Bài của Lương Phong

[MINH HUỆ 31-7-2015] Phạm Nguyên Diễm lớn lên trong một gia đình nghèo vào triều Nam Bắc (420 – 589 sau Công nguyên). Ông sinh sống bằng nghề trồng rau.

Một ngày nọ khi ra khỏi cửa, ông phát hiện có người đang ăn cắp rau trong vùng đất của mình. Ông trở về nhà và nói với mẹ. Khi bà hỏi kẻ cắp là ai, ông nói: “Con không muốn người đó thấy mặt vì lo rằng anh ta sẽ sợ hãi. Nếu con cho mẹ biết tên, xin mẹ đừng nói với ai cả.” Kết quả là cả hai mẹ con đã giữ bí mật của họ.

Có người đi qua một cái mương để ăn cắp măng mọc trong vùng đất của ông. Phạm Nguyên Diễm đã đốn một cái cây và làm một cây cầu đơn giản để kẻ cắp dễ dàng băng qua cái mương đến khu vực măng mọc. Những kẻ cắp đã cảm động trước lòng tốt và sự quan tâm của ông. Họ xấu hổ bởi việc mình làm và hoàn toàn không ăn cắp nữa. Ngôi làng sau đó không còn trộm cắp.

Lưu Hiến, một học giả của Phái quốc, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, đã ghi chép lại những việc làm nhân đức của Phạm Nguyên Diễm để bày tỏ lòng kính trọng ông. Vào thời Tề Minh Đế và Lương Võ Đế, ông đã hai lần được mời làm quan triều đình. Vốn quen sống đạm bạc và không màng danh lợi, ông đã khước từ cả hai lời mời.

Vào thời cổ đại, tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Đạo tặc sẽ cảm thấy xấu hổ khi được đối xử tốt và khoan hồng. Thời đó không cần phải có luật pháp.

Bất chấp tăng cường an ninh vào những thập niên gần đây ở Trung Quốc, nạn trộm cướp vẫn tăng lên. Tham nhũng tràn lan từ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho đến ngoài xã hội đã thúc đẩy sự xuống cấp đạo đức. Sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là điều tất nhiên.

Theo Lương thư, quyển 51, Lịch sử của những nhân vật nổi tiếng, số 45


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/31/312853.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/22/152186.html

Đăng ngày 2-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share