Bài một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Đường Sơn, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-02-2009]

Trong khi phơi bày sự khủng bố và ‘giảng chân tướng’, tôi hiểu được rằng có một số điều ‘nhỏ nhặt’ mà cần các học viên chú ý. Nếu chúng ta chú ý hơn trên các điều ‘nhỏ nhặt’ đó, chúng ta có thể cứu độ càng nhiều chúng sanh hiện nay dùng trí huệ và sức mạnh của thần.

Làm sáng tỏ sự thật từ gốc cạnh của công bằng và đạo đức, không phải từ bản thân hoặc một nhóm đặc biệt nào

Trong một bài chia sẻ kinh nghiệm gần đây, có điều được ghi chép rằng một cảnh sát viên nói với một học viên, “Mày chỉ là con chó của Thầy mày.” Người học viên trả lời, “Tôi rất hãnh diện được làm con chó của Thầy tôi.” Từ bài viết đó, chúng ta được truyền cảm hứng bởi đức tin kiên định của người học viên vào Sư Phụ và Pháp. Nhưng từ một mặt khác, tôi nghĩ người học viên có thể trả lời người cảnh sát viên một cách có trí huệ hơn và toàn diện hơn mà không những tiêu trừ các nhân tố tà ác, mà còn giúp người dân thường, kể cả các cảnh sát viên, hiểu được sự thật của Đại Pháp và được cứu độ.

Ví dụ, ông ta có thể nói, “Tôi tin nguyên lý Chân Thiện Nhẫn được dạy bởi Sư Phụ tôi. Tôi rất hãnh diện có thể tranh đấu cho Chân Thiện Nhẫn.” Như vậy, một câu hỏi cá nhân được trả lời từ khía cạnh công lý và đạo đức. Câu trả lời này càng dễ thuyết phục và toàn vẹn hơn.

Trong một chương trình phát hành bởi Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (ĐTHTT) để tấn công Đại Pháp, một cảnh sát viên hỏi một học viên từ một vùng xa xôi rằng chị ta đến từ đâu. Người học viên này trả lời, “Tôi đến từ vũ trụ.” Đó là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc khủng bố các học viên một cách dã man và dân chúng không biết cách nào phân biệt thiện và ác. Sau này, nhiều người dùng câu trả lời của chị này để chế nhạo các học viên Đại Pháp.

Kỳ thật, điều người học viên này nói là không sai. Ở cấp đó, điều chị ta nói mang sức mạnh của cấp đó. Nhưng người khác không thể hiểu chị ta, vì họ không ở cấp đó và điều mà họ nói không mang được sức mạnh của Pháp. Nó chỉ làm cho người ta tin rằng các học viên không ‘bình thường’. Chị ta có thể trả lời nói một cách khác, như là, “Tôi là một trong những người tốt và vô tội mà đang bị khủng bố.” Một mặt, chúng ta không thể chỉ bắt chước các lời của một người học viên khác, vì chúng ta có thể không ở cùng cấp đó. Mặt khác, thậm chí nếu chúng ta ở cùng cấp đó, chúng ta vẫn cần chú ý giải thích cách mà người thường có thể hiểu. Sư Phụ nói, “Chư vị không thể xem như cũng được với một tác phẩm nghệ thuật chưa thành thục và không hoàn hảo chỉ vì đang có sự hiện diện của một vị Thần. Một tác phẩm nghệ thuật với sự hiện diện của một vị Thần là điều thiêng liêng nhất.” (“Giảng Pháp tại buổi bàn về sáng tạo nghệ thuật”)

Có rất nhiều những ví dụ tương tự. Ví dụ, tốt hơn nên nói, “Kiên trì trong đức tin của tôi là không có gì sai ” hoặc “không có gì sai làm một người tốt” hơn là, “Việc tôi tập Pháp Luân Công không có gì là sai” Lý do là, người thường cũng tin rằng “Tự do tín ngưỡng là đúng” và “Không có gì là sai làm người tốt.” Nó xem như là một vấn đề dùng chữ khác nhau, nhưng nó cũng phản ảnh trình độ của người học viên. Nó cho thấy chúng ta hiểu chúng sanh nhiều như thế nào và chúng ta nhẫn đối với họ được đến đâu. Hơn nữa, nó cũng cho thấy chúng ta hiểu Pháp đến đâu. Một lần, khi tôi đang giải thích sự thật về Đại Pháp, tôi thình lình hiểu ra giải thích chân tướng là gì. Chúng ta nói về giảng thanh chân tướng rất nhiều. Nhưng chân tướng là gì? Bản chất của chân tướng là gì? Đó chỉ đơn giản nói với người ta sự kiện Pháp Luân Công là ‘Chân Thiện Nhẫn’. Đó là một câu giản dị, nhưng phản ảnh được cái tinh thần lớn lao của một Chân Nhân. Người thường sẽ cảm thấy sức mạnh chân chính mà có thể rung động trời đất.

Đừng dùng ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Rất nhiều học viên dùng chữ “chuyển hóa.” Đôi lúc, nhiều người chúng ta cảm thấy không ổn vì đó được chế tạo và dùng bởi ĐCSTQ để khủng bố và lăng mạ Đại Pháp. Ý nghĩa thật của ‘chuyển hóa’ là ‘buộc dân chúng từ bỏ đức tin của họ’. Vì vậy, khi tôi bàn hoặc viết về các trường hợp khủng bố, tôi thường nói, “ông bị buộc từ bỏ đức tin của ông” hoặc “ông từ chối từ bỏ đức tin của ông nơi ‘Chân Thiện Nhẫn’”.

Nếu dân chúng biết rằng chúng ta là chân chính, họ sẽ không có nhiều câu hỏi hoặc hiểu lầm như vậy. Tôi nghĩ trong sự làm sáng tỏ sự thật, chúng ta phải cố dùng những cách mà người thường có thể chấp nhận. Nếu chúng ta có thể cho dân chúng thấy được rằng điều mà chúng ta đang làm là chân chánh nhất, và cả giọng nói, cử chỉ và lời nói chúng ta dùng là chân chánh nhất, đó phải chăng cũng là làm sáng tỏ sự thật?

Đối với một câu hỏi tuyệt đối, chúng ta không cần phải đưa ra một câu trả lời tuyệt đối. Trong bài viết của người học viên này, nói rằng một người cảnh sát hỏi, “Sư Phụ của chư vị đã từng phạm lỗi chưa?” Đôi lúc, một số người thường cũng hỏi chúng ta, “Phải chăng điều mà chư vị nói là tuyệt đối đúng?

Nếu chư vị nói rằng Sư Phụ của chúng ta là tuyệt đối đúng, nhiều người sẽ nghi ngờ chúng ta vì họ có một tư tưởng chống đối. Chúng ta có thể nói, “Một người Công giáo sẽ không nghi ngờ điều gì về Thượng đế hoặc Jesus. Dĩ nhiên tôi có thể hiểu được tư tưởng của ông là một người không tin nơi Thần.” Cách như vậy, họ có thể cảm thấy cái Nhẫn và Thiện của chúng ta, và chúng ta tránh trả lời họ trực tiếp. Họ đang cố hiểu trời thần từ một cấp con người. Không một con người nào là hoàn toàn đúng. Đó là một câu hỏi mà chỉ có thể giải thích rỏ ràng từ cấp của các vị trời.

Giảng thanh chân tướng với lý trí

Nếu chúng ta có thể giảng thanh chân tướng một cách có lý trí, người ta sẽ không phản đối chúng ta đến như vậy ngay lúc đầu. Một số người không muốn đọc hoặc xem Cửu Bình về Đảng Cộng sản. Nếu chúng ta quá hăng hái hoặc cố buộc họ đọc nó, kết quả có thể không tốt. Một học viên có một sự chia sẻ rất tốt về điều này. Đối với những người lớn tuổi mà không muốn đọc cửu bình về Đảng Cộng sản, người học viên này thường nói với một giọng kính cẩn, “Thưa ông, ông là một người lớn tuổi và có rất nhiều kinh nghiệm hơn tôi. Xin hãy đọc cái này như một quyển sách lịch sử.

Người học viên này rất hợp lý và không có ép buộc với người khác.

Một lần một học viên ghi nhận rằng đối với dân chúng ngày nay, tình cảm đến trước và lý trí đến sau. Phần nhiều dân chúng sẽ không chấp nhận ý kiến của chư vị nếu họ chấp nhận chư vị. Họ lờ điều gì chư vị nói nếu họ không thích chư vị hoặc cách mà chư vị nói lên lời. Cũng như Sư phụ nói, “Con người ngày nay rất khó độ. Như thể là họ chỉ nghe những gì trùng hợp với quan niệm của họ thôi, và họ chỉ nghe nếu chư vị nói chuyện theo ý thích của họ. Nói một cách khác, nếu chư vị muốn cứu độ họ, thì họ có điều kiện cho chư vị.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội Quốc tế 2004 tại Nữu Ước – Vấn Đáp II”)

Sư Phụ cũng nói với chúng ta làm sáng tỏ sự thật thể theo các chấp trước của dân chúng. Chấp trước lớn nhất của người ngày nay là ‘Tình’. Người ta thích được kính trọng và ghét bị áp lực. Một số học viên có chiều hướng ép buộc ý kiến của họ lên người khác, nhất là người trong gia đình và bạn bè. Họ nói những điều như là “sự hiểu biết của anh là sai” hoặc “Tại sao anh vẫn không hiểu nó cách này?” Họ nhảy ngay đến kết luận và động chạm đến tình cảm của người khác. Ví dụ, một học viên lớn tuổi cố thuyết phục chồng của bà rời bỏ Đoàn Thanh niên Cộng sản, nhưng bị thất bại. Sau này, tôi tìm thấy rằng đó là vì bà đang ép buộc ý kiến của bà lên ông chồng bà.

Tôi đến nói chuyện với chồng bà. Tôi đầu tiên nói, “Ông không muốn rời là vì ông không phải là loại người mà chỉ đi theo người khác. Ông có ý kiến của ông. Tôi kính trọng những người có hiểu biết như ông.” Ông ta rất hài lòng nói chuyện với tôi, và thậm chí còn chơi đàn và hát cho tôi. Tôi sau đó nói, “Điều mà vợ ông làm là nghĩ tốt cho ông. Ông nên xét lại điều bà ấy nói. Hơn nữa, ĐCSTQ là thối nát như vậy nó sẽ không kéo dài lâu. Tôi chắc chắn là ông biết điều này hơn chúng tôi. Tôi biết ông không chống lại sự rời bỏ ĐCSTQ. Tại sao ông cũng không rời nó luôn đi?” Ông vui vẻ gật đầu và nói, “Được, được.

Khi chúng ta có từ bi đối với chúng sanh, tư tưởng của chúng ta sẽ trở nên rộng mở và nhẫn nhịn. Chúng ta sẽ có được nhiều phương cách hơn (mà kỳ thật đến từ Pháp). Ví dụ, nếu chúng ta đầu tiên ca ngợi người đó, cuộc đàm thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu chúng ta bắt đầu với những đề tại mà họ ưu tư, như là công việc của họ, bài vở ở trường, con nhỏ, cha mẹ hoặc trò thích của họ, họ sẽ xem thấy chúng ta thật sự chú tâm đến họ. Nếu chúng ta chỉ nói về điều mà chúng ta muốn nói không ngừng, họ sẽ nghĩ là chúng ta lạnh lùng, thậm chí cho dù ý tưởng của chúng ta là tốt cho họ và cứu độ họ.

Trong khi giảng thanh chân tướng, chúng ta cần tự thăng tiến mình luôn. Đối với người thường, nếu họ cảm thấy rằng chúng ta kiên nhẫn hơn và nghĩ đến họ nhiều hơn, vậy họ sẽ tin rằng điều mà chúng ta nói là có lý trí hơn. Như vậy, kết quả của việc giảng thanh chân tướng của chúng ta sẽ càng ngày càng tốt hơn, vì nó có sức mạnh của Pháp. “Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn.” (“Bài giảng thứ 2”, Chuyển Pháp Luân).


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/3/171667.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/17/94432.html
Đăng ngày: 29-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share