Bài của một học viên ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Quảng Đông

[MINH HUỆ 20-07-2008]

Gần đây, vài học viên đã viết bài bàn luận việc các học viên đã bị chấp trước như thế nào khi Olympic đến gần. Tại sao điều đó lại có một ảnh hưởng mạnh? Thật ra, các học viên đã có cảm giác này trước đây. Nó bắt nguồn từ chấp trước vào thời gian mà chính quyền của ĐCSTQ sẽ giải thể.

Trở lại năm 2000, sau khi Sư Phụ xuất bản bài kinh văn “Tiến về Viên mãn”, vài học viên đã nói , “Tôi nghĩ là Chính Pháp chuẩn bị kết thúc rồi. Chúng ta hãy đến Bắc Kinh thôi”. Thế rồi, mùa xuân và mùa thu tới và cuộc bức hại vẫn tiếp diễn. Vào thời gian đó, tôi nghe được câu chuyện. Một học viên đang bị giam giữ nghĩ rằng ngày 13 tháng 5 năm 2001 là ngày cuộc bức hại chấm dứt. Khi ngày đó đến, và không có gì xảy ra, anh ta đã thất vọng đến nỗi bỏ tu luyện. Trong giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế tại Washington. D.C vào ngày 21 tháng 7 năm 2001, Sư Phụ giảng:

Ban đầu điều mà thế lực cũ đã an bài là trước sau bao gồm hai mươi năm; chia ra thời kỳ Chính Pháp và thời kỳ Pháp chính nhân gian.”

Vài người dự đoán là đến mùa xuân năm 2002 là kết thúc 10 năm đầu tiên. Tất nhiên chẳng có gì xảy ra vào lúc đó cả. Sau đó lại đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 16, Sư Phụ cũng có vài lời bình luận về sự việc đó:

Một giai đoạn thời gian trước đây có nhiều học viên nghĩ rằng, ‘[đảng] cộng sản Trung Quốc sắp mở đại [hội lần thứ] 16; nếu mà tên cầm đầu tà ác ở Trung Quốc, kẻ bại hoại của nhân loại kia mà được hạ xuống, như thế Đại Pháp chúng ta chẳng phải sẽ được giải oan;” “Mọi người đều suy nghĩ như thế, thì trong toàn thể quần thể các đệ tử Đại Pháp, hỏi đó là hiện tượng gì? Một làn sóng rất lớn mạnh, một chấp trước rất lớn mạnh. Như vậy không được. Tôi đã thấy, cựu thế lực cũng đã thấy. Cựu thế lực nhận thấy rằng sao có thể như vậy được? Vậy nên chúng để cho kết quả đại [hội đảng] cộng sản Trung Quốc [lần thứ] 16 còn tệ hại hơn nữa.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadenphia 2002”)

Chư vị thấy trên Chính Kiến Net có một bài viết về việc trong Khải Thị của Thánh Kinh có giảng rằng con thú tà ác dùng cái miệng để công kích trong 42 tháng, tức là thời gian ba năm rưỡi. Có là vậy hay không, thì [tôi] không nói trước; tuy nhiên biểu diễn của trường tà ác này đã thật sự đến bước cuối cùng ‘lực bất tòng tâm’ rồi đó” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington, D.C vào ngày 22 tháng 7 năm 2002)

Vào thời gian đó, tôi đang ở trong trại lao động. Tôi cũng đã đếm từng ngày. Tháng 1 năm 2003 qua đi và không có gì xảy ra cả. Tôi cũng có phần nào đó thất vọng. Giờ đây 9 năm đã trôi qua. Nhiều học viên và bản thân tôi đã dõi theo những mùa thu và mùa xuân. Vào năm 2002, trong bài giảng “Giảng Pháp luân lưu tại bắc Mỹ

“Vì thế mà có người khi thấy Sư phụ viết rằng “ngày Xuân rồi sẽ đến” (mọi người cười) bèn nghĩ: “À, đến mùa Xuân rồi sẽ kết thúc, đúng không?”. Trước đây tôi từng viết đến mùa Thu, (mọi người cười) thế là có học viên nói: Nhất định mùa Thu sẽ kết thúc”. Mùa Thu ấy đã qua rồi, [bức hại vẫn] không kết thúc; [họ] có cảm giác đúng như là thất vọng vậy. Mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải là đang dùng cái tâm của người thường để đối đãi với hết thảy mọi thứ hay sao?

Trong “Lời chúc mừng năm mới” năm 2005, Sư Phụ nói

trong một năm này, Chính Pháp hồng thế sẽ mang đến biến đổi cho nhân loại. Vì vậy, mọi người cần phải thực hiện tốt hơn nữa ba việc mà các đệ tử Đại Pháp cần làm, vứt bỏ chấp trước, không được dùng nhân tâm để đối đãi với cuộc bức hại mà các đệ tử Đại Pháp cần phải nhận thức rõ ràng và [với] bộ mặt thật của cái đảng tà [ác] đang bức hại chúng ta.”

Cũng có người nói, “Điều mà Sư Phụ giảng dường như có nghĩa như thế này, thế này những tại sao đã đến thời điểm đó mà không có gì xảy ra cả? Những ai nghĩ như vậy thực ra đều chỉ là đang phỏng đoán. Chấp trước vào thời gian có phải là một chấp trước không? Chỉ khi nào bạn tu luyện mà không có sơ hở hay thiếu sót nào thì đó mới là trạng thái tu luyện tốt nhất

Thế vận hội sắp diễn ra. Nhiều người tin rằng sẽ xuất hiện vấn đề vào thời gian Thế vận hội và ĐCSTQ sẽ giải thể. Lập luận đó của họ bắt nguồn từ một lời giảng khác của Sư Phụ trong, “Giảng Pháp tại San Fransisco, 2005

“Người thường họ nói sao thì là nói vậy thôi. Xem ra Olympics vẫn còn mấy năm nữa, tà đảng liệu có thể chóng đỡ được đến lúc đó hay không thì còn khó nói lắm; có cho nó cơ hội rạng mặt rỡ mày hay không thì không phải là con người quyết định. Xã hội nhân loại được khai sáng không phải là cho nó, hỏi rạng mặt rỡ mày gì đây?”

Gần đây, nhiều học viên đã thảo luận về cùng một vấn đề và phân tích nó một cách trầm tĩnh và lý trí. Tôi cảm thấy rằng còn có những vấn đề khác gây ra chấp trước về Thế vận hội. Ví dụ, năm nay (2008), nhiều thiên tai đã xảy đến (tuyết dày ở phía nam Trung Quốc, làn sóng phản đối và kết quả là cuộc đàn áp người Tây tạng, động đất ở Tứ Xuyên, việc tuyết rơi vào mùa hè ở Úng An , v.v) Hơn nữa trong thời gian rước đuốc thế vận hội, đã có sự phản đối ở nhiều quốc gia và ngọn đuốc bị tắt vài lần. Vài nhà tiên tri, học giả của cuốn Kinh dịch và những người có công năng đặc dị (bao gồm cả những học viên) đã dự báo về Thế vận hội. Tất cả những thứ này làm mạnh thêm chấp trước của các học viên (trong đó có tôi) và hình thành tà ngộ. Vài học viên có chấp trước về thời gian bắt đầu giảm hoạt động giảng chân tướng dưới sức ép của ĐCSTQ, vài người lo rằng họ đã không làm tốt 3 điều và có thể bị đào thải hay tiếp tục đếm từng ngày cho đến khi cuộc bức hại kết thúc và không làm gì ngoài chờ đợi. Những học viên này rất ích kỷ, bởi vì họ chỉ tập trung vào tương lai của bản thân và coi nhẹ việc cứu độ chúng sinh và những gì trong Pháp yêu cầu.

Thực ra tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến những gì đã diễn ra tại Thế vận hội? Chúng ta đã có rất nhiều bài học bắt nguồn từ chấp trước vào thời gian. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Chính Pháp, điều quan trọng là việc tu luyện tâm tính, phát chính niệm và cứu độ thêm nhiều chúng sinh.

Vài học viên đã bị chấp trước vào thời gian trong nhiều năm, và khi dự báo của họ không được hiện thực hóa, họ bắt đầu nghi ngờ Pháp. Họ cũng cảm giác rằng Chính Pháp không bao giờ kết thúc. Đó là do sự ngộ nhận của họ. Sư Phụ không bao giờ đưa ra một mốc thời gian. Đó là cách để khảo nghiệm tín tâm vào Pháp và nhận thức về Pháp.

Người ta không nên áp dụng lý luận của người thường để đánh giá về Pháp và lời của Sư Phụ. Cách học Pháp theo kiểu người thường không thể tiếp cận được ý nghĩa thực sự của Pháp. Điều quan trọng là có một tín tâm và nhận thức vững chắc vào Pháp. Cuối cùng, chúng ta hãy cùng đọc một đoạn giảng từ lời giảng của Sư Phụ trong “Về cuốn tiểu thuyết Thương Vũ Kiếp”:

“Điều tôi muốn bảo chư vị là: Chư vị là đã trải qua bao nhiêu gió mưa rồi, đừng bao giờ tâm như bèo nổi, cứ gió thổi là động theo rồi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/20/182390.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/3/99481.html
Đăng ngày: 10-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát với nguyên bản.

Share