[MINH HUỆ 10-07-2007]
Tôi luôn tin rằng yêu cầu đối với danh hiệu Đệ tử Đại Pháp thời kì Chính Pháp là cực kì cao. Tôi hiểu rằng một trong những yêu cầu quan trọng nhất là chúng ta cần có trách nhiệm đối với chúng sinh, nhưng không được trông chờ vào họ. Nếu chúng ta có tư tưởng trông chờ vào sự trợ giúp của những người không phải là đệ tử Đại Pháp thì chính là chúng ta đã coi rằng mình không tốt bằng họ. Như vậy chúng ta không thể xứng đáng với danh hiệu vinh quang của Đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, danh hiệu chỉ có thể dành cho những sinh mệnh thuần khiết nhất.
Tại sao một số đệ tử lại có những chấp trước vào thời điểm kết thúc của Chính Pháp? Tại sao một số đệ tử lại chấp trước vào những xu hướng xã hội đổi thay nơi người thường ? Theo hiểu biết của tôi, đó chính là vì những đệ tử này về cơ bản vẫn có tư tưởng trông cậy vào người khác và phụ thuộc vào sự giúp đỡ của họ. Những đệ tử này luôn mong muốn có ai đó kết thúc công việc và giải quyết các vấn đề của họ trong khi bản thân mình lại không muốn vất vả với công việc và không muốn gắng sức. Nói cách khác, họ không muốn mình đạt đến tiêu chuẩn cao ấy. Trên thực tế đấy chính là tâm lý ỷ lại.
Một sinh mệnh vĩ đại là người có trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Vậy sao chúng ta hy vọng rằng, bằng cách nào đó, chúng sinh lại chịu trách nhiệm cho chúng ta? Sao một đệ tử Đại Pháp lại có tư tưởng hy vọng rằng những người khác sẽ kết thúc cuộc bức hại này, trông cậy nơi người thường, giúp họ trải đường cho Chính Pháp vũ trụ và Pháp Chính Nhân Gian.
Chúng ta phải luôn nhớ rằng các chuẩn mực của Pháp vũ trụ là bất biến và đó chính là các yêu cầu mà các đệ tử Đại Pháp phải đạt được. Các chuẩn mực và yêu cầu này vĩnh viễn không đổi thay theo hình thái khách quan của thế giới này cũng như những mong muốn chủ quan của chúng ta. Điều đó có nghĩa là, dù môi trường xã hội có thay đổi thế nào chăng nữa, và dù chúng ta có những ý nghĩ nào đi nữa thì các yêu cầu của Sư Phụ vẫn luôn là tuyệt đối và tất cả mọi điều, về cơ bản, phải đạt được tiêu chuẫn của Sư Phụ và của Đại Pháp.
Tôi cảm thấy lời nói của một đệ tử : “cho dù bao lâu đi nữa, cho dù phải tìm sâu và xa đến mấy, chúng ta phải làm…” là rất chí lý. Tôi cho rằng nên như vậy. Dù cho hoàn cảnh tu luyện có thể hiện như thế nào thì tiêu chuẩn cơ bản, tối cao nhất cần phải đạt, và chúng ta nên làm thật tốt những gì cần làm. Dù môi trường có thay đổi thế nào thì những điều căn bản là vĩnh viễn và và sáng tỏ.
Lấy ví dụ, đó có thể là những biến đổi từ Đại hội Đảng lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Còn có thể có những thay đổi khác trong tương lai. Tuy nhiên, tất cả đó chỉ là những thứ bề ngoài. Là đệ tử Đại Pháp chúng ta nên đánh giá những gì mình làm được vượt qua biểu hiện bề mặt xã hội. Chúng ta luôn phải xem xét liệu mình đã đạt được các yêu cầu của Sư Phụ và của Pháp chưa, và liệu chúng ta còn có những gì làm chưa tốt và chưa đầy đủ. Chúng ta luôn nhìn vào bản thân mình và xem khoảng cách của mình so với yêu cầu của Đại Pháp. Chúng ta không nên phân tích những biến đổi xã hội theo cách của những người không học Pháp, cũng không nên phân tích rằng hoàn cảnh thay đổi thì có lơị hay hại gì đến chúng ta. Trên thực tế, theo một cách nào đấy, dù hoàn cảnh xã hôi là tốt hay xấu thì điều đó cũng là điều tốt đối với đệ tử Đại Pháp, vì chúng ta có thể vận dụng để đạt đến Viên mãn và thực hiện thệ ước lịch sử của mình. Tuy vậy, theo một cách khác thì hoàn cảnh xã hội xấu hay tốt cũng là một thử nghiệm nghiêm khắc đối với chúng ta – chúng ta không thể chểnh mảng, vì các yêu cầu phải đạt được là bất biến và không biến đổi theo xã hội hiện nay. Thực chất quá trình tu luyện, những gì phải xả bỏ bên trong và nâng cao tâm tính mà chúng ta phải vượt qua là không bao giờ thay đổi.
Chúng ta có thể yêu cầu quần chúng hỗ trợ Pháp Luân Công nhưng chúng ta không bao giờ ỷ lại họ. Chúng ra tận dụng cơ hội chứng thực Pháp để quần chúng có thể tiếp cận với Đại Pháp, đó chính là giúp họ xác định vị trí của mình một cách đúng đắn trong vũ trụ mới. Đơn giản, đó chính là con đường cứu độ chúng sinh. Không bao giờ điều đó đồng nghĩa với việc dựa dẫm vào họ để thực hiện công việc cần thiết của chúng ta. Một điều tuyệt đối là, dù thái độ chúng sinh như thế nào đi nữa, Chính Pháp tất thành, vũ trụ mới tất thành, và Pháp Chính Nhân Gian chắc chắn đang tiến gần. Không ai có thể ngăn cản điều này bởi vì Pháp đã bao hàm tất thảy. Nguyên thuỷ Pháp đã có, và nó hoàn toàn không dính dáng đến cuộc sống chúng sinh trong xã hội hiện nay. Chúng ta cần luôn luôn lý trí. Chúng ta không nhờ cậy quần chúng giúp đỡ, chúng ta đang cứu độ họ.
Chúng ta cũng không nên có tư tưởng dựa dẫm vào các bạn đồng tu. Chúng ta cần trở thành những sinh mệnh “Đính Thiên độc tôn”, những sinh mệnh chịu trách nhiệm với tầng tầng chúng sinh phụ thuộc vào họ. Chúng ta sao có thể dựa vào người khác? Cần phải làm tốt những gì cần làm. Dù cho hoàn cảnh xã hội đổi thay, nhất định chúng ta phải hoàn thành tốt và đủ những gì đã định. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải đạt đến Viên mãn bằng nỗ lực của chính mình.
Nếu dựa dẫm vào các bạn đồng tu, chúng ta sẽ không có khả năng hoàn thành tốt khi những người khác chưa làm tốt, và chúng ta sẽ dừng chứng thực Pháp khi những người khác bị bắt. Như vậy, làm sao chúng ta có thể trở thành những sinh mệnh “Đích Thiên độc tôn” đây? Làm sao chúng ta có thể xứng đáng là đệ tử Đại Pháp thời kì Chính Pháp.
Tôi tin rằng ở một số địa phương, có một vài bạn tu phụ trách công tác chuẩn bị tài liệu giảng chân tượng đã bị khủng bố chính vì cựu thế lực đã lợi dụng tâm lý ỷ lại này. Nếu một đệ tử vẫn còn tâm lý dựa dẫm, cựu thế lực sẽ sử dụng đó như một cái cớ để khủng bố những đệ tử đang chứng thực Pháp. Mưu đồ của cựu thế lực chính là vứt bỏ tâm lý dựa dẫm người khác bằng cách phá huỷ nơi sản xuất tài liệu. Tất nhiên, chúng ta không bao giờ công nhận phương pháp của cựu thế lực bởi vì chúng đang can nhiễu đến Chính Pháp. Tuy vậy, từ những điều đó, chúng ta có thể nhận thấy tâm lý ỷ lại của mình vào người khác. Loại bỏ tâm ỷ lại không có nghĩa là chúng ta không cần phân chia và cộng tác công việc. Ngược lại, chúng ta cần cộng tác tốt và tích cực hơn nữa với mọi người và toàn thể đệ tử Pháp Luân Công. Chúng ta tin tưởng sâu sắc Đại Pháp vô hình. Không có những trung tâm điều hành giữa các đệ tử, chính mỗi đệ tử là một trung tâm. Chúng ta không có bất kì một hình thức tổ chức nào, nhưng chúng ta có thể cộng tác và phối hợp tốt bởi mội một người chúng ta làm việc một cách tiên phong và không có tâm lý ỷ lại người khác. Nếu chúng ta ỷ lại người khác, chúng ta không thể gây dựng uy đức của chính mình và toàn thể hình thái Chính Pháp sẽ không tốt. Một vài năm trước đây, quả thực là chúng ta đã có quá nhiều tâm dựa dẫm. cựu thế lực đã lợi dụng lỗ hổng này; chúng đã bắt đi những người điều phối, những người mà chúng coi là cột trụ của công tác chứng thực Pháp. Chúng khủng bố trầm trọng những đệ tử này. cựu thế lực muốn lấy cớ loại bỏ tâm lý ỷ lại người khác nơi các đệ tử. Ở cõi nhân gian, cựu thế lực tin rằng, bằng cách này, chúng có thể bẻ gẫy quyết tâm của đệ tử Pháp Luân Công chỉ bằng một đòn tàn ác. cựu thế lực không thành công vì các đệ tử đã nhận thức rõ ràng, chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta cần phải độc lập và tự đi trên con đường của chính mình. Bản thân mỗi người là một ngôi sao sáng. Chúng ta sẽ làm cho mưu đồ của cựu thế lực thất bại hoàn toàn. Cuộc khủng bố Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được bày đặt một cách hệ thống chưa từng có. Tuy vậy, chính “vô hình đích hình” đã làm cho một chế độ chuyên chế được kiểm soát nghiêm ngặt nhất thất bại. Đã đến lúc giải thế nó.
Hôm nay đây, chúng ta mong muốn ngày càng có nhiều người đứng lên hỗ trợ chúng ta và hoà tương lai của họ với Đại Pháp. Tuy vậy, chúng ta không phụ thuộc vào người thường. Chúng ta cần hoàn thành nhiệm vụ và bước đi thật tốt con đường của mình dù khó khăn và cách trở. Chúng ta cần sử dụng trí huệ và năng lực có được từ Pháp để giải trừ tà ác và cứu độ chúng sinh. Đó chính là thệ nguyện của chúng ta, là trách nhiệm và những gì chúng ta phải hoàn thành.
Trên đây là những hiểu biết của cá nhân tôi. Hãy chỉ ra những điểm nào chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/10/158577.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/25/87980.html
Đăng ngày: 22-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.