester, Ông Kevin Peel tham gia cuộc biểu tình của Pháp Luân Công vào ngày 23 tháng 10 năm 2015.
Ông Kevin Peel, Ủy viên hội đồng thành phố Manchester, đã đề xuất và tổ chức một hội thảo về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc vào ngày ông Tập đến thăm. Các học viên Pháp Luân Công đã thuật lại những đau đớn mà họ phải chịu trong cuộc bức hại và làn sóng kiện Giang Trạch Dân hiện nay. Một vài Ủy viên hội đồng thành phố và nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu bà Theresa Griffi đã tham gia cuộc họp.
Ủy viên Peel đến điểm diễn ra cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công vào sáng ngày 23 tháng 10 để bày tỏ sự ủng hộ của mình.
Ủy viên hội đồng, ông Peel nói: “Bày tỏ quan điểm của những người mà chúng tôi đại diện là việc rất quan trọng đối với những ủy viên hội đồng thành phố như chúng tôi.” Ông bình luận rằng người Manchester quan tâm đến nhân quyền. Giao thương với Trung Quốc là việc quan trọng, nhưng nhân quyền phải được thảo luận.“
Thượng nghị sỹ Vỹ, của Thượng Nghị viện Anh đã gặp gỡ các học viên Pháp Luân Công vào lúc cuối buổi kháng nghị. Các học viên nói với ông mục đích của cuộc kháng nghị là để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và tội ác thu hoạch nội tạng. Thượng nghị sỹ Vỹ nói ông nhận thức được nạn thu hoạch nội tạng, và rằng chủ đề này đã được thảo luận tại Thượng Nghị viện.
Truyền thông đưa tin về Pháp Luân Công
Một phóng viên của That’s Manchester (Đó là Manchester), kênh truyền hình tin tức vùng Manchester, đã phỏng vấn bà Suqing Bi, một học viên 60 tuổi, người đã bị tù giam và tra tấn trong Trại lao động Mã Tam Gia. Bà bị giam giữ ba năm vì tu luyện Pháp Luân Công và được thả sau khi bà phản đối bằng cách tuyệt thực.
“Tôi mong mỏi chấm dứt cuộc bức hại. Đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay” bà Bi nói.
Bà đã kể lại những trải nghiệm đau thương của mình, chịu đựng những trận đánh đập và bị đốt cháy mặt bằng một chiếc bật lửa. Bà nhớ lại rằng bà đã bị thử máu và sau đó cảm thấy sốc khi biết đến tội ác thu hoạch nội tạng. Phóng viên đã yêu cầu bà giới thiệu về Pháp Luân Công và giải thích tại sao môn tu luyện lại bị bức hại.
Ông Andy Bounds, biên tập viên của Financial Times (Thời báo Tài chính) đã phỏng vấn bà Yumei Liu từ Phần Lan. Bà Liu bị bắt chín lần ở Trung Quốc và phải chịu hơn 30 hình thức tra tấn. Chị của bà bị tra tấn đến chết vào tháng 4 năm 2002. Bà đã đưa ra các bức ảnh tự chụp khi bà được thả khỏi tù, cho thấy bà gầy hốc hác như thế nào. Bà cũng đưa ra bản sao đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân mà bà đã nộp lên Tòa án Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh. Phóng viên BBC cũng phỏng vấn bà Bi và bà Liu và đăng một bài báo về sự chịu đựng bức hại của họ.
Tờ Salford Star (Ngôi sao Salford) cũng đăng một bài viết về cuộc biểu tình. Nó đề cập đến việc hơn 190 nghìn người đã nộp đơn khiếu kiện Giang Trạch Dân. Nó chỉ ra: “Một trong những tờ thông tin trích dẫn một nghị quyết của Nghị viện Châu Âu được thông qua vào ngày 11 tháng 12 năm 2013 rằng Nghị viện Châu Âu bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với những báo cáo liên tục và đáng tin cậy về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm mà không được họ đồng ý, vốn được nhà nước bảo hộ ở Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vì đức tin của mình …’”
“Có thể thấy là các nhà ngoại giao Trung Quốc đang phàn nàn về cuộc biểu tình, nhưng đây không phải là quảng trường Thiên An Môn.”
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/24/318074.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/25/153378.html
Đăng ngày 07-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.